Bài 1: Rác “bủa vây” vùng ngoại ô

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Do thiếu bãi tập trung xử lý rác, ở một số huyện ngoại thành Hà Nội người dân vứt, đổ rác bừa bãi trên khắp các đường làng, ngõ xóm. Ngày đêm, người dân phải sống chung với rác thải. Ngày nắng cũng như ngày mưa, khói, mùi xú uế bốc ra từ bãi rác luôn “tra tấn” người dân…

Nhiều khu dân cư “chìm” trong rác
Theo khảo sát của PV Laodong.com.vn hiện nay trên địa bàn các huyện ngoại thành như: Hoài Đức, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai,… tình trạng rác thải trong các khu dân cư vẫn xả một cách tràn lan. Đặc biệt, đối với các thị trấn, làng nghề ô nhiễm môi trường xuất phát từ việc xả rác càng trở nên trầm trọng.
rac1jpg-031936
Hàng ngày bãi rác thải tại Bình Phú (Thạch Thất) “tra tấn” người dân khu vực.​
Tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức một bãi rác mọc lên ngay sát khu dân cư, hàng ngày người dân thản nhiên xả rác ra cổng, đường liên thôn vẫn trong cảnh ngập rác thải. Theo chị Nguyễn Thị Lâm, người dân khu vực phản ánh: “Trong mấy năm gần đây, rác thải sinh hoạt từ người dân xả ra quá nhiều. Trong khi đó, thu gom lại chỉ được phần nào. Bỗng chốc rìa làng hình thành nhiều bãi rác nhỏ không được thu dọn, rác để lâu bốc mùi như “tra tấn” dân trong làng”.
rac3jpg-030823
Bãi rác khổng lồ tại An Khánh (Hoài Đức) ngày đêm hun khói thôn làng.​
Trong cảnh tay bịt mũi, tay lái xe, người dân ở xã Bình Phú, Hữu Bằng (Thạch Thất) phải sống chung với rác nhiều năm qua. Con đường liên xã đoạn giáp ranh giữa thôn Thái Hòa, xã Bình Phú với thôn Giếng, xã Hữu Bằng ngập ngụa rác. Bà Vui (70 tuổi) ở Thái Hòa bức xúc: “Chẳng nơi nào rác ngập làng như nơi này. Xưởng sản xuất, rác sinh hoạt chút tất ra lề đường. Bữa cơm gia đình chẳng ai thấy ngon vì ngửi cái mùi xú uế từ bãi rác bốc lên lại muốn nôn. Khổ nhất là mùa hè, gió thổi vào vừa bức bối lại thêm ruồi nhặng bu đầy nhà”.
rac2jpg-031953
Con đê rác cũng “hành” cư dân thị trấn Liên Quan (Thạch Thất).​
Khu vực thị trấn Liên Quan, Thạch Thất gần chục năm qua, tuyến đê Vồi, bỗng chốc biến thành nơi tập kết rác thải. Hàng ngày, rác từ các xã Kim Quan, Liên Quan, Phú Kim dân mang ra đổ tràn lan. Theo người dân khu vực cho biết, đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền sở tại nhưng không có phương án giải quyết tổng thể. Giải pháp được đưa ra là thuê Công ty môi trường đô thị Xuân Mai chở đi. Tuy nhiên, nhiều tháng qua không hiểu vì lý do gì, rác đã ngập đê, “vây” thị trấn nhưng vẫn không được xử lý(?).
“Người dân sống cạnh bãi rác chẳng khổ nào bằng, người già, trẻ nhỏ mắc các chứng bệnh về hô hấp. Nghiêm trọng hơn, nhiều gia đình còn sử dụng nguồn nước giếng khơi, dù qua bể lọc vẫn vàng khè. Như vậy, không thể tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư …” – chị Lê Thị Nga, người dân thị trấn nói.
Rác “đè ” đồng ruộng
rac4jpg-032014
Đồng ruộng tại xã Phú Kim (Thạch Thất) bị rác xâm lấn.​
Khi không còn nơi đổ rác gần làng, người dân lại tìm những nơi đất trống ngoài đồng, bãi đất để đổ rác… Ghi nhận tại xã Phú Kim (Thạch Thất), trên con đường xuyên qua cánh đồng; diện tích trồng lúa bị rác thải “tấn công”. Chị Cấn Thị Nụ, đang lấy bạt ngăn rác chia sẻ: “Hết người khổ vì rác lại đến lúa, ngô cũng khổ. Vì người dân không còn chỗ đổ nên cứ tiện mang ra đồng vứt. Con kênh ngập rác, bờ ruộng lúa rác cứ lấn dần. Lúa không chết vì rác lấp thì cũng "thoi thóp" vì nước ô nhiễm từ bãi rác”.
Xã Thượng Cốc (Phúc Thọ) có 1300 hộ gia đình. Năm 2006, chính quyền địa phương đã thành lập các tổ thu gom rác ở 3 thôn (mỗi thôn 1 tổ), mỗi tổ gồm 3 người; các hộ dân đóng tiền vệ sinh, với mức 10.000 đồng/khẩu/năm và tạm thời quy hoạch một khu đất trống ở ngã ba chân đê hữu Hồng làm bãi tập kết rác thải. Tuy nhiên, do ý thức của người dân chưa cao nên cứ chỗ nào đất trống đều bị biến thành nơi đổ rác. Không chỉ có một số hộ dân mà còn cả tổ vệ sinh môi trường ở các thôn cũng tùy tiện đổ rác lung tung ra sườn đê và đồng ruộng.
rac5JPG-032028
Cánh đồng rìa làng Ngãi Cầu, An Khánh (Hoài Đức) cũng trong cảnh ngập ngụa rác.​
Tại cánh đồng giáp ranh giữa xã Ngọc Sơn, thị trấn Chúc Sơn và xã Đại Yên (huyện Chương Mỹ), một bãi rác khổng lồ tồn tại đến nay gần chục năm. Bà Lê Thị Mong (xã Đại Yên) cho biết: Ngày ngày lượng rác hàng mấy chục khối chuyển về, họ tiêu hủy bớt bằng cách đốt khiến rác âm ỉ cháy suốt ngày đêm, khói mù mịt, lúa, ngô khoai bị ảnh hưởng khói năng suất ngày càng giảm…
“Cứ cái đà này, chỉ vài ba năm nữa người dân chỉ còn biết tìm cách trồng lúa, chăn nuôi trên rác. Khi đó, ăn hạt gạo, củ khoai nghĩ đến cảnh rác ngập ngụa thì ngao ngán biết chừng nào” – bà Mong buồn bã nói.

