Bài học .....lời hay -ý đẹp!!!!!!!!

Nam Miên

Cười lên
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/4/2012
Bài viết
2.058
1. Thưởng thức kỹ càng

Chúng ta ăn uống, ngoài ăn no ra còn phải ăn ngon. Nhưng khi chúng ta đói cồn cào, phần nhiều sẽ chẳng chọn lựa thức ăn gì, nhai nuốt chẳng cần kỹ lưỡng. Sau khi ăn no, sẽ chằng còn thèm ăn gì nữa, sơn hào hải vị có đặt trước mặt thì chẳng những không muốn ăn mà còn có thể có cảm giác muốn buồn nôn.Chúng ta đọc sách, ngoài mưu cầu tri thức mà còn cần sự hứng thú đọc sách; nhưng khi chúng ta phải chuẩn bị cho một kỳ thi, thì phần lớn đều học cho thuộc làu, chẳng có cái thú vị ngâm nga ngẫm nghĩ. Sau khi đã nhồi nhét quá nhiều sẽ sinh ra phản cảm đối với sách vở, tác phẩm danh tiếng có đặt ở trước mặt thì chẳng những không muốn đọc mà còn có thể cảm thấy đau đầu.Do vậy có thể thấy: Chỉ trong tình huống muốn ăn không quá đói, thì mới có thể hưởng thụ mỹ vị của thức ăn.Chỉ trong tình huống khao khát hiểu biết - mà không vội vã tiến độ, thì mới có được hứng thú đọc sách

.2. Qua đường

Khi qua đường, người đi bộ bị xe đụng thường xảy ra theo hai tình huống: Một là, hai người dắt tay nhau qua đường, ra tới giữa đường đột nhiên nhìn thấy xe chạy tới, một người muốn chạy tới trước, một người vội vã lui ra sau, hai người lôi kéo nhau khiến không ai tới lui nhanh được. Xe phóng tới, không biết tránh sang trái hay sang phải, cuối cùng đụng phải người qua đường đó.Hai là, người đi bộ đột nhiên lao ra đường; hay vốn đang chậm rãi qua đường, giữa đường đột nhiên tăng tốc độ; hoặc đang chạy qua đường, giữa đường đột ngột dừng lại. Những thay đổi đột ngột này đều khiến tài xế không cách nào phản ứng kịp, mà gây ra tai nạn.Không phải chỉ chuyện qua đường, mà làm bất cứ chuyện gì chẳng phải như thế hay sao?
Ý kiến mọi người trái ngược nhau, đột nhiên thay đổi trình tự tiến hành và vội vã hành sự, đều là rất nguy hiểm.

%20nha%20tranh%20.50x50.jpg

3. Hạnh phúc lớn nhất của đời người là biết buông tha

Trong xử thế, dám nắm lấy là dũng khí, dám buông ra là độ lượng. Phần lớn những người có kinh nghiệm xử thế đều xem thường những hoa tươi, tiếng vỗ tay... trên đường đời.Nhưng nếu nhìn nhận một cách bình thường đối với những gập ghềnh, bùn lầy... trong cuộc sống, thì không phải là điều dễ làm. Có thể không hoảng hốt, có thể thản nhiên chịu đựng những trở ngại lớn, những tai họa lớn, chính là vì có lòng độ lượng. Người quân tử lấy lòng độ lượng dung nạp mọi việc trong thiên hạ làm nguồn vui, đã đến rồi thì hãy ở yên mà thích ứng với hoàn cảnh là một hình thức siêu thoát.Biết nắm lấy thực đáng quý, nhưng biết buông ra mới là đạo lý chân chính xử thế trong đời.

