Bánh kagamimochi – món ăn ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới tại Nhật

DHN1993

Thành viên
Tham gia
2/11/2013
Bài viết
28
Bánh kagamimochi – món ăn ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới tại Nhật
Người dân Nhật Bản có phong tục dâng bánh kagamimochi lên các đấng thần linh vào ngày đầu tiên của năm mới đến ngày 11 tháng riêng. Họ cùng nhau cầu nguyện một năm hạnh phúc và trang trí bánh thật đẹp.
Kagamimochi (鏡餅), gọi như vậy nhưng thực chất là món ăn để người dân Nhật thể hiện sự kính trọng đối với đấng thần linh.
Bánh Omochi được ăn trong rất nhiều dịp: bánh Omochi trong những ngày nắng, bánh Omochi trong những dịp cầu may mắn, bánh Omochi cho dịp lễ tạ ơn hay bánh Omochi trong lễ cầu sức khoẻ…Từ xưa, bánh Omochi được coi là món ăn gắn liền tâm tư, tình cảm của người dân Nhật Bản, trở thành một phần không thể thiếu được trong các lễ hội tại đất nước Hoa Anh Đào.

5311066467_34be07c2e82.jpg

Trong ngày lễ đón năm mới, chắc hẳn bạn sẽ thấy có rất nhiều bánh kagamimochi? Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về món ăn đầy ý nghĩa của người Nhật.

Trong tín ngưỡng và văn hoá của người Nhật, kagamimochi được coi là vật liên kết giữa con người với các thần linh. Ngưởi ta tin rằng, chỉ cần mọi người cùng nhau chia sẻ và ăn kagamimochi, các thần linh sẽ ban phước cho họ một năm mưa thuận gió hoà và ngập tràn may mắn. Do đó, Kagamimochi là những chiếc bánh dày rất quý, là vật dâng lên thần linh.
“Vật dâng lên thần linh”- tên gọi khác của kagamimochi, xuất phát từ ý nghĩa đó.

Vậy thì, tại sao lại gọi những chiếc bánh dày được xếp chồng lên nhau là kagamimochi? Lý do nằm ở hình dạng và ý nghĩa của chiếc bánh.
Hình dạng tròn của chiếc bánh giống với hình dạng của chiếc gương đồng thời xưa, nên mới có tên là kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng: Gương là nơi trú ngụ của các vị thần.

PICT9312.jpg



2196712506_cb02fb45ff1.jpg


Thêm nữa, chữ kagami (鏡) trong từ kagamimochi (鏡餅)là thực chất là kangamiru (鑑みる) – có nghĩa là hình ảnh phản chiếu. Có nghĩa là mọi người nhìn vào những ví dụ điển hình, những quy định để cùng nhau so sánh, đối chiếu và suy ngẫm. Và qua thời gian, cách gọi kangamimochi được thay đổi, và ngày nay món ăn thiêng liêng này được gọi là kagamimochi. Thêm nữa, hình dạng tròn của bánh kagamimochi tượng trưng cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn. Và hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn “chồng chất” –“ niềm vui nối tiếp niềm vui”.

Người dân trang trí kagamimochi thật đẹp thể hiện lòng biết ơn với các đấng thần linh vì đã ban cho họ 1 năm bình an. Đây là nét đẹp phong tục đã ăn sâu trong tiềm thức người dân Nhật Bản. Và ngày 11/1 được coi là ngày “kagamihaki(鏡開き)”- ngày khai bánh, ăn bánh kagamimochi.

Ăn bánh là để cầu chúc cho một năm sức khoẻ và tràn đầy may mắn. Và đó là lý do tại sao tất cả mọi người trong gia đình Nhật đều thích ăn. Thêm nữa, theo tín ngưỡng của người Nhật, những người ăn bánh sẽ được thần linh ban cho sức khoẻ.

4250620360_b311e2a5a91.jpg



200525171-0041.jpg


Thói quen này xuất phát từ giới võ gia tại Nhật, nhưng nhanh chóng lan rộng ra giới thương nhân – những người mong muốn việc kinh doanh gặp nhiều may mắn, và sau đó phổ biến ra khắp các tầng lớp người Nhật. Bày trí bánh đẹp mắt và ăn bánh là những hoạt động rất có ý nghĩa.

Ngày hạ bánh, tuỳ theo từng vùng cũng rất khác nhau, nhưng hiện tại hầu hết là ngày 11 tháng riêng. Trong ngày khai bánh, người ta chia nhỏ kagamimochi, và ăn cùng món soup ấm hoặc các món ninh, kho.

Có rất nhiều cách để chế biến và ăn bánh. Có thể kể ra các món bánh Omochi điển hình như: bánh Omochi nướng, bánh Omochi ninh, bánh Omochi chiên hoặc rán.

Cách chế biến đơn giản và nhanh chóng nhất: Sử dụng lò nướng điện rất tiện lợi và đơn giản.

Khung thời gian để nướng bánh là như sau: làm nóng bánh trước khoảng 2 phút, nướng trong khoảng 3 ~ 4 phút, và tắt công tắc. Tuy nhiên, vẫn cứ để bánh trong lò khoảng 1 phút để màu bánh trông đẹp và ngon mắt hơn.

kyotoki1-1.jpg



strawberry_mochi1.jpg


Cách sử dụng lò vi ba.

Để bày bánh ra đĩa mà không bị dính, hãy nhúng bánh vào nước, và để khô. Hoặc rắc một ít bột mỳ và đặt bánh lên trên cũng là một ý hay. Cắt bánh thành những phần nhỏ rồi đặt vào đĩa và đưa vào lò nướng điện.

Thời gian nướng tiêu chuẩn: 1 viên (50 gam) nướng trong khoảng 40 giây, 2 viên (100g) khoảng 1 phút là được. Có một cách ăn khác là nhúng bánh vào súp hoặc nước hoa quả ấm khoảng 1 đến 3 phút.
https://duhoc.viet-sse.vn/2011/12/b...y-nghia-trong-nhung-ngay-dau-nam-moi-tai-nhat
 
×
Quay lại
Top