Bhutan –“cõi tây phương cực lạc cuối cùng”

Shanlung

because the whole world is against me ...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/12/2011
Bài viết
45
Trong sự mơ hồ của một người lần đầu tiên đặt chân đến đây, một điểm đến mà nhiều người mơ ước, chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên trước những gì hiện ra trước mắt bạn. Một đất nước Bhutan được mệnh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới. Vậy điều gì đã khiến cho Bhutan có được những điều tưởng chừng như trong mơ ấy?

Trải dài trên triền của dãy Himalaya huyền thoại, giáp ranh với cao nguyên Tây Tạng, một phía kia là Ấn Độ, với dân số hơn 700.000 người phân bố khá đều trên diện tích gần 47.000 km vuông, cho đến những năm cuối của thế kỷ 20, Bhutan vẫn là một nơi gần như tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Một đất nước khuôn phép đến lạ kỳ. Gần như 100% người dân Bhutan theo đạo Phật và được trị vì bởi chính phủ hoàng gia. Tinh thần kính vua thờ Phật thể hiện rất rõ trong đời sống của người dân, trong bất kỳ ngôi nhà nào cũng có hình ảnh của Hoàng tộc, trong đó có Shabrung (người lãnh binh thống nhất Bhutan vào thế kỷ 17) và cả đại sư Liên Hoa Sinh – (người đã mang đạo Phật vào đất nước Bhutan).

Giáo lý nhà Phật được dùng như kim chỉ nam trong cuộc sống thường nhật của người dân và cũng là một trong những cốt lõi cơ bản để xây dựng luật pháp của chính phủ hoàng gia. Từ trang phục, cách sinh hoạt đến những vấn đề lớn hơn như giáo giục, y tế, bảo vệ môi trường thiên nhiên…đều có những quy tắc chuẩn mực của nó.

Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm, bình thường bạn cũng thấy họ mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính.

2fe21b576b00c64f4b007ef55e0f0d7d.jpg


Quốc Vương và Hoàng Hậu - Ảnh: Internet



Quốc phục cho Nam giới thì được gọi là “Gho” đó là một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắc ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối. Còn quốc phục của Nữ Giới được gọi là “kira” gồm áo dài tay và váy dài đến gót chân. Trông thật rườm rà nhưng khi quan sát kỹ bạn mới thấy nó rất tiện lợi và người dân Bhutan được mặc nó từ khi mới lên 3, nên cảm giác chắc chắn sẽ thoải mái như chúng ta mặc trang phục bình thường.

cc7c7f02ee8878e63f79f2867ac84ef4.jpg


Quốc phục Bhutan, chỉ khác nhau về chất liệu, trang trí.

6f76ea34dece180cc5586c27d496c8f7.jpg


Không nguy nga tráng lệ, nhưng khi nhìn những ngôi làng hay phố phường ở Bhutan bạn sẽ thấy có một nét đặc trưng rất riêng, nhà xây tường gạch, quét vôi trắng, mái ngói, kèo gỗ, cửa gỗ…rất ít sự khác biệt giữa nhà này với nhà khác.

Điều mà khiến cho người dân Bhutan bớt đi rất nhiều những gánh nặng lo toan, chính là những chính sách mà chính phủ dành cho họ: Y tế, giáo dục tất cả đều miễn phí, người dân nông thôn xây nhà có thể mua gỗ hay vật tư khác của nhà nước với giá rất rẻ, đôi khi chỉ bằng 1% - 2% giá thị trường. Đáng nói thêm nữa là cả hoàng tộc cũng ở những ngôi nhà bình thường như người dân, cung điện chỉ là nơi làm việc, nên cũng không lạ lắm khi người dân rất tôn kính và yêu quý nhà vua của mình.

c607f4925395873bc107a8981be2ecdb.jpg




70% diện tích Bhutan được bao phủ bởi cây rừng, núi non trùng điệp, tiếng chim kêu rộn ràng, dưới suối là những đàn cá tự do tung tăng, một khung cảnh yên bình kỳ lạ mà bạn khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên hành tinh này.