********


Rác “tấn công” quốc lộ… vây trường học


Tình trạng rác thải không chỉ “quây” nhiều làng quê, hiện nay rác còn “tấn công” cả quốc lộ và bao vây trường học. Người tham gia giao thông bị “đe dọa” đến tính mạng vì rác; trong trường học từ học sinh đến thầy cô giáo bị ảnh hưởng đến sức khỏe vì hàng ngày hứng chịu bầu không khí ô nhiễm nặng.



Đường quốc lộ… rác
Chạy dọc theo tuyến quốc lộ 32, theo quan sát cho thấy, tình trạng xả rác bừa bãi ra đường khá phổ biến. Tại xã Phụng Thượng, huyện Phúc Thọ, Hà Nội:, rác đổ bừa bãi, chiếm 1/3 lòng đường nhiều người dân còn nhặt túi nilon từ bãi rác sau đó phơi bày la liệt trên lòng đường.

lo1jpg-020736

lo2jpg-020736
Rác thải “tấn công” quốc lộ 32, đoạn chạy qua Phụng Thượng, Phúc Thọ.
Tham gia giao thông trên đường, anh Phan Đăng Hoàn, ở Ngọc Tảo (Phúc Thọ) bức xúc: “Đường quốc lộ mà chẳng khác gì bãi rác, mỗi khi đi qua mùi xú uế bốc mùi khủng khiếp. Cứ tình trạng vừa bịt mũi vừa đi xe thì làm sao tránh khỏi va quệt. Đã có vụ tai nạn vào buổi đêm trên tuyến đường này rồi, hai thanh niên đi xe máy bị vướng phải bao tải rác vứt giữa đường. Người thì bất tỉnh, xe thì hư hỏng nặng”.

