Bạn là người biết cách giao tiếp

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
NGHỆ THUẬT AN ỦI​
1. Không nên nói: “Tôi biết bạn đang buồn như thế nào? Không ai biết chính xác nỗi buồn của người khác vì chúng ta cảm nhận nỗi đau một cách khác nhau. Và một người đang đau lòng có thể chỉ muốn hét lên rằng: “Không! Bạn không biết gì cả! Không ai có thể hiểu được nỗi buồn của tôi đâu!
Nên nói: “Tôi không biết bạn đang cảm thấy như thế nào nhưng tôi rất lo lắng cho bạn và nỗi đau của bạn. Người kia sẽ hiểu rằng bạn cũng cảm nhận được những gì mình đang gánh chịu.

2. Không nên nói: “Hãy gọi tôi nếu bạn thấy cần tôi giúp đỡ điều gì”. Vì tâm trạng của họ đang rất bất ổn. Họ không thể biết được mình cần cái gì nữa.
Nên nói: “Bạn có muốn dạo mát hay ăn một chút gì không, mình sẽ đưa bạn đi nhé?” Hoặc những lời khuyên khác như mời người ấy tới nhà ăn tối, giúp người ấy đến chỗ bà con họ hàng thân thiết nhất của người ấy nhưng chỉ khi tâm trạng người ấy đã sẵn sàng.

3. Không nên nói: “Rồi điều đó cũng nhanh chóng trôi qua thôi mà!”. Vì họ thừa biết điều đó, nhưng trong trái tim họ, họ luôn cảm thấy mất mát và cô đơn. Có người sẽ thấy hết buồn một cách nhanh chóng nhưng cũng có người lại mang theo nỗi buồn ấy suốt một năm trời.
Nên nói: “Thật khó lòng để vượt qua nỗi buồn đó, nhưng bạn hãy yên tâm vì mình luôn ở bên bạn, lo lắng cho bạn, quan tâm và yêu thương bạn”. Hoặc bất cứ một lời nói chân thành nào.

4. Không nên nói: “Thôi, đừng có khóc mà!”. Vì như thế họ sẽ càng muốn khóc thêm và cảm thấy rằng chúng ta chẳng hiểu gì về nỗi đau của ho, chỉ muốn gạt nỗi đau của họ qua một bên thôi.
Nên nói: “Nếu bạn muốn khóc thì cứ khóc nữa đi. Mình đang ở bên bạn để nghe bạn khóc này”. Rồi ngồi xuống cạnh họ. Im lặng. Ôm chặt lấy họ và vỗ về. Nếu bạn cũng cảm nhận được nỗi buồn đó, hãy khóc cùng họ.

5. Không nên nói: “Bạn mạnh mẽ lắm mà!” cũng như mong đợi hoặc yêu cầu họ hãy bình tĩnh trở lại hay tỏ ra giận dữ, nạt nộ, quát tháo, buộc họ nói những điều họ chưa muốn nói. Cũng đừng cố gắng ép mình khóc theo họ để chứng tỏ bạn hiểu nỗi đau của họ.
Nên im lặng: Không cần phải nói một điều gì cả mà hãy kiên nhẫn lắng nghe một cách chăm chú dù họ không muốn nhờ bạn điều gì đi nữa.
NGHỆ THUẬT XIN LỖI​
Xin lỗi càng sớm càng tốt: Không cần trau chuốt lời nói; Cần sự chân thành; Nếu để lâu oán hận của người kia đối với mình càng nhân lên gấp nhiều lần… (đáng sợ thật).

Bạn đừng xuất hiện ngay lúc “nước sôi lửa bỏng” để xin lỗi: Gọi điện thoại cho nàng bày tỏ sự ăn năn, nỗi nhớ nhung sẽ hữu hiệu hơn. Sau đó mặt đối mặt là tốt nhất: Chứng tỏ cho người kia thấy sự chân thành của bạn và bạn thật sự hối lỗi.

Chân thành lắng nghe: Lắng nghe sự giận dữ một cách chân thành; Để đối phương nói hết ra những suy nghĩ, bực bội, oán hận của mình; Không được mất kiên nhẫn hay tỏ thái độ nóng lòng.

Không vội vàng: Để người kia có thời gian tha lỗi và quên đi lỗi lầm của bạn. Không được nóng vội, hấp tấp; Không nên tạo áp lực khi người đó chưa thật sự sẵn sàng.