Luật pháp Bhutan cấm chặc phá cây rừng, giết hại muôn thú…và từ cuối năm 2004 Bhutan cấm hẵn việc mua bán và hút thuốc lá, trở thành một quốc gia không khói thuốc đầu tiên trên thế giới.

70% người dân Bhutan sống bằng nghề nông, chủ yếu là hoa màu một phần tiêu thụ trong nước, một phần xuất khẩu sang Ấn Độ. Ở Bhutan không trồng được lúa, nên nó được nhập khẩu từ Ấn Độ. Bữa cơm của người dân chủ yếu là rau củ, rất ít thịt cá, có chăng thì cũng chỉ là một lượng rất nhỏ cũng được nhập khẩu.

Thu nhập bình quân 1400$ là một con số không lớn, nhưng những thứ chính yếu trong đời sống đã được chính phủ chăm lo đến mức người dân không còn gì để lo lắng,..có lẽ vì những điều đó mà cuộc sống người dân Bhutan được cho là hạnh phúc nhất thế giới, một trong những điều mà bất kỳ ai, bất kỳ quốc gia nào trên hành tinh này đều mong muốn đạt được.

Vào năm 1972, Quốc vương Jigme Singye Wangchuck đã đưa ra một khái niệm để đánh giá sự phát triển của Bhutan, đó là “Tổng hạnh phúc quốc gia” GNH (Gross National Happiness) thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia và họ nhận ra rằng, có nhiều quốc gia với nền kinh tế thịnh vượng nhưng lại đối mặt với hàng loạt những rắc rối xung quanh cuộc sống của người dân, nạn bạo hành, trộm cướp, thất nghiệp,…

Trong một chừng mực nào đó, bạn có thể thấy rằng, việc tạo ra con số cao nhất có thể cho GNH là một việc không hề dễ dàng, nhưng Bhutan đã biến nó thành khái niệm, khái niệm đó là:

GNH = Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc + Phát triển kinh tế với những chiến lược bền vững + Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên + Luật pháp cai trị hiệu quả.

Và thực hiện nó một cách rất nghiêm túc để đạt được điều gần như không thể.

Cũng chính ý thức gìn giữ bản sắc dân tộc, mà Bhutan rất hạn chế cấp visa nhập cảnh cho khách du lịch, họ cho rằng khách du lịch có thể sẽ làm xáo trộn cuộc sống người dân của họ và chính phủ cũng đã đưa ra rất nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện điều này.

Chứng kiến cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ, môi trường trong lành, cuộc sống yên bình và hạnh phúc của người dân, khi bạn đặt chân đến đất nước này, chắc hẵn bạn sẽ không bất ngờ khi người ta gọi đó là “Cõi tây phương cực lạc cuối cùng”….

8e7517a221750887f06e21ba9e835b76.jpg


Vài thông tin cần thiết:

- Để đến Bhutan thì bạn có 2 cách: Bằng đường bộ qua cửa khẩu Phuntsholing - Ấn Độ, hoặc đường hàng không từ Thái Lan, Ấn Độ, Nepal. Bhutan chỉ có duy nhất 1 sân bay quốc tế Paro, 2 sân bay còn lại chỉ bay nội địa. Đó cũng chính là 2 cửa ngõ duy nhất để nhập cảnh vào Bhutal.

- Để có thể xin được Visa Bhutan, bắt buộc phải đăng ký theo đoàn và qua 1 công ty du lịch Bhutan. Chi phí tối thiểu bạn phải trả cho 1 người lưu trú 1 ngày là 250 USD (gồm chi phí ăn uống, khách sạn, xe đưa đón), giá này là bắt buộc, nên tùy theo số lượng người và các yêu cầu khác mà sẽ có những mức giá khác nhau nhưng sẽ không dưới 250$.

- Bạn được phép tham quan các đền chùa, nhưng không được chụp ảnh nội thất, khi đến những nơi trang nghiêm, bắt buộc bạn phải mặc trang phục chỉnh tề, quần dài, áo có cổ và mang giày có vớ, không được mang giày vào trong.

- Thuốc lá bị cấm tuyệt đối tại Bhutan, mức án sẽ từ 2 – 5 năm tù giam cho các hành vi vi phạm.