4. Của cải lớn nhất của đời người

Câu nói này mặc dù ai cũng biết, nhưng thực sự thấu hiểu được không phải là chuyện dễ. Xin hãy thử xem người xưa, người nay, người trong nước, người Tây, người Tàu, người Mỹ,... đã mấy người thoát khỏi vòng mê hoặc, dụ dỗ của danh của lợi...Có nhiều người coi danh lợi, bổng lộc. tình yêu là cái theo đuổi cao nhất của cuộc đời, mà không biết rằng của cải lớn nhất của đời người chính là sức khỏe của mình. Một câu chuyện cổ kể rằng, có một người ham mê của cải hơn mạng sống, anh ta lạc vào một núi vàng... Lúc đầu sung sướng như điên vì lấy được nhiều vàng bạc châu báu, nhưng rồi bi lạc trong núi vàng, bỏ xác tại đó. Có thể nói rằng, sức khỏe là cái quý báu nhất, và cũng là của cải lớn nhất của đời người. Nếu ta không hiểu được điều này thì bất kể danh lợi gì, h.am m.uốn gì đều trở nên vô nghĩa.

5. Không luận thiên tài

Những học sinh mới học vẽ thường thích hỏi; "Thầy ơi, em không phải là thiên tài có học vẽ được không?", "Thầy ơi, thầy xem em có thiên tài hay không?".Tôi cảm thấy từ "thiên tài" thật là tai hại. Vì người thành công có thể lấy nó làm chiêu bài, nói thành công của mình là do thiên tài tuyệt vời; người thất bại lại có thể lấy nó làm cái bia chống đỡ, quy thất bại của mình là do không có thiên tài. Vì thế, người thành công sẽ được thần thánh hóa, cơ hồ khi sinh ra họ đã có sẵn "năng lực đặc biệt", không cần nỗ lực cũng có thể thành công; người thất bại có thể đỗ lỗi do không có thiên tài để tự an ủi mình, cơ hồ bản thân không có điều gì dở, cái dở là do cha mẹ không sinh ra mình là một thiên tài.Kỳ thực thiên tài là gì? Thiên tài chỉ là một từ hư ảo mà thôi! Nếu cần có một định nghĩa cho thiên tài, thì tôi nghĩ nó sẽ là "năng lực tự mình kích phát, khát vọng theo đuổi lý tưởng tối cao và nỗ lực kiên trì không ngừng nghỉ".Cuối cùng, hy vọng mọi người bớt dùng từ "thiên tài", vì không có một thiên tài thật sự nào lại nói bản thân là "thiên tài" và cũng chẳng có người nào suốt ngày miệng nói "thiên tài" thì bản thân có thể trở thành thiên tài

6. Lúc Đi Trắng, Lúc Về Đen

Một hôm trời nắng Dương Bố đi chơi. Khi ở nhà ra, thì mặc áo trắng, đi được nửa đường, gặp trời mưa, quần áo ướt hết, mới vào ẩn mưa ở nhà bà con. Người ấy thấy Dương Bố ướt cả cho mượn cái áo thâm.Một lúc trời tạnh, Dương Bố mặc áo thâm về nhà. Con chó trông thấy, vừa cắn vừa xua đuổi. Dương Bố giận toan cầm gậy đánh.Anh là Dương Chu chạy ra bảo:"Đừng đánh nó làm gì! Nó đuổi như thế cũng phải. Giả sử con chó trắng nhà ta, lúc đi, thì trắng, lúc về thì đen, phỏng em có không lấy làm lạ mà không ngờ được không?"

cho-trang-de-8-con-cun-den-4.jpg
Lời Bàn:Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo thâm, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì xua đuổi. Mình đánh nó chẳng hóa ra lầm lắm hay sao! Lỗi tại mình thay đổi không tại con chó cắn xằng. Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong truyện này
%20nha%20tranh%20xom%20truc.60x60.jpg

