Bệnh...ngại phát biểu của sinh viên

phithuongkaka

Lữ khách qua đường
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/11/2010
Bài viết
571
Thiếu tự tin trong giao tiếp của một số đông sinh viện hiện nay đã khiến họ không phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân. Bệnh ngại phát biểu đã trở thành một lối mòn mà nhiều sinh viên đang sẵn sàng “áp dụng” trong học tập. Đây là một thực trạng buồn có thật.

19451291902598.jpeg

Ngại nói!

“Đầu tiên các bạn hãy biết lắng nghe. Chúng ta thường nghe 40% mỗi ngày. Nếu chịu lắng nghe thì chúng ta sẽ nhanh chóng biết được phải làm cái gì. Tuy nhiên, lắng nghe đồng thời đi với phát biểu, nhiều sinh viên hiện nay ngại phát biểu , rụt rè trong giao tiếp nên đã đánh mất nhiều cơ hội trong học tập cũng như giao tiếp” (nội dung chương trình giao lưu C2S- giao tiếp để thành công cho hơn 800 sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM)

Sinh viên hiện nay mắc một “chứng bệnh” là: trên thầy giảng bài, phía dưới sinh viên nói chuyện riêng, lúc giảng viên dành thời gian cho thảo luận, phát biểu ý kiến thì lại ngồi im re. Một thực trạng nữa là nhiều sinh viên năm 3, năm 4 mà vẫn ngại phát biểu, chỉ biết đến lớp chép bài.


Lên giảng đường ngồi im!

Nhiều sinh viên cả năm học chỉ phát biểu một, hai lần, thậm chí có một vài bạn không bao giờ thấy phát biểu. Đó là chưa kể đến một vài trường hợp vắng mặt thường xuyên trên lớp. N, lớp tôi, quê ở Huế chỉ xuất hiện vào đầu năm học để nhận lớp và cuối kì khi đi thi kết thúc môn, theo lời bạn bè nói thì N “ở nhà tự học” và mỗi lần N “bất chợt” xuất hiện trên lớp thì đó là một sự kiện lạ.

Có thể lên đại học nhiều bạn mang tâm lí “nửa người lớn”, ngại nói nhiều, không còn giữ được “tác phong nhí nhảnh” như hồi cấp 2, cấp 3. Bởi vậy, ít nói chuyện hoặc ngại nói chuyện là tâm lí chung của không ít sinh viên. Trong khi nhiều bạn sinh viên thích làm quen, nói chuyện thì ngược lại có một vài bạn lại lười giao tiếp và thậm chí không thích có thêm bạn mới, chỉ chơi với những người bạn đã quen trước đó hồi cấp 3.

Hoa, sinh viên năm 2, khoa kinh Tế luật (ĐHQG-TP.HCM) trò chuyện “Tớ mắc chứng ngại làm quen, nhiều khi cũng buồn lắm, lên giảng đường rồi lại về, cứ thế, nhưng tiếp xúc với người mới tớ lại ngại và có khi cũng chẳng được lâu”.

Việc lên giảng đường nghe thầy cô giảng, ghi chép bài theo thầy cô rồi ra về trở thành thói quen của sinh viên hiện nay. Khi thầy cô hỏi bài chỉ một vài bạn phát biểu, có khi những bạn này được lặp lại nhiều lần trong các tiết học, giờ giảng, còn bạn nào không bao giờ phát biểu thì cũng cứ ngồi im cho thời gian trên lớp trôi qua. Có sự khác biệt trong cách học và cách tư duy của những bạn chăm phát biểu với những bạn lười phát biểu, kết quả học tập giữa các bạn này cũng có sự khác xa nhau.

Nguyên nhân

Sự thiếu tự tin trong giao tiếp là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh ngại phát biểu của sinh viên.

Sợ bị chọc quê, sợ nói ra sẽ không được bạn bè nghe “lọt tai”, nên nhiều bạn sinh viên khi đứng lên trả lời câu hỏi hoặc đứng trước đám đông thì thường run, và bao nhiêu “ý tưởng” trong đầu “không cánh mà bay”. Có những bạn lần đầu tiên lên thuyết trình theo sự chỉ định của giảng viên thì tỏ ra run và lúng túng. Khi run thì kéo theo một số tật như quên bài, nói lắp, thậm chí nói sai, tay run khi cầm micro...Chính sự không tự tin về giao tiếp của bản thân đã làm không ít sinh viên ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác, ngay cả bạn bè trong lớp.

Có nhiều bạn sinh viên giờ ra chơi muốn lên hỏi bài giảng viên vì lúc nghe giảng có nhiều chỗ không hiểu, thế nhưng lại cứ ngại ngùng, ngần ngại và kết quả “chỗ nào không hiểu thì vẫn không hiểu”. Hoàng (sinh viên năm 2 khoa Địa lí trường ĐH KHXH & NV) bộc bạch: “Đã hai năm đại học rồi, nhưng nói thật mình ngại nói chuyện với các bạn trong lớp lắm, mình chỉ chơi với 2 thằng bạn thân ở cùng quê vào đây học thôi, mình cũng đang cố gắng thay đổi này”.

