Báo động: 70% sinh viên năm 4 không biết làm gì sau khi tốt nghiệp ?

mai_lady

past - present - future
Thành viên thân thiết
Tham gia
2/3/2012
Bài viết
4.914
Những câu trả lời ngây ngô Nhiều sinh viên vẫn hỏi nhau rằng: Sau này ra trường cậu định làm gì? Đa phần câu trả lời nhận được là: Tớ chưa biết nữa; Tớ không biết; Tớ thì làm gì cũng được ...
Chọn nghề nào?
Chọn ngành không yêu thích
Nếu tôi là hiệu trưởng: Dạy võ thuật cho sinh viên báo chí
Cuộc sống cực khổ của người đàn bà nghìn tỷ


Đó là những câu trả lời mà các cử nhân tương lai đại diện cho tri thức, “chủ nhân tương lai của đất nước” vẫn thường “thật thà” tâm sự với nhau. Hầu hết, sinh viên không có chút định hướng nghề nghiệp cụ thể nào cho bản thân khi ra trường.

“Khi thi đỗ ĐH, mình cứ ngỡ rằng đã thực hiện được ước mơ của bản thân rồi. Sau này ra trường, mình sẽ có một công việc nhàn hạ, không phải lao động tay chân. Thế nhưng, khi vào học trong trường ĐH, mình thực sự thấy nản vì kiến thức học quá loãng và chung chung.

Mình không hiểu khoa đang đào tạo mình ra làm gì nữa và bây giờ chính mình cũng không hiểu mình sẽ làm gì khi ra trường đây.

Nhiều khi suy nghĩ mà thấy mệt mỏi và chán nản. Tuy nhiên, không học tiếp thì biết làm gì bây giờ nên mình cứ học mà không biết sau này bản thân có kiếm được việc làm hay không…”, Trần Tiến Dũng, sinh viên năm thứ 4, Khoa Quản Trị Văn Phòng, trường ĐH Nội Vụ tâm sự.

Có đến 70% sinh viên năm cuối không xác định được sau khi tốt nghiệp sẽ làm công việc gì. Hậu quả của việc thiếu định hướng nghề nghiệp và chọn trường cảm tính

Khúc Thị Oanh, sinh viên năm thứ 3, khoa Quản Trị nhân lực, trường ĐH Lao động xã hội nói: “Tôi chọn ngành Quản Trị nhân lực của trường ĐH Lao động xã hội vì tôi thấy ít trường đào tạo ngành này. Và tôi nghĩ, sau khi ra trường, tôi sẽ có cơ hội việc làm nhiều hơn. Tuy nhiên, còn 1 năm nữa là ra trường nhưng thực tình tôi cũng chưa biết được sau này mình sẽ làm gì nữa. Tôi lo kiến thức được học trong trường ĐH không biết có áp dụng được khi ra trường không? Nói chung là nản lắm…”

Các chuyên gia đầu ngành nói gì về thực trạng này?

Thiếu định hướng nghề nghiệp rất nguy hại. Nó quyết định đến tương lai sau này của các bạn. Cụm từ “thất nghiệp” sẽ là “hòn đá” đè nặng lên vai các bạn trẻ sau khi ra trường. Và hiện trạng này vẫn đang là dấu hỏi chưa có lời giải đáp thuyết phục.

Theo nghiên cứu mới nhất của T.S Trịnh Văn Tùng và TS. Phạm Huy Cường, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN: Có đến 70% sinh viên năm cuối của ĐHQGHN vẫn chưa thấy được mối liên hệ giữa ngành học và các lĩnh vực nghề nghiệp của xã hội, chưa có một định hướng nào cho ngành nghề sau khi tốt nghiệp…

Các chuyên gia giáo dục cho rằng: Việc thiếu định hướng về việc làm của đại đa số sinh viên hiện nay bắt nguồn từ khi các bạn sinh viên còn cầm trên tay cuốn “Những điều cần biết về các trường ĐH, CĐ”.