7. Ông Lão Bán Dầu

Ông Trần Nghiêu Tư làm quan đời nhà Tống, bắn cung giỏi có tiếng. Đời bấy giờ không ai bằng. Ông cũng lấy thế làm kiêu căng.Ông thường bắn trong vườn nhà. Một hôm có ông lão bán dầu đi qua, thấy ông đang bắn, đặt gánh xuống, ngấp nghé xem mãi. Ông lão thấy ông Trần Nghiêu Tư bắn mười phát, trúng được tám, chín, thì hơi gật gù, mỉm miệng cười. Ông Trần Nghiêu Tư thấy vậy gọi vào hỏi:"Nhà ngươi cũng biết bắn à? ta bắn chưa được giỏi hay sao?"Ông lão nói:"Chẳng phải giỏi gì cả. Chẳng qua là quen tay thôi".Nghiêu Tư giận lắm bảo:"À! Nhà ngươi dám khinh ta bắn không giỏi à?"Ông lão nói: "Cứ xem tôi rót dầu thì đủ biết".Nói xong, bèn lấy một cái bầu đặt xuống đất, để đồng tiền lên miệng, lấy cái môi từ từ rót dầu qua lỗ đồng tiền, mà không dây một tý dầu nào ra đồng tiền cả. Rồi nói:"Tôi cũng chẳng phải giỏi gì, chỉ quen tay mà thôi".Nghiêu Tư cười, chịu là phải.
%20Nong%20dan%20nam%20bo.%2060x90.jpg

Lời bàn:Bắn, mà mười phát trúng cả mười, ai không chịu là giỏi? Nhưng rót dầu qua lỗ đồng tiền mà không dây ra đồng tiền tưởng cũng không ai chê được là không giỏi. Cho nên ông lão bán dầu, thấy ông Nghiêu Tư tự phụ là bắn giỏi, mà cũng tự phụ là rót dầu giỏi, ý muốn ấy cái tự phụ này đối lại cái tự phụ kia, để dạy rằng: giỏi hay không giỏi, thường chỉ là cái quen hay không mà thôi. "Trăm hay không bằng tay quen", câu tục ngữ ta đã nói. Mình quen nghề mình, người quen nghề người, chớ đã chắc gì là mình tài đức hơn người mà kiêu căng với người

8. Đánh Dấu Thuyền Tìm Gươm

Có người nước Sở đi đò qua sông. Khi ngồi đò, vô ý, đánh rơi thanh gươm xuống sông. Anh ta vội vàng đánh dấu vào mạn thuyền, nói rằng: "Gươm ta rơi ở chỗ nầy đây".Lúc thuyền đỗ vào bến, anh ta cứ theo chỗ đánh dấu, lặn xuống nước tìm gươm. Thuyền đã đi đến bến, chớ gươm rơi đâu thì vẫn ở đấy, có theo thuyền mà đi đâu? Tìm gươm như thế, chẳng khờ dại lắm ư!Lời Bàn:Nếu muốn tìm thấy gươm, tất phải lặn ngay xuống chỗ rơi mà tìm. Chớ sao lại đánh dấu vào thuyền, đợi đến lúc thuyền đỗ vào bến, mới lặn xuống bến tìm? Ở đời có những người cố chấp bất thông, chỉ câu nệ biết giữ chặt một cái đã nắm chặt trong tay, chớ không hiểu nghĩa chữ "thời" là gì?

9. Ba Con Rận Kiện Nhau

conran.jpg
conran.jpg
conran.jpg
Ba con rận hút máu một con lợn, tranh nhau ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi:
- "Ba anh kiện nhau về việc gì thế?"Ba con rận đáp: "Chúng tôi kiện nhau, vì tranh nhau một chỗ đất mầu mỡ."Con rận kia nói: "Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi."Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ, làm ăn với nhau, dù no, dù đói, cũng không bỏ nhau. Con lợn mỗi ngày một gầy, người ta không làm thịt cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủ mãi.Lời Bàn:Dân trong một xứ mà cứ tranh giành lẫn nhau cái lợi trước mắt, không nghĩ gì đến cái hậu quả lâu dài chung, thì trí khôn thật không bằng mấy con rận nói trong truyện nầy.Tranh nhau, cãi nhau, đánh nhau, kiện nhau, thì oan oan tương kết, lợi chẳng thấy đâu, chỉ thấy hại, hại cho một mình lại hại cho cả đàn, cả lũ nữa. Sao không biết: Sâu đục cây, cây đổ thì sâu cũng chẳng còn: trùng hại vật, vật chết thì trùng cũng hết kiếp

