Bí quyết để SV chọn việc làm thêm phù hợp

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Đi làm thêm là cách giúp nhiều sinh viên trang trải cuộc sống, phụ giúp gia đình. Song, không phải sinh viên nào cũng biết tìm một công việc làm thêm hài hòa với bản thân và không ảnh hưởng đến việc học

ImageHandler.ashx
Sinh viên phục vụ quán cà phê, một trong những việc làm thêm được nhiều sinh viên chọn.
Cố không ảnh hưởng đến việc học

Vào thời gian rảnh, sinh viên (SV) thường chọn đi làm gia sư, phục vụ, cộng tác viên… Với những công việc đó, SV có thêm thu nhập, học hỏi được kinh nghiệm sống. Nhưng cũng không ít SV chọn công việc có thời gian trùng lặp với lịch học hoặc kết thúc quá khuya, ham đi làm mà bỏ lơ việc học.

Có một ngoại hình khá, Phương Loan, SV Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM chọn làm người mẫu giới thiệu sản phẩm cho các nhãn hàng điện tử. Do công ty sắp xếp lịch công việc thất thường nên nhiều khi Loan bỏ tiết học trên trường để đi làm.
Lê Xuân Miễn, SV Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, kể: “Mình làm phục vụ tại các quán nhậu từ 7 giờ tối đến 2 giờ sáng. Về đến phòng người mệt rã rời, sáng hôm sau còn đi học sớm, nhiều lúc chịu không nổi”.
Vậy để đi làm thêm đạt được hiệu quả mà không ảnh hưởng đến việc học, đầu tiên SV nên xác định những công việc phù hợp với lịch học.

Hoàng Anh, SV Học viện Hàng không Việt Nam, cho biết: “Mình đi học nguyên tuần, chỉ có nghỉ vào thứ bảy, chủ nhật nên mình chọn đi làm phục vụ tiệc cưới, công việc không ảnh hưởng gì đến việc học”.
Ngoài ra những công việc bán thời gian có thu nhập khá cao và linh động về thời gian như: phát tờ rơi, nhập dữ liệu, kinh doanh nhỏ trực tiếp hay qua mạng, quản lý website, nhận làm đồ thủ công… Nếu SV khá về tiếng Anh có thể đăng ký làm trợ giảng cho các trung tâm tiếng Anh thiếu nhi, biên dịch sách, báo.
Còn với Nguyễn Thị Thanh Hoa, SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chọn làm cộng tác viên viết tin, bài cho các báo vì viết báo là niềm đam mê của Hoa. Công việc đó tự do, không bị bó buộc về thời gian, đồng thời giúp Hoa có thêm kinh nghiệm, tự tin bước vào nghề.

Đúng với ngành học, phù hợp bản thân

Chọn công việc làm thêm đúng với ngành học của mình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho SV cọ xát với nghề. Sau khi ra trường, SV ít bỡ ngỡ trước môi trường mới và có khả năng được tuyển dụng cao hơn.
Hoàng Đức Cường, SV Trường ĐH Tôn Đức Thắng, chia sẻ: “Mình học ngành bảo hộ lao động, nhờ các anh chị khóa trên giới thiệu, mình được nhận vào làm giám sát cho một công trình ở quận 2. Lúc đầu chưa quen việc thì được quản lý chỉ dẫn, sau một thời gian, khả năng quan sát của mình đã lên tay”.

Không ít SV đi làm thêm và tìm được cho mình công việc yêu thích, phù hợp với năng lực bản thân. Mặc dù học ngành tài chính nhưng sau một thời gian cộng tác viết bài cho bản tin mùa hè của Thành đoàn TP.HCM, Lê Quốc Khang, SV Trường ĐH Tài chính - Marketing đã tìm được niềm đam mê với nghề báo và quyết theo đuổi ước mơ trở thành nhà báo như cha mình.
Đặng Thị Phi Líp, SV Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, tâm tình: “Mình học ngành công nghệ thông tin nhưng sau một thời gian kinh doanh thời trang online, mình càng yêu thích kinh doanh hơn. Dự định ra trường mình sẽ thiết kế một cửa hàng quần áo online”.
Công việc làm thêm vào buổi tối được nhiều SV chọn vì không ảnh hưởng đến thời gian học trên lớp. Nhưng SV nữ cần tìm công việc kết thúc sớm để tránh nguy hiểm lúc đêm khuya. Bên cạnh đó, chọn việc làm thêm cũng phải phù hợp với thể trạng cơ thể để duy trì công việc được lâu dài.

Theo Xzone
 
×
Quay lại
Top