Bên trong Mặt trăng có gì?

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Các nhà khoa học đã tìm ra bí mật ẩn dưới bề mặt của Mặt trăng. Tuy nhiên, đó không phải là chị Hằng hay thỏ ngọc.

1294815627.img.jpg

Mặt trăng có một lõi thể rắn dày 480 km được bao bên ngoài bởi một lớp sắt nóng chảy. Ảnh minh họa. Tờ The CS Monitor cho hay, dựa vào các dữ liệu đo đạc địa chấn bề mặt Mặt trăng do tàu Apollo thu được từ 30 năm trước, các nhà khoa học lần đầu tiên đã có cuộc “thám hiểm” vào tâm của Mặt trăng.

Theo đó, Mặt trăng có một lõi thể rắn chứa sắt dày khoảng 483 km được bao bên trong bởi một lớp thép nóng chảy dày 90 km. Ở phần ranh giới giữa hai bộ phận này còn có một lớp vật chất nóng chảy dày khoảng 149 km.

Nỗ lực này giúp con người lần đầu tiên quan sát trực tiếp phần lõi của Mặt trăng cũng như các tầng địa chất khác bên dưới bề mặt của nó, Renee Weber, người phụ trách chương trình nghiên cứu, thuộc Trung tâm Vũ trụ Marshall, Huntsville khẳng định.

Trên thực tế, phần lõi sắt của Mặt trăng được bao bọc bởi một lớp sắt nóng chảy không phải là điều gì mới. Tuy nhiên, trước đây, người ta chưa từng có chứng cứ nào trực tiếp và chắc chắn để chứng minh giả thyết này.

Những phân tích và quan sát mới đã đêm đến một cơ hội hoàn toàn mới cho những số liệu vốn trước đây bị cho là không thích hợp để nghiên cứu các tầng địa chất sâu bên dưới bề mặt của Mặt trăng.

“Tôi cho rằng có thể sử dụng những số liệu này cho rất nhiều nghiên cứu khác nhau”, Weber nói.

Cách đây hơn 30 năm, trong kế hoạch Apollo, các nhà du hành vũ trụ của NASA đã lắp đặt 4 thiết bị đoa địa chấn trên bề mặt Mặt trăng. Vào năm 1977, những thiết bị này đã truyền những dữ liệu cuối cùng về Trái đất. Năm năm sau đó, kế hoạch Apollo kết thúc.

Hiện tại, việc sử dụng những sóng địa chấn do Mặt trăng tạo ra để nghiên cứu kết cấu bên trong của Mặt trăng giống như các nhà địa chất sử dụng số liệu địa chấn để nghiên cứu kết cấu lõi của Trái đất.

Tuy nhiên, trong suốt lịch sử tồn tại của mình, Mặt trăng đã từng bị những va chạm dữ dội khiến phần vỏ và phần lõi có nhiều đứt gãy. Cũng có nghĩa là sóng địa chấn bị yếu đi và những số liệu mà các nhà khoa học đang có càng trở nên khó giải thích hơn.

Việc sử dụng phương pháp phân tích mới cộng thêm sự cải thiện về tốc độc của máy tính kể từ sau thời kỳ tàu Apollo đã giúp Weber và các cộng sự của mình thu được những kết quả hoàn toàn mới trên dữ liệu do tàu Apollo gửi về.

Những số liệu địa chấn bề mặt Mặt trăng củng cố thêm giả thuyết về sự hình thành của Mặt trăng vốn đã rất phổ biến trước nay. Các đây 4,5 tỷ năm một thiên thể có kích thước tương đương đã va chạm với Trái đất tạo ra nhiều mảnh vụn. Lực hấp dẫn đã tập hợp những mảnh vụn này lại và tạo nên Mặt trăng như ngày nay.

Những nghiên cứu về Mặt trăng trong một vài năm trở lại đây cho thấy, so với những gì con người đã tưởng tượng 10 năm trước đó, Mặt trăng phức tạp và thú vị hơn rất nhiều.

“Ngay này chúng ta vẫn chưa biết gì nhiều về phần lõi bên trong của Mặt trăng”, Ed Garnero một nhà địa chấn học thuộc Đại học bang Arizona khẳng định trong một báo cáo gần đây, “những thông tin này sẽ là chìa khóa để chúng ta giải mã quá trình hình thành và diễn hóa của Mặt trăng, trong đó bao gồm cả thời kỳ đầu của Trái đất”.


 
×
Quay lại
Top