Bi hài chuyện sinh viên rớt ngành chính đậu ngành phụ

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Thực tế có khá nhiều sinh viên đang trong tình trạng nửa muốn muốn thi lại, nửa muốn học tiếp.

Những sinh viên này đa số là đậu nguyện vọng 2 hoặc đậu ngành phụ và rớt ngành chính. Tuy nhiên vì cái mác đại học quá lớn khiến cho nhiều sinh viên chấp nhận học ngành mà mình chưa yêu thích.

Học theo kiểu đối phó qua ngày

Đây là tâm trạng chung của nhiều sinh viên khi học trúng phải ngành mình mà mình không đam mê. Tuy nhiên suy nghĩ của nhiều bạn là học miễn sao không bị đuổi, nếu không đủ tín chỉ thì có thể sang năm học lại. Thời gian này thì học trên trường là phụ còn ôn thi lại là chính. Vì thế ta sẽ chẳng lạ gì khi thấy 1 tuần là những bạn này đến “viếng” lớp 1, 2 buổi.

651524-121110hddaudh01-b7db1.jpg


Có một vài bạn sau khi học gần được một học kì thì cảm thấy theo không nổi chương trình và có ý định bỏ học để tập trung cho việc ôn thi lại. Sinh viên nói rằng thời gian thì ít nên không thể học cả hai bên cùng một lúc, vì thế cần phải chọn ra một con đường thật sự cho riêng mình

H.Mai ( ĐH Ngoại ngữ) mệt mỏi khi chia sẻ về chuyện này: “Ban đầu cứ tưởng rằng cứ đậu rồi học sao cũng được nhưng sau một thời gian học thì mình mới thấy chán nản vô cùng. Mình chẳng biết mình đang học cái gì nữa, bài vở thì mình không hiểu. Vì thế dù có được ngồi trong giảng đường này nhưng trong lòng mình vẫn muốn thi lại vào ngành chính của mình. Học kiểu đối phó này chẳng thể làm ăn được gì cho sau này”.

Bi hài khi sinh viên học lệch

Có một số bạn thi khối D là chính và khối A là phụ nhưng may mắn là đậu khối A. Đậu đại học là một niềm vui lớn mà đó lại là trường có tiếng nên nhiều bạn nhắm mắt theo học. Sau một thời gian các bạn trở nên mệt mỏi và cảm thấy chạy đua theo những môn trên trường quá nặng nhọc, lúc này một vài bạn “thả” không học hành được gì nữa.

V.Trị ( ĐH Bách Khoa) chia sẻ: “Đam mê của mình là du lịch nhưng lại rớt, mình đâu có học nhiều gì Lý, Hoá đâu nên khi học bên môi trường mình càng thấy choáng khi thấy núi bài tập Hoá. Mình vốn không thích gì môn này nhưng bây giờ học ngành này thì luôn dính tới Hoá khiến mình ngày nào cũng cuống cuồng lên đi nhờ bạn giải bài tập hộ chứ mình có biết gì đâu. Riết mình thấy nản lắm”.

Ngược lại có những bạn vốn không giỏi cho lắm môn Ngoại ngữ nhưng may mắn lại đậu vào trường Đại học Ngoại ngữ. Thi 2 trường nhưng rớt trường chính đậu trường phụ nên gia đình bảo cứ học trường nào chẳng như nhau.

651524-121110hddaudh02-b7db1.jpg


H.Nam (ĐH Ngoại ngữ) than thở: “Mấy năm học phổ thông mình gà mờ và nhác học anh văn lắm, bây giờ vô học ngành này làm mình cứ như vịt nghe sấm. Giảng viên là người bản ngữ nên nói tiếng anh như gió mình nghe mà lùng bùng cái lỗ tai. Chán lắm, nhiều lần giảng viên gọi lên làm bài tập đơn giản mà mình làm chẳng được, có nhiều bạn cười khúc khích khinh khi mình rằng học ngoại ngữ mà mấy câu như thế không biết thì học làm gì. Mình xấu hổ lắm”.

Học lệch trường, lệch ngành xảy ra khá phổ biến, nhiều bạn thì nhắm mắt học liều buông theo số phận. Nhưng nghĩ tới cảnh ôn thi vất vả năm ngoái làm các bạn thấy nản vô cùng. Nhưng cũng có vài bạn cố gắng phấn đấu để theo kịp bạn bè, chấp nhận học lệch.

Tâm trạng chung của những sinh viên này ban đầu là vui vẻ sau đó thì chán nản và suy nghĩ tách ra làm hai hướng là sẽ học tiếp hoặc ôn thi lại. Nhưng nếu sau một học kì mà mình vẫn không thể chấp nhận được ngành học đó thì tốt nhất bạn hãy thi lại ngành mình thích. Chúng ta không thể học theo kiểu đối phó trong suốt 4, 5 năm đại học được.

Theo Kenh14
 
×
Quay lại
Top