Làm lành với nàng:
- Mời ăn uống (sinh viên nè).
- Viết vài dòng nhắn nhủ yêu thương cho người ấy khi gửi kèm hoa và đĩa CD: Mình cùng nghe bài hát này nhé. Anh đã rất khổ sở vì nhớ em những ngày qua. Đừng giận anh nữa em nhé! .
- Kiếm cớ để gặp: Bạn kiếm cớ được một người thân cho cặp vé xem bộ phim tình yêu đặc sắc và rủ nàng đi, dù biết cô ấy đang giận dỗi. Lúc đầu nàng sẽ từ chối dứt khoát. Nhưng vì vẫn còn chút nể nang và tò mò muốn xem bạn sẽ tiếp tục “giở trò” nào khác nên chắc chắn cô ấy vẫn sẽ cùng bạn tới rạp. Đến bước này thì bạn dễ dàng tìm ra cách để xóa nhòa mọi giận hờn.
- Viết thư kể câu chuyện tình yêu: Để lay động lòng vị tha của nàng, bạn nên áp dụng “mánh khóe” này. Chỉ cần kỳ công một chút và thể hiện rõ thành ý của mình trong thư là bạn đã chiến thắng. Bạn có thể bịa ra một chuyện tình có hai người vì lý do không đâu mà xa cách. Nàng chắc chắn sẽ tìm thấy sự đồng cảm và muốn bỏ qua ngay cho bạn.
- Giúp đỡ nàng một cách thái quá: Bạn thử tự nguyện làm hết mọi việc, kể cả những thứ chưa mó tay đến bao giờ và liên tục khơi chuyện với nàng. Hành động dễ thương này rất hiệu quả. Nó khiến nàng phải bật cười thầm và tha thứ cho bạn lúc nào không biết.
Và đây là một số lời không thể thiếu:
1. Em ước gì thời gian quay trở lại để em có cơ hội khắc phục lỗi lầm.
2. Em biết là em đã hành động thái quá.
3. Em yêu anh, em ghét “chiến tranh” và em rất tiếc vì mình là kẻ châm ngòi cho “cuộc chiến” đó.
4. Em biết mình cũng hơi bảo thủ. Khi đã bảo thủ thì em cũng không rõ là em đã nói những gì nữa.
5. Lúc anh giận dữ, em thấy như mình đang bị đe dọa. Giờ em chẳng dại mà làm anh cáu thêm một lần nữa đâu.
6. Em thực sự xin lỗi anh. Em đã nhận ra thiếu sót của mình rồi.
7. Anh tha lỗi cho em nhé.
8. Em biết mình đã làm anh tổn thương. Cho em cơ hội để khiến anh vui vẻ lại nhé?

NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE​

Lắng nghe là cả một nghệ thuật: Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.

Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?

Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

NGHỆ THUẬT TỪ CHỐI​
Thật là khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất là lúc bạn không rảnh. Bạn muốn từ chối nhưng không biết nói sao cho người kia không phật lòng, mà cũng để mình khỏi áy náy.


1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối: Cần lưu ý mức độ thân thiết của mối quan hệ và cách từ chối. Nhờ vậy mà bạn khả dĩ quyết định nên làm gì. Hãy cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan hệ (bạn bè, thân thuộc, công việc,...).

2. Biết rõ việc được nhờ: Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết "lượng" sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối "thẳng thừng" thì lại kém tế nhị. Hãy "hoãn binh" một lúc để "chọn" từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai.

3. Đánh giá yêu cầu: Hãy cân nhắc chi tiết và lĩnh vực được yêu cầu. Cố gắng tìm một thỏa hiệp để đẹp lòng đôi bên. Bạn có thể phân tích để giúp người kia hiểu rõ hoặc đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy là bạn đã thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với người kia.

4. Xác định khả năng: Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.

5. Cảm thông và hiểu biết: Biết người và biết ta để tránh ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì "lực bất tòng tâm".

6. Đừng gởi tin nhắn, email hoặc lời nhắn: Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị "tam sao thất bổn".

7. Đừng trì hoãn khi đã quyết định: Đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm ngay hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn lần lữa, e ngại, và khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: "Một sự bất tín, vạn sự không tin". Đó cũng là chính mình hạ giá mình!

8. Đừng "thế thủ": Bạn không nên tỏ vẻ độc đoán hoặc chê trách họ. Hãy biết phục thiện, nhận khuyết điểm và cảm thông khi đối thoại. Cố chấp và bảo thủ là các động thái "đào sâu" hố ngăn cách, không thể tái lập bình thường hóa.

9. Đừng nói "không" đang khi thảo luận: Cũng vẫn từ chối, nhưng thay vì nói "không", bạn hãy dùng cách nói "nhẹ" hơn như "Tôi hiểu rằng...", "Tôi không thể, vì...". Và nên tránh "cướp lời", lắng nghe và gật đầu để thể hiện sự cảm thông.

10. Đừng "thổi phồng" vấn đề: Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của đối phương, chú ý những gì họ nói ngoài những từ ngữ không đẹp mà họ nói. Đừng "nhiễm" cơn nóng của họ hoặc đừng "đổ dầu vào lửa".

Biết rằng không dễ từ chối, nhưng trước khi từ chối, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi họ nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn.

Từ chối! Nhiều lúc đó là một quyết định dễ dàng nhưng không ít trường hợp đó là một quyết định thay đổi cả cuộc đời.
Chắc chắn rằng, trong cuộc đời mỗi chúng ta sẽ gặp trường hợp đó, hãy quyết định sao cho bản thân bạn không cảm thấy áy náy và đúng với nguyên tắc của bản thân bạn. Bạn phải từ chối khi điều mà người khác nhờ vượt quá khả năng hay vi phạm nguyên tắc của bạn.
Với bạn bè thân thiết, có lẽ từ chối là điều khó khăn nhất. Những lúc đó, con người ta cần phải rộng lòng và đòi hỏi hiểu nhau nhiều hơn nhưng dù thế nào đi chăng nữa, xin bạn hãy ra quyết định bằng chính tiếng nói trong tâm hồn bạn. Chúc các bạn thành công và đừng bao giờ ngại ngùng khi từ chối.

cachiusa​
 
Xin lỗi

[ENG]: Please tell me....
HOW TO LOVE...
what's loving ...
WHERE ARE YOU ???
Do you know...
I MISS YOU...
I LOVE YOU !!!
Now i wish...
you go back...
and I say ...
ONLY YOU...
In my Heart !!!

Nếu có một điều ước, anh sẽ ước là em chỉ đang giận anh, một chút hờn giận nho nhỏ mà thôi... Để rồi khi em khẽ run lên khi cơn gió đông lướt qua, anh sẽ ôm em, và em lại mỉm cười, nắm chặt lấy tay anh..Đừng giận anh nữa nhé!
 
bài này rất là hữu ích, hi vọng mọi người có thể áp dụng nó nhiều thêm nữa để tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ thân thiết :p
 
×
Quay lại
Top