Cũng theo một khảo sát mới của T.S Trịnh Văn Tùng: Một bộ phận không nhỏ sinh viên ngay từ bước đầu lựa chọn ngành học, trong quá trình học đã không có một định hướng cụ thể nào và cũng không được ai khuyên về các nghề thiết thực gắn với ngành học của mình. Việc sinh viên tiếp cận và theo học chuyên ngành hiện tại đôi khi xuất phát từ ngẫu nhiên, từ một kinh nghiệm gia đình, bạn bè hoặc mục đích chỉ đáp ứng cầm được tấm bằng đại học trên tay…

Nguồn: Hướng nghiệp
 
đó cũng chỉ là chuyện thường tình ở việt nam chúng ta học đại học có 4 năm khối kinh tế, có tới 3 năm học các môn không phải chuyên ngành chỉ có một kỳ là học chuyên ngành, một kỳ thực tập thì sinh viên làm sao có thể có kiến thức được chứ, thực hành lại là một điều tồi tệ không cần phải bàn ở việt nam
 
thực sự mình thấy nền giáo dục Việt Nam mình không đưa được những hiểu biết đầy đủ về ngành nghề cho học sinh trong tương lai. thật sự khi cầm trên tay hồ sơ đăng ký tuyển sinh các bạn chỉ chọn theo cảm tính, thấy hợp ngành gì thì chọn ngành đó mà không hình dung được ngành này cụ thể làm những gì, nhất là các bạn học sinh nông thôn, không được tiếp xúc nhiều với sự đang dạng nghề nghiệp như ở thành phố. mình nghĩ nên có những triển lãm và giới thiệu về việc làm trong các trường phổ thông,để các bạn học sinh có thể hình dung phần nào những công việc của từng ngành, và tìm được ra những công việc trong tương lai, điều này là rất cần thiết. ở nước ngoài họ làm như vậy từ lâu rồi. còn ở VN mình thì chán quá. tất cả do học sinh tự nhận thức và tìm hiểu lấy. mà 18t chưa đủ chín chắn để xác định đúng đắn cho hướng đi tương lai của mình. chính vì vậy mơi có tính cảnh như hiện nay, sinh viên không biết ngành mình học có thực sự phù hợp không.
 
cái này thì đúng rồi còn gì,học rất nhiều nhưng không trọng tâm,cũng không có thực hành,sinh viên a trường nếu tìm được việc cũng phải đào tạo lại hết,đa số đều làm trái ngành hoặc làm việc chân tay khi mới ra trường cả
 
tuyển sinh thì cứ tuyển, ra ngành mới thì cứ ra, dạy xong thì xuất xưởng, đó là việc của trường các trường ĐH, việc làm là chuyện của sinh viên, nản!!!
có nhiều ngành học xong ko biết ra sẽ làm gì!!! điều kiện ở VN thì quá tệ, trong khi cứ các trường nước ngoài có cái gì các trường VN cũng phải có cái đó mới chịu đc!!! oải!!
 
tuyển sinh thì cứ tuyển, ra ngành mới thì cứ ra, dạy xong thì xuất xưởng, đó là việc của trường các trường ĐH, việc làm là chuyện của sinh viên, nản!!!
có nhiều ngành học xong ko biết ra sẽ làm gì!!! điều kiện ở VN thì quá tệ, trong khi cứ các trường nước ngoài có cái gì các trường VN cũng phải có cái đó mới chịu đc!!! oải!!

thế anh đã tốt nghiệp chưa vậy :KSV@13:
 
tuyển sinh thì cứ tuyển, ra ngành mới thì cứ ra, dạy xong thì xuất xưởng, đó là việc của trường các trường ĐH, việc làm là chuyện của sinh viên, nản!!!
có nhiều ngành học xong ko biết ra sẽ làm gì!!! điều kiện ở VN thì quá tệ, trong khi cứ các trường nước ngoài có cái gì các trường VN cũng phải có cái đó mới chịu đc!!! oải!!
sv ra trường có tấm bằng k thôi vẫn chưa đủ( k tính loại cực kì giỏi ) mà còn phải có thêm gia thế và .......money cho các " cụ " mới có cơ hội được làm nghề mình muốn
 