10. Quả tạ và cọng rơm

Nếu tôi đưa cho bạn một quả tạ, một hòn đá nhỏ và một cọng rơm để bạn ném xa, bạn sẽ chọn cái nào? Ðương nhiên là viên đá. Vì quả tạ quá nặng, cọng rơm lại quá nhẹ; quá nặng ném không đi, quá nhẹ lại không có lực. Chỉ có trọng lượng thích hợp, thể tích không lớn là viên đá thì mới có thể ném được xa.Nếu tôi tiến cử cho bạn ba loại người: cuồng ngạo ngang ngạnh, không thấp không cao và nhút nhát bảo thủ - thì bạn sẽ chọn ai? Đương nhiên là người không thấp không cao, vì người đầu dùng không được, người cuối đỡ dậy không nổi, chỉ có người giữa; không nặng không nhẹ, "cân lượng" thích hợp

11. Là gì và tại sao?

Tôi có một người bạn đang dạy tiểu học, cô ấy nói lớp cô có mấy học sinh rất xuất sắc, tôi liền hỏi "Cô thấy điều khác biệt lớn nhất giữa học sinh có năng khiếu và học sinh bình thường là ở đâu?".

man_teacher_student.gif
Cô ấy nói: "Rất đơn giản, học sinh bình thường đều hỏi "là gì", còn học sinh thông minh thì lại thích hỏi "tại sao?". Dạy tới "bốn mùa", đối với loại học sinh trước, chỉ cần nói một năm có bốn mùa xuân hạ thu đông là được. Đối với loại học sinh sau, không nói thêm lý lẽ về bốn mùa là không thể được. Đó là vì học sinh bình thường chỉ cần biết đại khái, còn học sinh năng khiến lại muốn hiểu sâu hơn".Thật không ngờ lại có sự khác nhau lớn như vậy. Vì vậy, khi chúng ta dạy con, cần làm cho con cái không những hỏi "là gì?", mà cần hỏi sâu hơn "tại sao?".

12. Thói thường

Vì sự an toàn của sinh viên, một tổ chức từ thiện quyết định quyên góp một chiếc cầu cho trường đại học. Nào ngờ vị hiệu trưởng nghe nói xong lại bày tỏ sự phản đối, cho rằng muốn xây thì xây đường hầm. Vì theo ông ta quan sát, các sinh viên không thích đi lên cầu mà thích đi xuống đường hầm, vì vậy xây cầu sẽ không có lợi ích gì.Vị đại diện của tổ chức từ thiện thắc mắc hỏi: "Thật ra thì số bậc thềm của cầu và đường hầm như nhau, khi đi sức lực bỏ ra như nhau, thế thì tại sao sinh viên lại thích đi xuống đường hầm chứ không thích đi lên cầu?"Vị hiệu trưởng trả lời: "Vì cầu lên trước xuống sau, còn đường hầm thì lại xuống trước lên sau, sinh viên thấy cần phải tốn sức đi lên thì lười đi; thấy đường hầm đi xuống nhẹ nhàng, nên thích đi qua. Nhưng họ không nghĩ rằng, lúc lên cầu cố nhiên là tốn sức nhưng xuống cầu lại nhẹ nhàng, lúc xuống đường hầm cố nhiên là đỡ mất sức nhưng sau đó cũng phải đi lên đường hầm".Điều này có lẽ là thói thường của con người hiện đại thời nay.

13. Say và điên

Rất ít người say bí tỉ nào lại thừa nhận mình say, cùng rất ít người mắc bệnh tâm thần cho rằng mình điên, cho dù bước đi của họ có khập khểnh nhưng khi bạn nói với họ "Anh say rồi!"; "Anh điên rồi!" thì họ đều phủ nhận. Đó là vì họ đã say rồi, đã điên rồi, say đến mức không còn cảm thấy mình say, điên đến mức không còn cảm thấy mình điên.Vì vậy nếu bạn muốn khuyên một người đừng say, phòng một người sắp phát điên thì nếu nhắc nhở họ, khai thông họ khi họ đang tỉnh táo. Đến khi họ say, tinh thần tán loạn, mà lại khuyên bảo họ thì khó khăn lại càng khó khăn hơn.