Trên tuyến quốc lộ 6 (qua địa bàn huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội), tình trạng rác thải cũng tràn lan lòng, lề đường. Người đi đường cùng với người dân khu vực luôn phải sống chung với mùi hôi thối bốc lên từ các bãi rác. Chưa đầy chục km dọc theo quốc lộ 6, rất nhiều bãi rác nằm rải rác hai bên đường được chất thành núi, cao hàng mét như tại khu vực chợ Đông Phương Yên (xã Đông Phương Yên), khu vực chợ Xuân Mai (thị trấn Xuân Mai), huyện Chương Mỹ.
lo3JPG-020737
Quốc lộ 6 nhiều đoạn đường rác thải tràn lan trên lòng, lề đường.
Theo người dân khu vực cho biết, đa số trong khu dân cư chưa có các điểm tập kết rác thải sinh hoạt do vậy khi tiện ra đường họ vứt ngay xuống lề đường. Dần dần các bãi rác hình thành. “Lượng rác ngày càng thải ra nhiều, trong khi bãi rác quy hoạch của địa phương chỉ là vài cái hố. Qua một tháng rác lại chất chồng. Và người dân cứ tiện đường mang ra quốc lộ vứt. Người dân ở đây vẫn gọi vui đoạn đường này là đường rác”- bà Vũ Thị Khơi, ở xã Đông Phương Yên chia sẻ.
Tuyến đường 419 (đoạn chạy qua địa phận xã Bình Phú, Phùng Xá, huyện Thạch Thất) cũng trong cảnh rác ngổn ngang trên đường. Tại điểm chờ xe buýt trên tỉnh lộ 419, thuộc thôn Bình Xá, xã Bình Phú (đối diện với UBND xã) xuất hiện một bãi rác “khổng lồ”, kinh hoàng hơn đó là tình trạng rác “chèn” điểm chờ xe buýt. Mùi xú uế nồng nặc bốc lên khiến hành khách không dám đứng chờ.
Sinh viên Nguyễn Thị Hòa (trường Cao đẳng Việt Hung) chia sẻ: “Mỗi ngày đi học về, đứng chờ xe buýt như một “cực hình” vì điểm chờ cạnh bãi rác, mùi hôi thối khủng khiếp, đã thế khói từ bãi rác lại hun người đi đường, rất nguy hiểm…”.
Rác… vây trường học
Tại trường Tiểu học Phú Kim, huyện Thạch Thất, một con mương rác lù lù trước khuôn viên trường. Theo người dân địa phương, con mương này trước là hệ thống thoát nước của khu dân cư, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây thì bị rác lấp. Sợ nhất là tình trạng rác lưu cữu lâu ngày, mùi bốc lên gây ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Hơn thế, nguồn nước ngầm người dân sử dụng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
lo5jpg-020737
Khuôn viên trường Tiểu học Phú Kim (Thạch Thất) lâu nay tồn tại một con mương đầy rác.
Một ngôi trường khác bị rác “bao vây” đó là trường THCS Trường Yên và tiểu học Trường Yên (thuộc xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ). Một bãi rác cao ngất án ngữ ngay trước cổng trường, người dân do thiếu điểm tập kết rác nên cứ nhằm khu vực hố, khoảng đất trống vứt rác.
lo4jpg-020737
Cổng trường THCS Trường Yên (Chương Mỹ) bị án ngữ bởi một bãi rác khổng lồ.
Chị Hoàng Thị Như, một phụ huynh học sinh bức xúc: “Cứ thế này thì con cái mắc bệnh về đường hô hấp là cái chắc. Đưa con đi học mà phát sợ, người dân thiếu ý thức ngang nhiên vứt trước cổng trường học. Hai đứa con đi học về lúc nào cũng kêu mùi hôi thối từ rác bốc vào lớp…”.

