Bí mật bên trong kim tự tháp

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
151116100820_great_pyramids_640x360_getty_nocredit.jpg


“Cuối cùng chúng tôi cũng đã khám phá được những điều tuyệt vời tại Thung Lũng, một ngôi mộ kỳ diệu trông vẫn còn nguyên bản,” Howard Carter viết vội trong tin nhắn gửi đến George Herbert, khuyến khích ông cùng tham gia khám phá với mình.


Đó là vào năm 1922. Carter khi đó vừa khám phá ra ngôi mộ được bảo tồn rất tốt, mộ pharaoh Ai Cập Tutankhamun.

Việc khám phá ra những kho báu của Tutankhamun đã trở thành sự kiện gây chấn động toàn thế giới.

Dù bản thân Tutankhamun không được chôn bên trong kim tự tháp, việc khám phá ra các pharaoh khác tại đây đã dẫn tới nhiều sự tò mò về những gì ẩn chứa bên trong công trình này.

Bất chấp việc các kim tự tháp đã đứng vững giữa sa mạc hàng nghìn năm, chúng ta vẫn không biết gì nhiều về những gì ẩn kín bên trong chúng.

Gần đây, ứng viên tổng thống Hoa Kỳ Ban Carson đưa ra giả thiết rằng các kim tự tháp thực chất được sử dụng để chứa ngũ cốc, điều khiến cho giới truyền thông Hoa Kỳ phải sửng sốt.

Vì sao các giả thuyết và huyền thoại về kim tự tháp vẫn tồn tại đến ngày nay? Và vì sao chúng ta chưa bao giờ có thể khám phá chúng một cách đầy đủ?

150220095920_egyptian_cat_gch_howard_carter_549x549_getty.jpg

Nhà khảo cổ người Anh Howard Carter tại ngôi mộ pharaoh Tutankhamun hồi 1923
Một trong các lý do là kim tự tháp có giá trị vô cùng quan trọng về khảo cổ - từ thiết kế phức tạp cho đến các cổ vật bên trong - đến nỗi bất cứ đề xuất nào về việc mở đường đi hay đào xuyên vào bên trong đều có thể bị xem là không hợp lý và vô trách nhiệm.

Các phương pháp khảo cổ học ngày nay đều tuân theo quy tắc “không làm tổn hại đến những di tích mà chúng ta đang tìm cách để hiểu”, Alice Stevenson, từ Bảo tàng khảo cổ Ai Cập Petrie thuộc Đại học University Collge of London, nói.

Ví dụ, CyArk, một tổ chức phi lợi nhuận, gần đây đã bắt đầu việc bảo tồn bằng phương pháp điện toán đối với hơn 500 di tích trên thế giới, từ Cổng Brandenburg ở Đức cho đến Ziggurat của Urin ở Iraq, bằng kỹ thuật laser không làm hại đến hiện vật.

Kỹ thuật mà họ sử dụng cho phép ta thu về hình ảnh 3D từ các công trình này mà không cần đụng chạm vào chúng.

Tuy nhiên, Stevenson cho rằng các giả thiết nói kim tự tháp thực tế là những nơi chứa ngũ cốc khổng lồ không mấy hữu ích.

“Các nhà khảo cổ học trên thực tế đã tìm thấy những kho chứa ngũ cốc ở Ai Cập, chúng rất phổ biến và trông không giống gì với kim tự tháp,” bà nói.

Giới chức Ai Cập gần đây cũng đã lên tiếng bác bỏ giả thiết của ông Carson.

151116102539_pyramid_640x360_thinkstock_nocredit.jpg

Các kim tự tháp có tầm quan trọng về khảo cổ tới nỗi các đề xuất khoan đường hầm hay chọc xuyên vào bên trong kết cấu này đều bị cho là không hợp lý, vô trách nhiệm
Tuy nhiên điều đó khiến chúng ta vẫn đối mặt với những câu hỏi về những gì bên trong các kim tự tháp.

Ví dụ như kim tự tháp khổng lồ ở Giza, Great Pyramid.

Được xây hơn 3000 năm trước từ hơn hai triệu khối đá, Great Pyramid là kim tự tháp lớn nhất cho đến nay, với chiều cao 139m. Nó thậm chí có thể còn cao hơn vậy khi mới được xây xong.

