Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng

cacabala00

Cựu quản lý
Tham gia
26/5/2010
Bài viết
811
Hoàng Đế Trung Hoa (214 TCN – 210 TCN)
Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng nằm ở Thành Đông Huyện Lâm Đồng Thành phố Tây An, Tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc. Phía trước mộ là sông Vị sau lưng là núi Ly Sơn. Theo ghi chép của “Sử ký Tư Mã Thiên”: Tần Thuỷ Hoàng 13 tuổi lên ngôi (năm 247 TCN) đã bắt đầu xây dựng lăng cho mình, đến năm 210 TCN trước khi chết đã xây xong.

10269___news__1.jpg


Công trình lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng trải qua 37 năm mới hoàn thành. Để xây dựng lăng mộ cho mình, Tần Thuỷ Hoàng đã huy động hơn 720 nghìn “tội nhân”. Quy mô lăng mộ to lớn, khí thế hùng vĩ. Qua thăm dò quan sát, toàn bộ diện tích lăng mộ là 57 km2 thành ngoại có chu vi 6km, tạo thành hình chữ nhật theo chiều Nam Bắc. 1500 m phía Đông làm hầm chôn các tượng binh mã gốm, phía Tây là hầm tuỳ táng xe ngựa và rất nhiều ngôi mộ của các tội nhân. Góc Tây Bắc là công trình gia công vật liệu đá có diện tích khá lớn. Phía Nam còn có một con kênh nhân tạo dài 1500m để đề phòng nước lụt phá huỷ lăng mộ.

Theo ghi chép của “Sử ký Tư Mã Thiên”, mộ Tần Thuỷ Hoàng đào vào trong núi rất sâu, rót nước đồng đun chảy làm nền móng, bên trong đặt quan quách. Trong mộ cũng có cung điện và chỗ ở của văn võ bá quan. Ngoài ra, còn có nhà chứa rất nhiều ngọc ngà châu báu. Để đề phòng bọn đào mộ trộm, bên trong đặt rất nhiều máy bắn tên và ám khí. Dưới mặt đất còn đào nhiều con sông, hồ, biển sau đó đổ thuỷ ngân xuống. Dòng thuỷ ngân chảy liên tục không ngừng nhờ cơ chế chuyển động máy móc. Những ngọn nến làm bằng mỡ cá được thắp sáng mãi mãi không bao giờ tắt.

Đến nay, lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng vẫn chưa được khai quật hoàn toàn. Các nhà khoa học sử dụng khoa học kỹ thuật cao nhiều lần thăm dò mộ Tần Thuỷ Hoàng, đã nêu ra một loạt vấn đề bí ẩn: Đất đắp trên lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng lấy từ đâu? Câu “Bàng hành 300 trượng” trong tư liệu lịch sử có ý nghĩa gì? Con đường tư mã (tư mã đạo - đường làm chuyên để cho vua qua đời đi, ở trước cửa lăng, còn gọi là “thần đạo”) lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng rốt cục theo hướng Bắc Nam hay Đông Tây? Ai châm ngọn lửa trong cung điện Tần?

10269___news__3.jpg


Đất lấp trên mộ Tần Thuỷ Hoàng hình đầu úp, cao 76m, dài và rộng khoảng 350m. Đây là một lăng mộ chuyển từ Hàm Dương đến. Vì bị đốt cháy nên trên lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng không có một ngọn cỏ. Chương “Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ” trong “Sử ký Tư Mã Thiên” có giải thích: “Phúc thổ Ly Sơn”(Đắp đất trên núi Ly Sơn). Sách “Chính nghĩa” lại chú thích: “Điền gọi là xuất thổ thành lăng, tức thành, còn đắp thêm đất, vì vậy gọi là đất đắp mộ”. (Khi đào đất thành lăng mộ, sau khi hoàn thành lại lấy đất đó đắp mộ. Vì vậy, gọi là đất đắp mộ). Cuốn “Kinh Thuỷ - Vị Thuỷ chú giải” chép: “Thuỷ Hoàng xây mộ lấy đất, đất đào sâu, nước thành hồ, gọi là hồ cá. Hồ này cách lăng Tần Thuỷ Hoàng 5 dặm về phía Đông Bắc, chu vi dài 4 dặm”. Ngày nay, giữa thôn Ngư Trì và thôn Ngô Tây cách lăng Tần Thuỷ Hoàng 2,5 km về phía Đông Bắc quả thật có một vùng đất trũng. Đây đúng là một cái hồ lớn nhưng có hình thù méo mó, diện tích lên 1 triệu km2. Cách giải thích đất lấy từ hồ cá của Lịch Đạo Nguyên cũng được rất nhiều chuyên gia khảo cổ chấp nhận. Song điều này cũng cần được chứng minh bằng những chứng cứ khoa học.


