Bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không

Tham gia
29/11/2015
Bài viết
1
Bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa hay không ? ảnh hưởng của nước dừa đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ra sao. hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết này nhé.

tieu-duong-thai-ky-co-duoc-uong-nuoc-dua.jpg


Công dụng của nước dừa đối với con người
Nước dừa không xa lạ gì ở những nước nhiệt đới. Nhưng không phải ai cũng biết những công dụng bất ngờ sau từ nước dừa, theo tổng hợp trên trang Eatthis sẽ cho chúng ta thấy những công dụng tuyệt vời của nước dừa.

Tốt hơn các loại nước uống thể thao
Khi tập hoặc chơi thể thao, cơ thể bị mất nước, nhiều người thường có thói quen bổ sung nước bằng các loại nước uống thể thao, tăng lực. Nhưng thực tế, các loại nước thể thao thường chứa nhiều đường, chất phụ gia ảnh hưởng không nhỏ tới các hoóc môn tuyến giáp, gây viêm và sẽ dẫn đến béo phì. Trong khi đó, nước dừa không có các chất trên, lại có chất điện giải tự nhiên giúp bạn nhanh chóng lấy lại năng lượng, phục hồi cơ bắp.

Nguồn bổ sung kali dồi dào
Kali được cho là rất quan trọng cho thận và các cơ quan khác trong cơ thể hoạt động bình thường. Một người thường được đề nghị nên nạp khoảng 3.510 mg kali/ngày. Tuy nhiên, rất ít người cung cấp đủ cho cơ thể lượng trên, trong khi chỉ cần uống một ly nước dừa là bạn đã có khoảng 470 mg.

Phòng tránh các bệnh về tim mạch
Theo nghiên cứu trên tạp chí Journal of Cell & Tissue Research, uống nước dừa thường xuyên còn có khả năng giúp giải phóng chất béo, tránh đột quỵ, giảm huyết áp, lượng cholesterol trong máu và các bệnh tim mạch khác có liên quan.

Nguồn cung magie và canxi
Magie và canxi đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ sức khỏe của xương. Cũng như kali, chúng ta thường không chú ý để cung cấp đủ lượng magie, canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, giờ đây bạn có thể có cách vừa tiết kiệm lại vừa tiện lợi để nạp thêm lượng khoáng chất trên từ việc uống nước dừa.

Tăng khả năng cảm nhận vị giác
Không chỉ đảm bảo về mặt sức khỏe, nước dừa còn tăng khả năng cảm nhận mùi vị tự nhiên của thức ăn, giúp bạn ăn ngon miệng hơn.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với mẹ và bé
Trước khi tìm hiểu “Bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?”, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua “Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đối với mẹ và bé”. Bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra rất nhiều biến đổi trong chế độ sinh hoạt của người mẹ và quá trình phát triển của thai nhi từ 6 tháng tuổi trở đi. Vậy thực tế thì căn bệnh này tác động đến mẹ và bé như thế nào?

Đối với người mẹ
Khi bị tiểu đường thai kỳ người mẹ có nguy cơ tăng huyết áp, bệnh lý võng mạc, nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh tiểu đường làm cho các bà mẹ khó sinh thường hơn mà phải nhờ sự hỗ trợ của phẫu thuật. Trong những trường hợp không phát hiện bệnh và kiểm soát kịp thời người mẹ có nguy cơ sảy thai cao và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Đối với bé
Thai nhi của những mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thường phát triển chậm, có nguy cơ sinh non và suy hô hấp, trẻ có khả năng bị vàng da thể nhẹ bởi lượng Billrubin trong máu tăng cao. Bên cạnh đó, trẻ thường nặng cân bất thường so với trẻ khác nhưng kém về chức năng và phát triển trí tuệ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?
Uống nước dừa có tác dụng giảm cân do có chứa ít calo và chất béo, nhất là thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, giúp đốt cháy nhiều calo từ đó giúp kiểm soát và giảm cân nặng.

Công dụng này rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường vì nếu không kiểm soát tốt cân nặng sẽ ảnh hưởng không tốt tới bệnh tiểu đường.

HOÀN TOÀN CÓ THỂ: Nước dừa còn cải thiện quá trình lưu thông của máu nên rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy Bệnh tiểu đường thai kỳ có được uống được nước dừa không? Khi bệnh nhân sử dụng nước dừa, một số khoáng chất trong đó sẽ làm giãn nở huyết mạch, giảm hình thành các cục máu đông nên sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn. Chất xơ và Axit Amino trong nước dừa còn có thể cản trở cơ thể hấp thu đường, tăng nhạy cảm với insulin.

Theo các chuyên gia Dinh dưỡng và Nội tiết, khi bị tiểu đường thai kỳ, phụ nữ hoàn toàn có thể uống được nước dừa nhưng cách uống thì cần phải thay đổi bằng phương pháp thay thế như một bữa ăn phụ.

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ thì việc lựa chọn các loại thực phẩm cần đặc biệt chú ý tới. Bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ sau khi sinh bằng cách vạch ra chế độ ăn uống và tập thể dục khoa học.

Cách uống nước dừa đúng cách cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
Như đã giải thích ở trên, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống nước dừa hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho sức khoẻ, các mẹ nên chọn mua dừa quả còn trong buồng về lấy nước uống trực tiếp. Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng cần chú ý đến lượng nước dừa và lựa chọn thời điểm thích hợp để uống.

  • Hạn chế uống nước dừa trong 3 tháng đầu: Đây là giai đoạn chị em thường phải đối mặt với chứng ốm nghén khi mang thai. Nếu uống nước dừa trong khoảng thời gian này sẽ nhanh chóng làm cho tình trạng ốm nghén càng trầm trọng hơn. Đặc biệt, các mẹ không nên uống nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi.
  • Không nên uống nước dừa vào buổi tối: Nước dừa có tính hàn nên sẽ khiến các mẹ phải tiểu đêm nhiều, khiến người bệnh đứng trước nguy cơ bị viêm đường tiết niệu.
  • Không được uống nước dừa quá nhiều: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong nước dừa vẫn chứa một lượng đường nhất định. Mặc dù, lượng đường chứa trong nước dừa không nhiều và tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường nhưng các mẹ cũng không nên quá lạm dụng. Mẹ bầu chỉ nên uống 1 – 2 quả dừa mỗi ngày và đặc biệt là không nên ăn cùi dừa vì nó có chứa nhiều axit béo no không tốt cho tình trạng bệnh.
  • Với những mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi uống nước dừa.
Hy vọng câu trả lời sẽ giải đáp được thắc mắc cho mẹ bầu: Bị tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không? Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe và giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phải tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đây là cách giúp các mẹ có thể kiểm soát được lượng đường trong máu, tránh được những biến chứng phức tạp do bệnh gây ra.
 
×
Quay lại
Top