Theo cô Nguyễn Thị Thanh Nhàn – giáo viên Trường THCS Trường Yên, vì lo ngại trước thực trạng bãi rác ngày một lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 500 học sinh, BGH nhà trường đã đã kiến nghị UBND cho công nhân môi trường thu gom và nhanh chóng xóa bỏ bãi rác.

Nói về tình trạng rác thải trên địa bàn, ông Nguyễn Gia Dư - Chủ tịch UBND xã Trường Yên cho biết: “Do lượng rác thải trên địa bàn xã quá lớn. Tháng 11.2010 xã đã bố trí hai bãi tập kết, đổ rác cho các thôn trên địa bàn xã tại khu Đồng Đá, thôn Yên Trường. Tuy nhiên, người dân đã ra ngăn cản xe rác. Công an xã và huyện đã xuống làm việc nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm. Thiếu chỗ đổ nên ban đêm người dân lại mang rác ra trước khu đất cổng trường vứt. Tới đây, chúng tôi cương quyết xử lý những đối tượng cố tình vứt rác không đúng quy định và sẽ cho công nhân môi trường dọn dẹp và bàn giao cho Đoàn thanh niên quản lý đoạn đường này”.
Theo một lãnh đạo Phòng TNMT huyện Chương Mỹ, hiện nay việc xử lý rác trên địa bàn huyện hầu hết các hố chứa rác đang sử dụng chưa được xử lý môi trường như phun chế phẩm EM, rắc vôi bột… dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại hố chứa rác. Bên cạnh đó, các xã chọn vị trí hố rác thấp, trũng, không khoanh vùng đảm bảo để ngập úng hố rác gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực.
Bên cạnh đó, ở một số địa phương chưa tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt triệt để. Cộng thêm, ý thức bảo vệ môi trường của một số người dân chưa cao, tình trạng vứt rác bừa bãi vẫn còn xảy ra gây khó khăn cho công tác thu gom và làm mất mỹ quan, như: khu vực chợ Đông Phương Yên (quốc lộ 6A); khu vực chợ Gốt thuộc xã Đông Sơn,…
Trước tình trạng rác thải gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân thủ đô như hiện nay, việc xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt đã trở nên cấp bách. Theo một chuyên gia đánh giá thì việc chôn lấp rác cần áp dụng đồng thời nhiều giải pháp... Biện pháp cơ bản là phân loại rác tại nguồn, nâng cao nhận thức người dân để bảo vệ môi trường.
(theo Lao động)

Rác!!! Một vấn nạn!!:KSV@17:
 
Vừa coi bài "chuông rác kêu hoài" xong!
Thấy bài này mới đáng quan tâm hơn nè, hix
Rác...Rác...Rác đâu đâu cũng có hết!
Ớn quá
 
Vứt rác bừa bãi ra lề đường vô cùng nguy hiểm
hjx :KSV@17:nhớ lại khá lâu mình với đứa bạn đi học qua đường Trường Chinh, đường đông bị ép nên 2 đứa phải đi sát vào lề đường, đi qua mấy túi rác vứt bừa bãi thế là... oạch! rầm
May mà ko sao
Mấy túi rác đó là do những hộ dân nhà ở mặt đường tiện tay bỏ luôn xuống lề đường chứ đâu :KSV@18:
 
Hãy hành động từ những việc nhỏ nhất .......................
 
Hì, cảm ơn Oanh nhiều nhé! Bạn có nhiều bài hay lắm
 
Thật sự quá sức tưởng tượng.
 
×
Quay lại
Top