Bi hài nữ sinh viên làm mẹ

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Phát hiện bụng bầu ở cuối tháng thứ 5, chẳng biết xử lý thế nào cặp đôi sinh viên im lặng... chờ đến đâu hay đến đó. Đến ngày, cả hai dắt nhau về nhà một người họ hàng sinh nở, gửi con để quay lại giảng đường.

Yêu nhau, thiếu giữ gìn, thiếu cả kiến thức về sức khỏe giới tính, sinh sản lẫn ý thức bảo vệ bản thân, không ít nữ sinh viên (SV) bất đắc dĩ trở thành mẹ mà không có sự chuẩn bị nào. Phía sau cảnh bà mẹ SV là những chuyện bi hài đến thắt ruột.

Đứa trẻ không bú mẹ

Trần Hồng Nhung, SV năm 3 Trường ĐH S. G. phát hiện mình có bầu... nhờ bạn cùng phòng trọ phát hiện, khi đó cái thai đã ở cuối tháng thứ 5. Nhung và người bạn trai là SV học cùng trường có quan hệ t.ình d.ục, không dùng biện pháp bảo vệ, thấy bụng lùm lùm, mất kinh nguyệt nhiều tháng, Nhung vẫn khăng khăng sao mình có bầu được.

sinhvien2-52991.jpg
Không ít đứa trẻ là con của các bà mẹ sinh viên vừa ra đời đã được cho đi. (Ảnh minh họa: Trong ảnh, trẻ em bị bỏ rơi tại một trung tâm nuôi dưỡng, trẻ em, người già ở Đồng Nai)
Đi viện khám, biết chắc chắn, cô với người yêu ngơ ngác hỏi nhau “làm thế nào bây giờ”. Chẳng ai trả lời được, cả hai im lặng chờ đến đâu hay tính đến đó. Nhung bắn tiếng về gia đình, bố mẹ ở quê nhất quyết không chấp nhận cho cô cưới vào lúc này và yêu cầu con gái âm thầm sinh nở rồi cho đứa con đi, để không có bất kỳ mối liên hệ nào với cô.

Cậu bạn trai không chịu, bảo con anh, anh chịu trách nhiệm. Nhưng trách nhiệm bây giờ thế nào thì cậu chịu không trả lời được. Cậu đang là SV, hàng tháng chật vật sống với khoản tiền trợ cấp từ bố mẹ, gia đình lại rất khó khăn.

Gần ngày sinh, Nhung và bạn trai dắt nhau về Bến Tre, nơi có người bà con của chàng trai chấm nhận nuôi đứa bé hộ. Đầu tháng 8 vừa rồi, Nhung sinh một cháu bé kháu khỉnh. Ở với con được hơn một tháng nhưng Nhung không được cho con bú vì còn phải... giữ dáng bình thường để sớm quay lại trường học như thể chưa có chuyện gì xảy ra như yêu cầu của gia đình.

Chưa sinh đã tất bật tìm nơi... cho con

Lan phát hiện mình có bầu khi chỉ vài tháng nữa là tốt nghiệp một ngành xã hội học đắt giá. Bạn trai là SV năm cuối Trường ĐH B.K. TPHCM ngơ ngác khi nghe tin và chẳng thế đưa ra một giải pháp nào bởi ngu ngơ đến mấy cậu cũng hiểu rõ, cái thai đã 7 tháng, không thể đến viện để “hô biến” như cách giải quyết hậu quả của nhiều người khi xảy ra "sự cố".

Lan bàn chuyện cưới hỏi. Cậu bạn từ chối, bảo nếu cô đòi cưới cậu sẽ... phủ nhận mình là cha đứa trẻ, bỏ mặc Lan thích làm gì thì làm. Lan phải nghỉ học, gác lại tấm bằng sau nhiều năm học hành tưởng như đã trong tầm tay để chờ ngày sinh con tại một phòng trọ. Theo kế hoạch của hai người, sau khi sinh sẽ tìm một nơi nào đó cho con đứa đi để xóa vế tích bởi bạn trai không chịu cưới, còn Lan lại không thể đối diện với điều tiếng không chồng mà có con. Hơn nữa, cô gái cũng chẳng biết lấy gì nuôi đứa trẻ khi mà bố mẹ ở quê chuẩn bị cắt khoản trợ cấp 2,5 triệu tháng vì đinh ninh con gái mình chuẩn bị ra trường đi làm.

sinhvien2592013-52991.jpg
Sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM trong một chương trình tìm hiểu về kiến thức sinh sản.

Bị bác sĩ từ chối xử lý cái bụng bầu đã vượt mặt, Ngọc - SV năm hai một trường ĐH đóng tại Q. Gò Vấp, TPHCM nhiều lần nghĩ đến việc tự tử, nhất là khi anh người yêu là tác giả của bào thai nhất quyết không chịu nhận dù hai người sống thử lâu nay.

Bà chủ nhà trọ biết chuyện, khuyên giải cô gái rồi chấp nhận cho cô ở lại phòng trọ của mình để sinh nở, mấy tháng không lấy tiền phòng. Bố mẹ ở quê không biết chuyện, giấu cả bạn bè, Ngọc không biết bấu víu vào ai nên mới đây cô nhờ luôn bà chủ nhà... tìm người nào đó để cho đứa con sắp chào đời.

Trong thời gian chờ sinh, ngày nào Ngọc cũng hỏi bà chủ nhà đã có ai muốn nhận con mình chưa. Mới đây, có đôi vợ chồng ở Long An lên tận chỗ trọ gặp Ngọc, nói nếu đứa con sinh ra lành lặn họ sẽ nhận nuôi, Ngọc như chết đuối vớ được cọc. Bà mẹ SV này không ngừng dặn dò người nhận đứa trẻ: “Đầu tháng 10 em sinh, khi em gọi điện thì anh chị lên luôn trong ngày giúp em”.

PGS.TS Vũ Thị Nhung, Chủ tịch Hội Phụ sản TPHCM, nguyên Giám đốc bệnh viện Hùng Vương cho hay đối tượng SV sống xa nhà thiếu thốn tình cảm, lại sống tự do không có gia đình quản lý, định hướng nên rất dễ yếu lòng, sa ngã.

Hậu quả của nhiều mối tình SV vô cùng nặng nề là do nhiều bạn hết sức ngây ngô về kiến thức giới tính, sinh sản, không biết cách bảo vệ bản thân. Chưa lo được cuộc sống, lại dễ bị dang dở học hành nên khi có thai họ thường nghĩ đến việc phá thai, mà thai lại thường chỉ được phát hiện khi đã lớn nên phá rất nguy hiểm. Không bỏ được thì phải làm mẹ bất đắc dĩ với những đứa trẻ phải ra đời trong hoàn cảnh hết sức đáng thương. Điều này ảnh hưởng đến thể chất lẫn tâm lý về lâu dài của bà mẹ này.

Theo bà Nhung, các bạn trẻ phải được trang bị kiến thức về sức khỏe giới tính, sinh sản một cách chính xác và khoa học nhất. Khi không thể cấm họ quan hệ t.ình d.ục sớm, quan hệ trước hôn nhân thì phải giúp các bạn biết cách phòng tránh thai, quan hệ một cách an toàn. Và khi sự việc gì xảy ra, họ cũng rất cần sự hỗ trợ, thông cảm từ gia đình để có được hướng đi tốt nhất có thể.

*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi.


Theo Dân Trí
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top