vailay.jpg
15. Mưa lớn và mưa nhỏ

Ngày nọ tôi đang đi taxi thì nhìn thấy trên đường ba tai nạn xe cộ, lúc đó bên ngoài mưa đang rơi lất phất, tôi nói với người tài xế: "Mưa nhỏ như thế này mà cũng để xảy ra tai nạn, nếu mưa lớn dầm dề thì sẽ còn như thế nào nữa?".Người tài xế cười cười, nói: "Vì mưa nhỏ nên mới dễ xảy ra tai nạn!"."Chẳng lẽ mưa lớn lại đỡ hơn sao?""Ðúng thế, vì khi mưa nhỏ, người trên đường bất chấp mưa chạy lung tung, lại thêm bụi đất trên đường trộn lẫn với nước mưa nên rất trơn trượt không dễ thắng xe, vì vậy dễ xảy ra tai nạn. Còn khi mưa lớn, người đi bộ phần lớn đều nấp dưới mái hiên nhà, có đi trên phố thì cũng phải mang dù, không thể che đại một tờ báo ở trên đầu chạy lung tung. Lại thêm bụi đất ở trên đường bị nước mưa mạnh cuốn trôi, độ ma sát giữa mặt đường và bánh xe mạnh, tâm lý cảnh giác do mưa lớn càng cao tự nhiên không dễ xảy ra tai nạn giao thông".
88788.jpg
"Ðúng lắm" - Tôi khâm phục nói: "Với cơ thể mà nói, mùa thu dễ bị cảm lạnh hơn mùa đông; với thời cuộc mà nói, mưa gió lất phất lại nguy hiểm hơn sóng bão cuồn cuộn, đại khái đều cùng một lý lẽ cả!"

16. Ðau đớn

Mỗi người đều có kinh nghiệm đau đớn, có những cơn đau nhẹ qua đi ngay lập tức, có những cơn đau nặng kéo dài rất lâu.Có những cơn đau do trầy xước, tuy nhất thời rất đau nhưng không lâu sau sẽ khỏi; có những cơn đau do gãy xương, tuy ảnh hưởng đến cử động, nhưng qua một thời gian điều trị cũng sẽ khỏi; có những cơn đau do bệnh tật của các mô tổ chức trong cơ thể, cần có bác sĩ chẩn đoán trị liệu kỹ lưỡng, bản thân nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thì mới có thể khôi phục sức khoẻ.Nhưng còn có một loại đau chẳng phải do cọ xát, va đập, nứt gãy cũng chẳng phải do lây nhiễm bệnh tật, đó là vết thương tâm hồn do sự dằn vặt của bản thân, sự hiểu lầm của người khác, sự ly tán của người thân, bạn bè hay do các thất bại trong cuộc sống tạo thành. Trừ phi sự dằn vặt được giải tỏa, sự hiểu lầm được giải thích, bạn bè người thân được gặp lại, thất bại được vãn hồi còn nếu không thì suốt đời sẽ không có cách nào chữa lành.Ðể khắc phụ đau khổ, thường cần phải trải qua một cơn đau khác; khi da trầy xước phải xát cồn, khi xương gãy cần bó bột, khi nội tạng mắc bệnh nặng phải phẫu thuật. Chúng ta đều phải chịu đựng nỗi đau đớn có thể dữ dội hơn cả lúc đầu, rồi sau đó mới có thể lành.Cùng một lý lẽ như vậy, nếu vết thương tâm hồn của chúng ta là sự dằn vặt do sai lầm của bản thân gây ra, thì cần dũng cảm hối cải, cúi đầu nhận tội. Tuy việc này có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu nhất thời, nhưng nhờ vậy mà khắc phụ được nỗi đau khổ kéo dài suốt đời, đã là như thế thì chúng ta còn do dự gì nữa?

17. Hứng lấy gió mưa

Vì có mấy sinh viên leo núi lạc đường mất mạng, nên tôi có đến hỏi thăm các chuyên gia leo núi. Một câu hỏi trong số đó là: "nếu chúng ta ở lưng chừng núi đột nhiên gặp mưa lớn thì phải như thế nào?"

