Bệnh van hai lá

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
BỆNH VAN HAI LÁ

Thạc sĩ, BS CK II Đỗ Thanh Quang

Dòng máu từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái đi qua van một chiều đó là van hai lá. Bộ máy đầy đủ của van hai lá bao gồm một vòng van, 2 lá van, cơ nhú sau giữa và trước bên và các dây chằng. Hình thể và chức năng thất trái cũng có vai trò quan trọng để duy trì chức năng đầy đủ của van hai lá. Sự không hoàn thiện của van hai lá sẽ dẫn đến các bệnh lý van hai lá như: hẹp van và hở van.

A. HẸP VAN HAI LÁ

1. Đại cương:

1.1 Định nghĩa: Sự mở không hoàn toàn của van 2 lá trong thì tâm trương làm hạn chế dòng máu từ tâm nhĩ trái đi vào tâm thất trái được gọi là hẹp hai lá.

1.2 Dịch tễ học: Hẹp van 2 lá thường gặp ở giới nữ (theo một số công trình, tỷ lệ bệnh này chiếm đến 70% trường hợp nhất là ở thiếu niên và người trẻ tuổi).

1.3 Nguyên nhân:

- Thấp tim: là nguyên nhân rất phổ biến dẫn đến hẹp 2 lá. Theo một vài nghiên cứu có đến 60% bệnh nhân có hẹp 2 lá do thấp nhưng không hề biết tiền sử thấp. Viêm van tim do thấp tái phát nhiều lần với quá trình liền tổn thương, tổ chức mô trong van tim được thay thế bằng quá trình xơ hoá làm lá van co lại, dầy lên, dây chằng co ngắn và cuối cùng là hẹp 2 lá.

- Các nguyên nhân khác ít gặp hơn: Hẹp hai lá do thấp kèm theo thông liên nhĩ (hội chứng lutembacher, hẹp hai lá bẩm sinh đơn thuần rất hiếm gặp).

- Viêm khớp dạng thấp, viêm nội tâm mạc thời kì liền vết thương (di chứng). Bệnh mô liên kết (mucopolysaccharidosis); tim 3 nhĩ.

1.4 Cơ chế sinh bệnh:

Diện tích lỗ van 2 lá ở người trưởng thành bình thường từ 4-6 cm2, khi diện tích mở van nhỏ hơn 2,5 cm2 hoặc 2 cm2, dòng chảy qua van 2 lá bị cản trở tạo nên chênh áp qua van 2 lá giữa nhĩ trái và thất trái trong thời kì tâm trương. Sự chênh áp này còn phụ thuộc vào thể tích tống máu, thời gian đổ đầy tâm trương và áp lực tâm trương thất trái. Chênh áp nhĩ trái dẫn đến tăng áp lực nhĩ trái và kéo dài sẽ dẫn đến giãn nhĩ trái. Sự tăng áp lực nhĩ trái sẽ gây ứ máu giật lùi ở tĩnh mạch phổi. Tăng áp lực mãn tính nhĩ trái và tĩnh mạch phổi gây tăng sản và phì đại các động mạch của phổi và cuối cùng là tăng áp động mạch phổi và tăng lên sức kháng của mạch phổi. Tăng áp của động mạch phổi có thể giảm bớt và trở nên bình thường nếu hẹp hai lá được giải quyết. Nhưng khi sức kháng mạch phổi trở nên cố định thì dù có sửa van hay thay van cũng khó làm giảm được áp lực động mạch phổi. Sự kháng của mạch phổi truyền đến thất phải sẽ gây dầy và giãn thất phải làm tăng thêm hở 3 lá do giãn vòng van.

Tình trạng sinh lý như: sốt cao, cường giáp và mang thai cũng làm tăng lên thể tích tống máu của thất trái và làm nặng thêm tình trạng hẹp 2 lá cũng như chênh áp giữa nhĩ trái và thất trái.

2. Lâm sàng:
3.Cận lâm sàng
4.Chuẩn đoán
5.Biến chứng
6.Điều trị
B.Hở van hai lá
...
Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới

ST
 

Đính kèm

  • BỆNH VAN HAI LÁ.docx
    38,2 KB · Lượt xem: 297
×
Quay lại
Top