- Người dân Bhutan rất thân thiện và mến khách, họ sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần, hãy làm quen và trò chuyện với họ, rất nhiều người nói được tiếng Anh.

- Không bắt cá, giết thú, chặt cây, hái hoa,…những hành vi đó có thể sẽ làm phiền lòng người dân và khiến cho nhà chức trách phải chú ý đến bạn.

Giờ thì mời bạn hãy cùng tôi khám phá một vài địa điểm ở Bhutan nhé…

THỦ ĐÔ THIMPHU

Thủ đô ngày nay của Bhutan là Thimphu, cách sân bay quốc tế Paro khoảng 90 phút đi xe, nhưng chúng tôi đến đây từ cửa khẩu đường bộ Phuntsholing, tính luôn cả thời gian dừng chụp ảnh dọc đường và ăn trưa thì phải mất gần 12 giờ. Nên khi đến đây thì trời đã về chiều, cả đoàn tranh thủ khám phá thủ đô và ghé thăm 1 ngôi đền.

Trên đường từ Phuntsholing đến Thimphu, núi non trùng điệp, những khúc cua ngoạn mục, hoa đào nở rộ khắp nơi...một khung cảnh thiên nhiên thật tuyệt vời...

5ade54c340000fda697cc13b9fb90d72.jpg


48859afa66463cb7059bcd286c92fc29.jpg


9cb64b45eb653c49bdc6bda707298aec.jpg


Ghé thăm một ngôi đền, trải nghiệm không khí về chiều của khu trung tâm thủ đô Thimphu

e066ad25de3e3e4ea6fe36acd2a2f684.jpg


6adeeb094c43f96fcfda4893dc768c87.jpg


Trong căn phòng nhỏ này, mỗi cây nến là tượng trưng cho một linh hồn của người đã khuất, bạn không được vào trong chụp ảnh, nên tôi đành đúng bên ngoài chụp vào

3bc70781f6a2caf72dab1c2505317727.jpg


Đường phố rất trật tự

fdc6a7338025e4c60b917353bb7e0a1c.jpg


Giờ tan trường

9b024d06b1b37b123daca8d179ea7f95.jpg


School Bus

fcd5a8cecf39419de0437e872ce8e389.jpg


Thủ đô Thimphu nằm lọt thỏm trong một thung lũng

fd95205222e7470fd81a32a16c82e0ae.jpg


c607f4925395873bc107a8981be2ecdb.jpg


Không còn nhiều thời gian nữa, chúng tôi quay về KS nghỉ ngơi sau một ngày dài di chuyển. Ở Thimphu chỉ có bấy nhiêu thôi, sáng sớm hôm sau, cả đoàn tiếp tục đi về hướng Paro. Hic lẹ quá! :)

Quang Bảo - Saigonphoto.net
 
20 sự thật thú vị về Bhutan – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới


Được mệnh danh là quốc gia Phật giáo, cũng là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, Bhutan có rất nhiều điểm khác biệt thú vị. Bhutan – một đất nước thực sự tuyệt vời, được mệnh danh là thiên đường của người leo núi. Một số người gọi là Bhutan là “Shangri La cuối cùng trên hành tinh lớn của chúng tôi” và là đất nước sở hữu nền văn hóa Phật giáo Himalaya truyền thống duy nhất còn sót lại.


Cùng tìm hiểu về Bhutan – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới qua 20 sự thật thú vị dưới đây:

1. Đất nước Bhutan chỉ có một sân bay quốc tế duy nhất là Paro. Nó nằm ở độ cao trên 6000 mét, được bao quanh bởi những ngọn núi của dãy Himalaya.

Thung lũng Paro. Ảnh: Jean-Marie Hullot

Đây được mệnh danh là sân bay nguy hiểm nhất thế giới và chỉ dành cho những phi công lão luyện nhất. Thực tế trên thế giới chỉ có 8 phi công được cấp chứng chỉ đủ khả năng hạ cánh tại sân bay này.

2. Kể từ ngày 17/12/2004, Bhutan là nước đầu tiên trên thế giới cấm hút và bán thuốc lá một cách triệt để. Mục đích chính là để bảo vệ sức khỏe của người dân.