1269213333_hai12.jpg
Chuyên gia leo núi nói: "Anh phải leo lên đỉnh núi"."Tại sao không chạy xuống dưới núi? Gió mưa ở đỉnh núi chẳng phải lớn hơn hay sao?" - Tôi thắc mắc hỏi."Đi lên đỉnh núi, cố nhiên mưa gió có thể lớn hơn, nhưng không đủ uy hiếp mạng sống của con người. Còn chạy xuống dưới núi, xem ra mưa gió ít hơn, tựa hồ khá an toàn, nhưng có thể gặp lũ núi bộc phát mà bị chôn sống". Chuyên gia leo núi nghiêm trang nói, "Đối với mưa gió, chạy trốn nó, thì anh chỉ bị cuốn vào dòng lũ mà thôi; đương đầu với nó, thì anh lại có thể sống sót!"Ngoài leo núi ra, trong chiến trường cuộc sống, cũng chẳng phải như vậy hay sao?

18. Bỏ tánh nóng nảy

Người có tánh nóng nảy thì khổ. Người không có tánh nóng nảy thì sướng. Người hay nổi giận thì có phiền não; kẻ không nóng giận thì thường thường vui vẻ.Tánh nóng giận là kẻ thù lớn nhất của con người. Vì sao người ta sinh bịnh? Bởi vì có nóng giận. Vì sao mọi chuyện không xảy ra thuận lợi? Cũng bởi vì có sự nóng giận.Nếu người ta ở trong mọi thời điểm, lúc nào cũng không nóng nảy giận dữ thì y lúc nào cũng vui sướng kh.oái lạc, bình an

19. Khi người ta gửi đi một nụ cười

Cô gái cười với một người xa lạ rầu rĩ, nụ cười làm cho anh ta cảm thấy phấn chấn hơn. Anh nhớ đến sự tử tế của một người bạn cũ và viết cho người ấy một lá thư cảm ơn. Người bạn này vui sướng vì nhận được thư của người bạn cũ lâu ngày không gặp đến nỗi, sau bữa trưa anh "boa" một món tiền lớn cho chị hầu bàn. Chị hầu bàn ngạc nhiên vì món tiền boa quá lớn, đã quyết định mang tất cả đi mua xổ số. Và trúng số. Ngày hôm sau chị đi nhận giải và cho một người ăn mày trên phố một ít tiền lẻ.
khi.gif
Người ăn mày rất biết ơn vì đã hai ngày nay anh ta chẳng được ăn gì. Sau bữa tối anh ta trở về căn phòng tối tăm của mình. Trên đường về, anh ta thấy một chú chó con đang rét run cầm cập, anh mang nó về để sưởi ấm cho nó. Chú chó rất vui mừng vì được cứu khỏi cơn bão tuyết sắp đến gần. Ðêm ấy, trong khi mọi người đang ngủ say thì ngôi nhà bốc cháy, chú chó con sủa thống thiết. Chú sủa cho đến khi đánh thức tất cả mọi người trong nhà dậy và cứu tất cả mọi người thoát chết. Một trong những chú bé được cứu thoát đêm ấy sau này trở thành bác sĩ tìm ra một loại vắc-xin chữa khỏi một căn bệnh vô cùng nguy hiểm cho loài người.
Tất cả là nhờ vào một nụ cười.