Chính khả năng giao tiếp kém hoặc tự cảm thấy mình không đủ tự tin để nói chuyện trước đám đông hoặc phát biểu bài đã khiến nhiều bạn sinh viên e dè trong cách nói chuyện. Đôi khi nhiều bạn có tâm lí lo sợ nên không dám thử tiếp xúc với người lạ hoặc bạn bè mới trong lớp. Một số bạn lại cho rằng: Lên đại học thì không cần phát biểu nhiều, chỉ cần khả năng tự học của mình là được. Tôi đồng ý là sinh viên chủ yếu là tự học nhưng không phát biểu không phải là đặc tính của sinh viên, bất cứ ai khi đi học đều nên tham gia thảo luân, trình bày ý kiến của bản thân, đó là cách học tốt nhất để tập khả năng tư duy lôgic, khả năng sáng tạo và cả chống lại khả năng lười suy nghĩ của mỗi người. Ngay cả người đi làm họ cũng luôn phải phát biểu ý kiến, quan điểm, lập trường của mình và cấp trên của họ chỉ biết khi họ trình bày ý kiến.

Học cách thay đổi

Giao tiếp là kĩ năng rất cần thiết cho bạn trẻ. “Thành công của một người không chỉ phụ thuộc vào khả năng chuyên môn sự thông minh, cần cù mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả đạt được trong quá trình giao tiếp” (Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn). Sự thông minh sáng tạo của bản thân phụ thuộc vào chính cách giao tiếp và khả năng phát biểu của bạn trước nhiều người, bạn được nói và được nhận những ý kiến quý giá từ phía mọi người, có thể đó là một lời khuyên, một cử chỉ động viên, một ý nhắn nhủ . . .

Cố gắng thoát khỏi tư duy sợ sệt đang chế ngự hoặc đang hình thành trong con người bạn.

Làm quen, hòa đồng, cố gắng thay đổi mình khi tiếp xúc với bạn bè là cơ hội tốt để bạn trở nên dễ thương và dễ gần hơn trong mắt mọi người.

Tập những đưa ra ý kiến, quan điểm và cả những lời phát biểu trên lớp hoặc làm việc nhóm là thói quen giúp bạn rất nhiều sau này.

Đừng bao giờ khép lòng mình bạn nhé!

(ST)
 
Nói vậy chứ khó thực hiện lắm!!!
:KSV@02::KSV@13::KSV@02::KSV@13:
 
Hjhj bệnh chung của SV mà, dù biết chính xác câu trả lời cũng không muốn nói, riêng als thì vì không muốn nổi tiếng và không tự tin vào câu trả lời của mình hjx. Bệnh cũng nặng lắm àh:KSV@01:
 
Thiếu tự tin trong giao tiếp của một số đông sinh viện hiện nay đã khiến họ không phát huy được khả năng sáng tạo của bản thân. Bệnh ngại phát biểu đã trở thành một lối mòn mà nhiều sinh viên đang sẵn sàng “áp dụng” trong học tập. Đây là một thực trạng buồn có thật.

19451291902598.jpeg

Ngại nói!

“Đầu tiên các bạn hãy biết lắng nghe. Chúng ta thường nghe 40% mỗi ngày. Nếu chịu lắng nghe thì chúng ta sẽ nhanh chóng biết được phải làm cái gì. Tuy nhiên, lắng nghe đồng thời đi với phát biểu, nhiều sinh viên hiện nay ngại phát biểu , rụt rè trong giao tiếp nên đã đánh mất nhiều cơ hội trong học tập cũng như giao tiếp” (nội dung chương trình giao lưu C2S- giao tiếp để thành công cho hơn 800 sinh viên thuộc các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn TP.HCM)

Sinh viên hiện nay mắc một “chứng bệnh” là: trên thầy giảng bài, phía dưới sinh viên nói chuyện riêng, lúc giảng viên dành thời gian cho thảo luận, phát biểu ý kiến thì lại ngồi im re. Một thực trạng nữa là nhiều sinh viên năm 3, năm 4 mà vẫn ngại phát biểu, chỉ biết đến lớp chép bài.


Lên giảng đường ngồi im!

Nhiều sinh viên cả năm học chỉ phát biểu một, hai lần, thậm chí có một vài bạn không bao giờ thấy phát biểu. Đó là chưa kể đến một vài trường hợp vắng mặt thường xuyên trên lớp. N, lớp tôi, quê ở Huế chỉ xuất hiện vào đầu năm học để nhận lớp và cuối kì khi đi thi kết thúc môn, theo lời bạn bè nói thì N “ở nhà tự học” và mỗi lần N “bất chợt” xuất hiện trên lớp thì đó là một sự kiện lạ.

Có thể lên đại học nhiều bạn mang tâm lí “nửa người lớn”, ngại nói nhiều, không còn giữ được “tác phong nhí nhảnh” như hồi cấp 2, cấp 3. Bởi vậy, ít nói chuyện hoặc ngại nói chuyện là tâm lí chung của không ít sinh viên. Trong khi nhiều bạn sinh viên thích làm quen, nói chuyện thì ngược lại có một vài bạn lại lười giao tiếp và thậm chí không thích có thêm bạn mới, chỉ chơi với những người bạn đã quen trước đó hồi cấp 3.