Cuốn “Hán Cựu Nghĩa” có đoạn ghi chép về cung dưới mộ Tần Thuỷ Hoàng như sau: “Năm 210 TCN, thừa tướng Lý Tư báo cáo Tần Thuỷ Hoàng: “Đã điều 72 vạn người đi xây dựng lăng Ly Sơn, đào rất sâu, hầu như đã đến đáy trái đất”. Sau khi nghe xong, Tần Thuỷ Hoàng ra lệnh “hãy đào ra hai bên 300 trượng nữa” (Bàng hành 300 trượng). Câu nói này càng khiến lăng Tần Thuỷ Hoàng ly kỳ hơn. Những nhà khoa học gần đây đã sử dụng phương pháp “dao cảm”(cảm ứng từ xa) để thăm dò nhiều lần lăng Tần Thuỷ Hoàng và đã xác nhận địa cung nằm dưới đống đất lấp, cách mặt đất 35m, chiều dài Đông Tây 170m, chiều dài Nam Bắc 145m. Chủ thể và mộ thất đều có hình chữ nhật. Địa cung lăng Tần Thuỳ Hoàng tuy đã được xác định vị trí, nhưng tư liệu lịch sử ghi “bàng hành 300 trượng” rốt cục có ý gì? Có chuyên gia cho rằng, “Bàng hành tam bách trượng” là điểm đào đầu tiên của địa cung so với kế hoạch cũ di chuyển về phía Bắc 700m. Thực tế, phía Nam đống đất lấp mộ cách lăng khoảng 700m xuất hiện hiện tượng dị thường về trọng lực. Theo giải thích địa chất, khu dị thường này khác với chất đất xung quanh. Có người dự đoán, điểm đào đầu tiên địa cung lăng Tần Thuỷ Hoàng có thể nằm ở vùng dị thường này. Vì trong đất có nhiều sỏi đá. Người đào không đào được, đành phải chuyển lên phía Bắc, đến vị trí đống đất lấp hiện nay.


10269___news__opera.com.txt%28binh_ma_dung_ham_so_1%29.bmp


Một số chuyên gia khác lại giải thích, phía Nam đống đất lấp gần sát Ly Sơn, do nguyên nhân nước xối hình quạt giữa khe núi, địa tầng dưới núi có tầng đá sỏi dầy.Người xây mộ khi đào đường thông tuần du về phía Nam, gặp đá sỏi lớn buộc phải thay đổi hướng đào. Đó là “bàng hành 300 trượng”.

Thời cổ đại, con đường chuyên dùng để cho vua lúc còn sống đi gọi là “ngự đạo”, con đường chuyên dùng để cho vua qua đời đi gọi là “thần đạo” hay còn gọi là “tư mã đạo”. “Tư mã đạo” nói chung cũng là tuyến trục giữa của các lăng mộ đế vương, có ý nghĩa khảo cổ quan trọng. Nhưng tư mã đạo ở lăng Tần Thuỷ Hoàng theo hướng Nam - Bắc hay theo hướng Đông – Tây? Về vấn đề này, mỗi nhà khảo cổ địa chất nói mỗi cách. Các nhà khảo cổ học lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng như Viên Trọng Nhất, Vương Học Lý… nhất trí cho rằng, hướng tư mã đạo của Lăng Tần Thuỷ Hoàng là hướng Đông – Tây, tức mặt lăng hướng Đông. Nhưng cũng có chuyên gia cho rằng, “vườn lăng Nam cao Bắc thấp, lưng dựa vào Ly Sơn, nhìn ra sông Vị. Độ chênh lệch Nam Bắc tới 85m, mặt vườn lăng quay lên hướng Bắc mới là hợp lý. Phần lớn các vua chúa đều đặt khối đất đắp mộ ở trung tâm của vườn lăng hình chữ “Hồi”. Khối đất lấp của lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng lại nằm ở nửa phía Nam nội thành lăng. Xét về độ góc đối xứng, thuyết “đường tư mã” lăng theo hướng Đông Tây “không thông”.

Cách giải thích đường tư mã theo hướng Nam Bắc do nhà địa chất Tôn Gia Xuân nêu ra sớm nhất, được rất nhiều người đồng ý hơn Việc đốt cháy lăng Tần Thuỷ Hoàng chỉ là một phương thức tế lễ hay do Hạng Vũ gây ra? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có lời kết. Hạng Vũ có thật là người ra lệnh đốt cháy lăng Tần Thuỷ Hoàng, các nhà khảo cổ đã phát hiện khu lăng mộ có sự phân bố đất bị lửa đốt với diện tích lớn. Trong quá trình khai quật hầm mộ chôn các đồ tuỳ táng, họ cũng phát hiện rất nhiều đất bị lửa bị thiêu và tàn dư của củi đốt. Điều này nghiệm chứng ghi chép Hạng Vũ đã từng đốt cung A Phòng trong lịch sử. Nhưng cũng có người nêu ra, nếu Hạng Vũ đốt lăng Tần Thuỷ Hoàng, các châu báu trong hầm tuỳ táng vì sao không bị chuyển đi? Hầm chim quý, thú lạ tuy bị lửa thiêu, nhưng trong hầm vẫn giữ được hạc đồng, thiên nga đồng, vịt đồng tinh xảo một cách hoàn hảo. Điều này khiến cho nhiều người vô cùng ngạc nhiên. Có chuyên gia cho rằng, “Lửa thiêu lăng mộ có thể là một phương thức cúng tế thời đó, tức là tế lễ thiêu”. Các cách giải thích về bí ẩn lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng chỉ là sự suy đoán có căn cứ vào các tư liệu lịch sử, chúng ta cần phải chờ những kết luận mới. Chỉ khi nào khai quật được toàn bộ lăng Tần Thuỷ Hoàng, sự việc may ra mới sáng tỏ.


VietNamNet
 
Wow :KSV@11:mai mốt Tần Thủy Hoàng có sống lại để điều khiển binh tướng trong đây ko :KSV@05:
 
Có thể đấy :KSV@05:.bạn coi phim xác ướp 3 chưa :D, nó là như thế đấy :))
 
Ko bit là coi chưa nữa :KSV@07:thường xem phim ko chú ý đến tựa đề :KSV@05:ngoại trừ những bộ phim quảng bá rộng rãi như TL hay HP thì mới xem tựa đề thui :KSV@01:
 
×
Quay lại
Top