Bi hài chuyện người trẻ háo danh

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Hám danh, anh chàng phụ việc cơ khí in card visit khoe tài sáng tác thơ, ngâm thơ, viết truyện, đa thể loại, đa đề tài… phân phát khắp nơi. Mọi người cười cợt thì cậu vẫn hí hửng: “Mình chưa thành công đã làm nhiều người phải phát sốt”.

Bỏ bê cuộc sống thực vì danh ảo


Tin mình có khả năng nghệ thuật thiên bẩm, học xong 12, Thông (tên nhân vật đã thay đổi) bỏ nhà ở Nghệ An vào nam theo đuổi con đường thành sao. Phụ việc tại xưởng cơ khí của người quen ở Vũng Tàu nhưng những việc cậu làm thì chẳng ai lý giải nổi. Gần như mọi lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, Thông không bỏ qua món nào, cùng lúc chìm trong việc học đàn, hát, vẽ, làm thơ, viết văn…

Hai năm liền tham gia cuộc thi Vietnam’s Got Talent, nhưng chẳng biết mình có khả năng gì, Thông trổ tài nam giả gái hát ru con và đều bị rớt ngay từ vòng loại. Vậy nhưng, chàng trai trẻ khát danh tiếng đến mức, sau cuộc thi, cậu không ít lần diện lại phụ trang giả gái đó để chứng minh mình đã từng thi tài ở cuộc thi. Nhất là những bức ảnh chụp chung với một vài người nổi tiếng Thông luôn mang theo bên mình để tiện khoe.



danhtieng1-03224.jpg
Card visit "chuyên" đủ thể loại được Thông in và phát khắp nơi.


Anh chàng phụ việc cơ khí còn in card visit khoe tài sáng tác thơ, ngâm thơ, viết truyện, đa thể loại, đa đề tài… phân phát khắp nơi. Lâu nay người xung quanh đã ngán ngẩm với tham vọng lạ đời của Thông, giờ họ quay sang cười cợt thì cậu vẫn hí hửng: “Mình chưa thành công đã làm nhiều người phải phát sốt”.

Đến mức họ hàng phải cho Thông nghỉ việc, bố mẹ từ quê lặn lội vào khóc lóc xin Thông tỉnh ngộ, tu chí lo làm ăn nhưng bỏ hết ngoài tai. Và cậu còn cho rằng, cuộc đời người nghệ sĩ phải bế cùng cực như vậy.

Cuối những năm cấp 2, thấy mình có khả năng ca hát nhất định, Đại, 26 tuổi ở Hóc Môn, TPHCM lao vào đầu tư cho sự nghiệp hát hò. Bỏ ngoài tai tất cả lời khuyên của mọi người, cậu lên kế hoạch rất rõ ràng cho lộ trình trở thành sao như con đường thành danh của nhiều ca sĩ nổi tiếng kể lại.

Khi đó, suốt ngày Đại canh nhà ai có đám cưới, sinh nhật để đến trổ tài không kể được mời hay không. Hát tại hàng quán được khách “bo” cho vài chục ngàn, Đại càng tin mình có khả năng. Đến cuối năm lớp 12, Đại nghỉ học giữ chừng theo đuổi con đường kiếm danh. Cậu tham gia đủ các cuộc thi hát nhỏ đến lớn mặc cho thi đâu trượt đó.

Gia đình không có điều kiện, Đại đi mượn tiền để mon men theo học ở các lớp luyện thanh. Có đợt gia đình và bạn bè phải choáng váng khi Đại dồn hết tiền thu đĩa với nghệ danh ca sĩ “An Đại” tặng mọi người.

Gần 10 năm trời chạy theo ảo vọng nổi tiếng, Đại gục ngã khi nhận ra khả năng thật của mình. Nghiệp hát đứt, việc học thì dang dở, chán nản không biết bắt đầu từ đâu, chàng thanh niên đã nhiều lần tìm đến cái chết.

Hậu quả khó lường

Danh tiếng là “miếng ngon” mà nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng lao vào bằng mọi cách.Không chỉ sẵn sàng lột áo khoe thân mà nhiều người còn gác bỏ luôn cuộc sống thực của mình để chạy theo danh tiếng. Ít ai lường được rằng nếu như khát vọng nổi tiếng không đi cùng với khả năng thực thì hậu quả sẽ rất đau lòng.



danhtieng2-03224.jpg
Khát khao những tiếng tung hô, nhiều bạn trẻ đang bỏ quên cuộc sống thật (Ảnh minh họa).


ThS Phạm Thị Thúy (Công ty Kỹ năng sống) nhấn mạnh nhiều nhiều bạn trẻ hiện quay cuồng chạy theo danh tiếng là để khẳng định bản thân. Nếu theo hướng tích cực là rất đáng khuyến khích còn chạy theo danh ảo thì cần thức tỉnh sớm.

Bởi khi chạy theo danh tiếng, hình thức bên ngoài thì người ta sẽ không đầu tư vào việc học hành, rèn luyện; khi đi làm họ cũng không chú trọng đến chất lượng công việc. Trong khi danh ảo lại như bong bóng xà phòng, có thể tan bất cứ lúc nào và đi cùng với đó sẽ bị mọi người coi thường.

Hậu quả để lại sẽ là sự hụt hẫng, sự thất vọng và sẽ trở nên thu mình, tự ti, chán nản với cuộc sống vì cho rằng không còn giá trị, chẳng có ý nghĩa gì đối với ai.

Những người trẻ “ham hố” danh tiếng hiểu được những hậu quả đó. Bên cạnh đó, họ rất cần được khích lệ hướng đến những lĩnh vực nào đó phù hợp với khả năng và mong muốn của mình.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại theo nhạc sĩ Trần Xuân Tiến (Hội âm nhạc TP.HCM) là không ít bố mẹ cũng ảo tưởng vào khả năng của con. Họ tiếp tay hoặc ép buộc con theo đuổi con đường trở thành ca sĩ, diễn viên, người mẫu vì cho rằng đó là những công việc này lại sự nổi tiếng lẫn tiền bạc.

Theo Dân Trí
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Không định hướng được tương lai, cũng không hiểu bản thân muốn gì => thật là tai hại
 
@heokool í nói mí bạn lơ tơ mơ muốn nổi tiếng á :D
 
×
Quay lại
Top