3. Ở Bhutan, người dân không có điện thoại, gần như đến tận năm 1980.

Một ngôi đền ở Bhutan. Ảnh: Göran Höglund (Kartläsarn)

4. Ở Bhutan, người dân bắt buộc phải mặc quốc phục khi đi làm, hoặc đến những nơi tôn nghiêm. Bình thường, họ mặc quốc phục như một thói quen, như để minh chứng cho sự trung thành và tôn kính.

5. Quốc phục cho nam giới thì được gọi là “Gho” – một bộ trang phục gồm chiếc áo khoác rộng tay, dài đến gối, buộc thắt ngang hông, bên trong mặc quần sọt, chân mang giày với vớ cao đến gối. Còn quốc phục của nữ giới được gọi là “kira” gồm áo dài tay và váy dài đến gót chân.

Các tu sĩ Phật giáo ở Bhutan. Ảnh: Christopher Michel

6. Thimphu là thủ đô duy nhất trên thế giới không sử dụng đèn giao thông.

7. Ở Bhutan nhà nào cũng có cửa, nhưng không mấy nhà cửa được khóa.

8. Không có tội phạm ở Bhutan.

9. Người dân Bhutan gọi đất nước mình là Druk Yul – nghĩa là miền đất của Rồng sấm.

10. Ngôn ngữ chính của Bhutan là Dzongkha, có nghĩa là ngôn ngữ (kha) được nói ở dzong (một tu viện kiểu pháo đài được xây trên khắp Bhutan bởi Shabdrung Ngawang Namgyal vào thế kỷ 17). Ngoài ra, người dân địa phương còn nói tiếng Nepal và tiếng Anh.

11. Bhutan là một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo, lịch sử văn hóa được ảnh hưởng bao trùm bởi văn hóa Tây Tạng.12. Điểm cao nhất ở Bhutan chính là ngọn núi Gangkhar Puensum, hiện là núi cao nhất chưa được chinh phục trên thế giới, cao hơn ở mức 7.570 m (24.835 foot). Năm 2003, leo núi ở Bhutan đã hoàn toàn bị cấm.

13. Môn thể thao quốc gia tại Bhutan là bắn cung.

14. Hầu như người dân Bhutan là những người ăn chay, và các món ăn chính của họ được làm từ gạo. Gạo, và ngô là những loại thực phẩm chính trong nước.

15. Tiền tệ của Bhutan là Ngultrum, được ấn định tỷ giá theo đồng Rupee Ấn Độ. Đồng rupee cũng được coi là đồng tiền tệ chính thức trong nước.

16. Một trong những biểu tượng của Bhutan thường được thế giới biết đến, đó là hình ảnh một ngôi tu viện nằm lơ lửng giữa chừng dốc núi cao – tu viện Taktsang ở thành phố Paro. Taktsang có nghĩa là Tiger’s Nest hay tạm dịch Tu viện Hang Cọp.

17. Bhutan là quốc gia duy nhất trên hành tinh mà ở đó có một… Bộ Hạnh phúc.

18. Luật pháp Bhutan cấm chặt phá cây rừng và giết hại muôn thú.

Phong cảnh Bhutan. Ảnh: garlandcannon

19. Chính phủ Bhutan đã ban hành một chính sách đặt mục tiêu loại bỏ các chất hóa học nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp, mục đích là tạo ra nguồn lương thực thực phẩm gồm lúa mì, khoai tây và hoa quả đảm bảo 100% nguồn gốc hữu cơ. Theo đó, việc nhập khẩu các loại phân bón hóa học chính thức bị cấm ở Bhutan. Tất cả các sản phẩm sản xuất trong nước phải thực sự thân thiện với môi trường.

20. Trên lãnh thổ Bhutan có rất nhiều tu viện và đền thờ cổ xưa. Ở đâu trên đất nước Bhutan, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng các đền thờ cổ mang phong cách Tây Tạng.

Source: Thế Giới Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
ko ngờ cũng có một đất nước như vậy, khiến ng ta có cảm giác thanh bình :)
 
×
Quay lại
Top