Rồi đây cái bằng DH của mình có cơ hội để dùng không nhỉ? :D Ước gì đào tạo gắn liền vs doanh nghiệp :)
 
do chương trình học, tính tự lập và suy nghĩ của sinh viên, tâm lý con người việt nam
 
Em là học sinh cuối cấp, chuẩn bị thi vào ĐH nhưng đến đâu cũng nghe và thấy những thông tin, bài báo nói về điều này. Rằng chương trình học nặng nề, chưa phù hợp,... rồi ra trường không có việc làm, tình trạng thất nghiệp,...
Càng biết thêm thì càng nản.
Bọn em biết làm sao đây? Đành cứ phải tiếp tục lao đầu vào học và thi ĐH thôi.
 
Tại cả nền giáo dục, tại cả các bậc phụ huynh, không thể trách các bạn học sinh, Định hương là điều quan trọng nhất
 
Thi van thi, truot thi lai, do di hoc, nghi hoc di lam hay xuat khau ld la chuyen bt. Khi hoc dh roi ms hjeu?kau ns: dai hoc khong nhu minh nghj :)) thoi thi cac em lop' 12 van phai co' do$cho ba ma' vui long :X
 
Tại nền giáo dục Việt Nam mà ra cả, cái cần thì không chịu dạy, cái dạy thì chẳng ứng dụng được gì cả. Chỉ riêng môn lịch sử, học đi học lại 12 năm trời, lúc nào cũng ca ngợi vẻ vang, hào hùng của dân tộc, nhưng khổ, thử hỏi học cho đã rồi có ai nhớ được gì không, thà học ít mà chất còn hơn học nhiều mà lang mang. Học thì chẳng bao giờ cho học sinh thực hành, thi học sinh giỏi thì cũng chỉ toàn là lý thyết. Trường Đh thì cho mở nhan nhản, cứ phải đua đòi trình độ đh cho bằng nước ngoài, không biết chấp nhận thực tế ở Việt Nam. Đã vậy còn có dụ con ông cháu cha, người tài thì không được trọng dụng. 12 năm học + 4 năm đại học mà chẳng có cái gì tự sáng tạo cho bản thân. Nền giáo dục mà không chịu cải tổ thì không biết tương lai đất nước sẽ đi về dâu. Vì 1 nền giáo dục chẳng ra đâu mà làm huỷ hoại cả 1 thế hệ tương lai.
 
Mỗi ngành nghề đều được đào tạo theo chương trình chung của Bộ GDDT. Nếu một ngành có tỷ lệ thất nghiệp ở hướng cao thì bộ sẽ điều chỉnh cho phù hợp.Nhưng sao tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Câu trả lời này tôi không giải được.....
Nhưng học gần ra trường rồi mà nói mình cần gì làm gì mà không biết nữa thì quá uổng phí bốn năm học tập. 70% sinh viên ra truờng mà không biết làm gì một con số kinh ngạc. Vậy trường đại học mọc lên nhiều như thế làm gì???????? Nhà trường không dạy sinh viên khi ra trường có thể làm được gì, ở đâu, làm được chuyên ngành gì thay thế,... Nhà trường chỉ cần đủ chỉ tiêu đã đề ra, xay ra hầu hết với các trường tư thục vậy sinh viên làm sao có thể làm được việc đây?????? Nói đi cũng phải nói lại không hẳn do nhà trường không, cung một phần do sinh viên tụi mình thôi. Tôi nghe thầy cô nói rằng những ngành nghề thiếu thì thiếu rất nhiều trong khi thừa cũng không ít. Chọn ngành nghề cứ theo số đông, chưa tìm hiểu rõ ngành mình chọn mà đặt bút ghi rồi.
Là sinh viên thì thấy "chán", ra trường thì không biết tương lai về đâu, có bằng cũng "xếp xó" để vào tủ chẳng được việc đem ra làm gì??? Còn bao nhiêu câu hỏi đặt ra cho "kỹ sư tương lai" nữa đây????????
:KSV@20::KSV@01::KSV@20:
 
Mình nghĩ là do chưa có kỹ năng thực tế nhiều nên mới vậy, đi làm khoảng vài tháng là quen việc thôi mà :D
 
×
Quay lại
Top