Hoa, sinh viên năm 2, khoa kinh Tế luật (ĐHQG-TP.HCM) trò chuyện “Tớ mắc chứng ngại làm quen, nhiều khi cũng buồn lắm, lên giảng đường rồi lại về, cứ thế, nhưng tiếp xúc với người mới tớ lại ngại và có khi cũng chẳng được lâu”.

Việc lên giảng đường nghe thầy cô giảng, ghi chép bài theo thầy cô rồi ra về trở thành thói quen của sinh viên hiện nay. Khi thầy cô hỏi bài chỉ một vài bạn phát biểu, có khi những bạn này được lặp lại nhiều lần trong các tiết học, giờ giảng, còn bạn nào không bao giờ phát biểu thì cũng cứ ngồi im cho thời gian trên lớp trôi qua. Có sự khác biệt trong cách học và cách tư duy của những bạn chăm phát biểu với những bạn lười phát biểu, kết quả học tập giữa các bạn này cũng có sự khác xa nhau.


Nguyên nhân

Sự thiếu tự tin trong giao tiếp là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh ngại phát biểu của sinh viên.

Sợ bị chọc quê, sợ nói ra sẽ không được bạn bè nghe “lọt tai”, nên nhiều bạn sinh viên khi đứng lên trả lời câu hỏi hoặc đứng trước đám đông thì thường run, và bao nhiêu “ý tưởng” trong đầu “không cánh mà bay”. Có những bạn lần đầu tiên lên thuyết trình theo sự chỉ định của giảng viên thì tỏ ra run và lúng túng. Khi run thì kéo theo một số tật như quên bài, nói lắp, thậm chí nói sai, tay run khi cầm micro...Chính sự không tự tin về giao tiếp của bản thân đã làm không ít sinh viên ngại ngùng khi tiếp xúc với người khác, ngay cả bạn bè trong lớp.

Có nhiều bạn sinh viên giờ ra chơi muốn lên hỏi bài giảng viên vì lúc nghe giảng có nhiều chỗ không hiểu, thế nhưng lại cứ ngại ngùng, ngần ngại và kết quả “chỗ nào không hiểu thì vẫn không hiểu”. Hoàng (sinh viên năm 2 khoa Địa lí trường ĐH KHXH & NV) bộc bạch: “Đã hai năm đại học rồi, nhưng nói thật mình ngại nói chuyện với các bạn trong lớp lắm, mình chỉ chơi với 2 thằng bạn thân ở cùng quê vào đây học thôi, mình cũng đang cố gắng thay đổi này”.

Chính khả năng giao tiếp kém hoặc tự cảm thấy mình không đủ tự tin để nói chuyện trước đám đông hoặc phát biểu bài đã khiến nhiều bạn sinh viên e dè trong cách nói chuyện. Đôi khi nhiều bạn có tâm lí lo sợ nên không dám thử tiếp xúc với người lạ hoặc bạn bè mới trong lớp. Một số bạn lại cho rằng: Lên đại học thì không cần phát biểu nhiều, chỉ cần khả năng tự học của mình là được. Tôi đồng ý là sinh viên chủ yếu là tự học nhưng không phát biểu không phải là đặc tính của sinh viên, bất cứ ai khi đi học đều nên tham gia thảo luân, trình bày ý kiến của bản thân, đó là cách học tốt nhất để tập khả năng tư duy lôgic, khả năng sáng tạo và cả chống lại khả năng lười suy nghĩ của mỗi người. Ngay cả người đi làm họ cũng luôn phải phát biểu ý kiến, quan điểm, lập trường của mình và cấp trên của họ chỉ biết khi họ trình bày ý kiến.


Học cách thay đổi

Giao tiếp là kĩ năng rất cần thiết cho bạn trẻ. “Thành công của một người không chỉ phụ thuộc vào khả năng chuyên môn sự thông minh, cần cù mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả đạt được trong quá trình giao tiếp” (Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn). Sự thông minh sáng tạo của bản thân phụ thuộc vào chính cách giao tiếp và khả năng phát biểu của bạn trước nhiều người, bạn được nói và được nhận những ý kiến quý giá từ phía mọi người, có thể đó là một lời khuyên, một cử chỉ động viên, một ý nhắn nhủ . . .

Cố gắng thoát khỏi tư duy sợ sệt đang chế ngự hoặc đang hình thành trong con người bạn.

Làm quen, hòa đồng, cố gắng thay đổi mình khi tiếp xúc với bạn bè là cơ hội tốt để bạn trở nên dễ thương và dễ gần hơn trong mắt mọi người.

Tập những đưa ra ý kiến, quan điểm và cả những lời phát biểu trên lớp hoặc làm việc nhóm là thói quen giúp bạn rất nhiều sau này.


Đừng bao giờ khép lòng mình bạn nhé!

(ST)
haizz tình trạng chung roài á, chả bít thay đổi sao đây
 
×
Quay lại
Top