Bánh trung thu cao cấp cho dịp Trung thu

namlee246

Thành viên
Tham gia
10/7/2019
Bài viết
0
Văn hoá dân gian của người Việt Nam và người Trung Hoa có nhiều nét tương đồng, ý nghĩa bánh trung thu cũng không ngoại lệ. Nếu người Trung Hoa ăn bánh chưng vào Tết Đoan Ngọ, người Việt cũng có phiên bản bánh chưng của riêng mình để ăn và thờ cúng trong tết Nguyên Đán. Nếu người Việt ta có bánh trôi nước cho rằm tháng giêng, dân tộc láng giềng cũng có bột vò viên. Tương tự, chúng ta gặp gỡ văn hoá Trung Hoa ở tục ăn bánh Trung thu vào rằm tháng tám (âm lịch). Cùng HAN Mooncake tìm hiểu ý nghĩ bánh trung thu nhé.
2019%E2%80%A6C3%BD-ngh%C4%A9a-b%C3%A1nh-trung-thu-1024x687.png


Nguồn Gốc Bánh Trung Thu
Đằng sau bánh trung thu có nhiều sự tích dân gian thú vị. Ở Trung Quốc, bánh trung thu còn được gọi là bánh trăng bởi có hình tròn, được coi là biểu trưng cho phúc lành và đoàn tụ. Mỗi năm vào ngày 15 của tháng 8 lịch âm là ngày tết Trung thu , người dân nơi đây sẽ sum họp với gia đình, ăn bánh trăng, uống trà và thưởng nguyệt.
2019%E2%80%A6C3%BD-ngh%C4%A9a-b%C3%A1nh-trung-thu-1024x687.png


Ngoài tên gọi bánh nguyệt, người Trung Quốc còn gọi bánh trung thu là bánh Hồ, tức bánh của người Hồ, hoặc bánh nhỏ hay bánh đoàn viên. Khởi sinh bánh được làm để cúng lễ, sau này được người dân trực tiếp ăn sau khi cúng Trung thu như một cách hưởng lộc.

Sách sử Trung quốc ghi nhận sự ra đời của bánh trung thu từ rất sớm. Từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh kỷ niệm Thái sư Văn Trọng, láy tên là bánh Thái Sư. Đây được coi là phiên bản đầu tiên của bánh trung thu hiện đại. Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt vừng, hạt hồ đào, hạt dưa để làm phong phú thêm nguyên liệu cho bánh nguyệt. Khi đó, nếu dùng hạt hồ đào làm nguyên liệu chính để làm bánh thì bánh sẽ còn được gọi tên là bánh Hồ Đào.

Trong dân gian thời Đường có nhiều người hành nghề làm bánh, ở thành phố Trường An có những nghệ nhân làm bánh tiếng tăm. Tương truyền rằng vào một đêm Trung thu, vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi đang ăn bánh Hồ Đào và thưởng trăng. Chê tên bánh Hồ nghe không hay, vua Đường Huyền Tông đặt cho bánh tên là bánh Nguyệt, tức tròn tựa trăng đêm rằm. Vì lẽ này mà bánh Trung thu có tên gọi là bánh Nguyệt cho đến tận ngày nay.

Đến thời Tống, tập tục ăn bánh trung thu rất thịnh hành trong giới quý tộc Trung Hoa. Thơ Tống có nhiều bài ngâm về việc ăn bánh trung thu và thưởng trăng vào ngày 15 tháng 8. Thời đó, tục ăn bánh trung thu còn mới mẻ trong dân gian. Các nhà kinh doanh bánh dùng sự tích Hằng Nga trên cung trăng nhằm tăng ý nghĩa cho bánh trung thu, cũng là tạo thị hiếu để bán được thêm bánh.

Đến thời hiện đại, bánh trung thu tiếp tục là một thức bánh truyền thống ý nghĩa trung thu không thể thiếu, vừa đồng thời là một thức quà trung thu để mọi người trao tặng nhau. Số lượng bánh trung thu cao cấp được sản xuất hằng năm ở Châu Á là một con số khổng lồ.
 
×
Quay lại
Top