20. Cái chiêng

Nghe nói chiêng tốt nhất thế giới là ở Trung Quốc, trong đó, chiêng Tây Tạng là tốt nhất. Khi chiêng đồng ở chùa Lạt Ma vang lên, âm thanh truyền đi trong sương sớm mấy trăm dặm, nghe gần, âm thanh trầm nặng mà không điếc tai; nghe xa, âm thanh du dương mà vang vọng bất tuyệt.Lại nghe nói, chiêng tốt nhất là dùng nguyên tấm đồng nện liên tục mà thành. Người thợ chế chiêng bắt đầu từ tấm váng đồng dùng búa gõ đập dần dần vào tâm của cái chiêng, độ nặng nhẹ của mỗi cú đập cách nhau phải thích hợp nếu không thì âm thanh sẽ không đều đặn. Vì vậy một chiếc chiêng lớn thường cần phải trải qua thời gian trọn một năm, sau ngàn vạn lần nện đập mới có thể hoàn thành. Mà điều quan trọng nhất của sự thành bại là quyết định ở cú đập cuối cùng trên tấm chiêng. Người thợ sau khi đốt hương quỳ lễ, đưa chiếc búa sắt lên, đập cú quan trọng nhất. Đập đúng cách, đúng chỗ thì cái chiêng sẽ là bảo khí âm thanh vang truyền trăm dặm; đập hơi chệch, âm thanh sẽ không đủ thuần khiết, dư âm sẽ không đủ du dương; còn chỉ cần đập hư thì sẽ không có cách gì cứu vãn, xấu tốt hoàn toàn ở cú đập cuối cùng.Trong cuộc sống của chúng ta, làm rất nhiều việc chẳng phải đều như thế sao?Trải qua nỗ lực lâu dài, thành hay không thành thường quyết định ở thời khắc cuối cùng!

21. Hứng lấy ánh sáng

Nơi có ánh sáng thì có bóng ảnh. Khi ánh sáng mạnh thì ảnh đậm, khi ánh sáng yếu thì ảnh nhạt. Khi đối mặt với ánh sáng thì bóng ở sau lưng, khi lưng xoay về phái ánh sáng thì bóng ở trước mặt.Vì vậy khi chúng ta muốn có ánh sáng, thì không thể oán thán bóng đen.Muốn có niềm vui, thì không thể oán thán lo buồn.Muốn có thành công thì không nên sợ thất bại.Muốn loại bỏ bóng đen trước mặt, thì cần phải hứng lấy ánh sáng

.22. Những bài học từ thất bại

Thất bại không có nghĩa là tôi không có khả năng, mà là tôi chưa thành công.Thất bại không có nghĩa là tôi chẳng làm được gì, mà là tôi đã học thêm một điều gì đó.Thất bại không có nghĩa tôi chịu ô nhục, mà là tôi đã dám đương đầu.Thất bại không có nghĩa tôi chẳng có việc, mà là tôi có việc cần làm theo hướng khác.Thất bại không có nghĩa la tôi thấp kém, mà là tôi không hoàn hảo.Thất bại không có nghĩa tôi hoang phí cuộc đời mình, mà là lý do để tôi bắt đầu lại.Thất bại không có nghĩa tôi nên chối bỏ, mà là tôi phải nổ lực nhiều hơn.Thất bại không có nghĩa tôi sẽ chẳng bao giờ thành công, mà là tôi cần đến sự rèn luyện nhiều hơn nữa.Thất bại không có nghĩa chúng ta phải ruồng bỏ bản thân, mà là chúng ta cần một ý tưởng tốt đẹp hơn.Vậy khi chúng ta ... lỡ thất bại thì chúng ta biết phải làm gì?

23. Sức mạnh của nụ cười

Đứng trước gương soi và cười năm phút mỗi sáng.Steve Martin vẫn làm như vậy. Tiếng cười hoạt hóa nhiều chất hóa học có lợi làm cho cơ thể trở nên vui sướng và sảng khoái. Tiếng cười cũng làm cho cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Liệu pháp cười được sử dụng một cách đều đặn để chữa trị cho những người mắc một số căn bệnh và là một thứ thuốc bổ kỳ diệu cho những ác điều trong cuộc sống.Trong khi một đứa trẻ 4 tuổi bình quân cười 500 lần trong một ngày thì một người lớn may mắn lắm là cười được 15 lần. Hãy làm sống lại thói quen hay cười, nó sẽ mang lại sự hiếu động trong cuộc sống hàng ngày của mình