Đó là một công trình vĩ đại. Nhưng chúng ta chỉ mới tiếp cận được một số ít các căn phòng bên trong nó, như phòng lớn ở tầng thấp nhất, và phòng vua, phòng nữ hoàng.

Gần đây, một đội kiến trúc sư và các nhà khoa học quốc tế đã dùng kỹ thuật hồng ngoại nhiệt để phát hiện những sự khác biệt nhiệt độ bất thường giữa các khối đá bên trong Great Pyramid.

Điều này có lẽ đang làm dấy lên nhiều nghi vấn hơn là mang lại lời giải.

Nhiệt độ cao hơn ở một số khối đá được phát hiện khi mặt trời mọc hoặc lúc hoàng hôn có thể là tín hiệu cho thấy đó là nơi có các đường ống thông hơi đi qua.

151116101309_pyramids_thermal_image_640x360_ap_nocredit.jpg

Hình chụp tầm nhiệt cho thấy một số tảng đá trong kim tự tháp nóng hơn (có màu đỏ trong hình) so với những tảng đá khác
Kẹt nỗi chúng ta không có những cách đơn giản để nhận biết xem cụ thể đó là cái gì - các nhà khoa học tham gia dự án đều phải tuân thủ theo mệnh lệnh nghiêm ngặt là không được phép khám phá mạnh tay.

Tuy nhiên, National Geographic đưa tin chính quyền Ai Cập đã tỏ ra quan tâm trước ý tưởng quảng bá du lịch đối với những căn phòng có thể được tìm thấy.

Đây là điều cần được thực hiện một cách có trách nhiệm, nhưng Stevenson nói bà hiểu vì sao ý tưởng này nhận được sự quan tâm.

“Tôi nghĩ rằng điều này rất quan trọng cho ngành du lịch của Ai Cập,” bà nói.

“Và tôi cũng hiểu vì sao họ muốn phát huy tối đa cơ hội để triển lãm những kỳ quan của thế giới cổ đại.”

Các công nghệ quét và cảm ứng nhiều khả năng sẽ là công cụ chính cho các nhà khám phá kim tự tháp trong những năm tới.

Các kết quả hồng ngoại từ vệ tinh bay quanh quỹ đạo Trái Đất đã giúp chúng ta khám phá ra các kim tự tháp bị chôn vùi, vì vậy có nhiều ví dụ ngày nay về việc những công nghệ như vậy sẽ giúp con người tìm hiểu tốt hơn về những kết cấu bí ẩn này ra sao.

151110103503_pyramids_640x360_reuters_nocredit.jpg

Nhưng chúng ta cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của robot. Một trong các căn phòng của Great Pyramid, vốn không thể được tiếp cận bởi con người, đã được tiếp cận bởi robot.

Có một đường hầm nhỏ kỳ lạ từ căn phòng của nữ hoàng đến một khu vực bị bít kín. Nơi này đã được biết đến kể từ năm 2002, khi một robot được sử dụng để khoan xuyên qua một cánh cửa đá và ghi lại cảnh tượng phía sau nó. Thế nhưng các hình ảnh không cho thấy nhiều.

Năm 2011, một thiết bị linh hoạt hơn đã được sử dụng để ghi lại hình ảnh của những chữ viết cổ đại bí ẩn màu đỏ, vốn chưa được con người nhìn tận mắt từ hàng nghìn năm nay.

Ngay cả những cuộc khám phá hiện đại này cũng chỉ cho chúng ta có được cái nhìn thoáng qua về những gì bên trong căn phòng của Great Pyramid.

Cho đến khi có được những bằng chứng khoa học thực sự, chúng ta sẽ tiếp tục không biết được về những gì ở trong những căn phòng khác trong các kim tự tháp Ai Cập.

Stevenson nhận xét rằng chúng ta đã chung sống với cảm giác bí ẩn đó trong suốt một thời gian dài. Trên thực tế, đó là một phần của mối quan hệ về văn hoá của chúng ta với các kim tự tháp hàng trăm năm nay.

“Chúng đã là nguồn gốc của những câu hỏi suốt nhiều thế kỷ nay,” bà nói. “Tôi nghĩ đó là bản chất của các di tích - chúng đi qua nhiều thế hệ.”

BBC Culture​
 
×
Quay lại
Top