.24. Ngày mai

Bất luận ngày hôm nay đáng lưu luyến thế nào thì ngày mai cũng sẽ không chần chừ đến để thay thế, bất luận chúng ta chống chọi hay bình thản, sinh tồn hay tử vong thì ngày mai cũng sẽ bước tới không dừng chân.Ngày mai bình thường mà vô hình, nó mau chóng biến thành ngày hôm nay, hóa thành ngày hôm qua, trở thành những ngày đã qua.Ngày mai không thể biết được, là một chuỗi những dấu chấm hỏi , kéo chúng ta bước tới trước thêm một ngày, lớn thêm một ngày tuổi nhưng vẫn không biết sẽ tăng thêm được cái gì, giảm bớt đi cái gì.Ngày mai là gian nan, phải làm việc, phải suy nghĩ, phải chiến đấu.Ngày mai có thể rất mong manh, giống như hạnh phúc của con người vậy, có thể có bệnh tật, đau khổ.Ngày mai giống như một tờ giấy trắng! Chúng ta có thể tiếp nhận rồi để nó trở thành một bài thi bỏ trống, cũng có thể nguệch ngoạc vài nét lên nó, nhưng cũng có thể biến nó thành một kiệt tác có màu sắc tuyệt mỹ, có tâm tư tình ý diệu vợi.Vì vậy ngày mai phụ thuộc vào sự sáng tạo của chúng ta. Đối với những người yêu nhau, ngày mai có thể là giai đoạn đẹp đẽ của họ. Đối với người nông dân cực khổ, ngày mai có thể là một vụ thu hoạch lớn... Cho dù có một vĩ nhân nào đó mất đi vào ngày mai thì hoàn toàn không phải là ngày mai chiến thắng người đó, mà là người đó đã làm cho ngày mai trở nên vĩ đại, khiến ngày mai trở thành một ngày vĩnh viễn được ghi nhớ.Đừng đợi ngày mai bước tới chúng ta mà hãy bước tới ngày mai! Không chờ đợi mà là xây đắp, chúng ta mới có thể có được một ngày mai thực sự tươi đẹp của chính mình.

25. Nguyện vọng của con sâu róm

Có một con sâu róm cảm thấy tướng mạo mình vừa xấu, hành động lại vừa không linh hoạt, liền oán than với Thượng Ðế: "Thưa Ngài! Ngài sáng tạo vạn vật cố nhiên rất thần diệu, nhưng con cảm thấy ngài sắp đặt cuộc đời con không cao minh. Ngài chia cuộc đời con thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu vừa xấu xí vừa chậm chạp, giai đoạn sau thì lại vừa đẹp đẽ vừa khéo léo; khiến con ở giai đoạn đầu bị mọi người chửi rủa, còn giai đoạn sau lại được nhà thơ ca ngợi. Xấu thì quá xấu, đẹp thì quá đẹp. Sao ngài không đồng đều một chút, giá như con bây giờ tuy xấu một chút nhưng hành động có thể khéo léo hơn, sau này khi thành bướm rồi tướng mạo xinh đẹp, nhưng hành động chậm chạp một chút. Như thế hai giai đoạn làm sâu róm và bướm của con chẳng phải có thể trải qua rất vui vẻ hay sao?".

Caterpillar_SauRom9.jpg
"Người cho rằng suy nghĩ như thế là tuyệt lắm sao?" - Thượng đế nói, - "Nhưng ngươi có suy nghĩ rằng, nếu như thế thì ngươi sẽ sống sót không lâu!"."Tại sao?" - Con sâu róm lắc lắc cái đầu to của mình, thắc mắc hỏi."Vì nếu ngươi có tướng mạo của bướm mà lại có tốc độ của sâu róm thì ngay lập tức sẽ bị người khác tóm lấy" - Thượng đế nói, "Ngươi cần biết, chính vì ngươi có hành động chậm chạp nên ta mới ban cho ngươi cái tướng mạo xấu xí, khiến con người không dám đụng đến ngươi, con người không để ý đến ngươi thì đối với ngươi chỉ có lợi chứ không có hại. Bây giờ ngươi còn muốn ta dung nạp ước muốn của ngươi nữa hay không?"."Không! Không! Không! Xin ngài duy trì sự sắp đặt vốn có!" - Con sâu róm hoang mang nói;"Bây giờ con mới hiểu, bất luận đẹp hay xấu, khéo léo hay chậm chạp, chỉ cần do ngài sáng tạo thì nhất định là hoàn mỹ!"

 
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top