ASD (autism spectrum disorder) - Rối Loạn Phổ Tự Kỷ

Thuy Nga Nguyen

Thành viên
Tham gia
15/2/2017
Bài viết
3
autism%20spectrum%20disorder.jpg







Từ trước đến nay, tự kỷ hay còn gọi là ASD (autism spectrum disorder) luôn được biết đến là kết quả của chứng rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của não bộ. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ ai không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Vậy làm thế nào để trẻ có thể cải thiện được tính tự kỷ của mình? Cùng Steps Special School tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

1. Tự kỷ và phương pháp chuẩn đoán chính xác
a. Bản chất tự kỷ là gì?
Tự kỷ (ASD - Autism spectrum disorder) hay còn được biết đến với cái tên khác là “Rối loạn phổ tự kỷ”, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của não bộ, bao gồm rất nhiều dạng thiếu năng lực hành vi và năng lực xã hội. Những điểm đặc trưng có thể dễ dàng nhận ra nhất ở người có dấu hiệu bị tự kỷ đó là khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, thực hiện những hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại nhiều lần. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention), cứ 68 bé thì sẽ có 1 bé mắc phải chứng tự kỷ. Đặc biệt, số bé trai bị tự kỷ nhiều gấp bốn, thậm chí năm lần số bé gái.

Trên thực tế, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trên là khác nhau trong mỗi người. Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần của Mỹ (National Institute of Mental Health-USA) thì các dấu hiệu nổi bật nhất của chứng tự kỷ bao gồm:

5JltEzwfylCk9rFVV7xxeqH2TTs1wpMkzI0teqMk9cVIFZUkplMDx2BAIOBkPRv5QkqMmpGvuGuGWlerLWUwVzSjLrP54BmrDAsn7uT4Wnx-ndiiyW4vDQo5H4wOzeBCVsPPuTbn


Toàn bộ những dấu hiệu trên thường xuất hiện trong hai năm đầu đời của trẻ.

b. Phương pháp chuẩn đoán bệnh tự kỷ
Hiện nay, các bác sĩ và chuyên gia tâm lý thường sử dụng những bài trắc nghiệm hành vi để tiến hành chẩn đoán bệnh tự kỷ cho các bé. Trong quá trình chuẩn đoán, có thể các bác sĩ sẽ yêu cầu cha mẹ của các bé mô phỏng lại những hành vi bất thường mà họ quan sát được ở trẻ. Đó có thể là bé không cười hay nói bập bẹ, không tương tác bằng mắt, thậm chí ngay cả khi được gọi tên cũng không hề phản ứng lại.

Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) cho biết, tất cả trẻ em nên được ba mẹ chúng cho đi kiểm tra để xem các bé có bị mắc chứng tự kỷ hay không. Và khoảng thời gian hợp lý nhất để đưa bé đến khám bác sĩ vào lúc 18 và 24 tháng tuổi. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu ý đến vấn đề này.

2. Đâu là phương pháp chữa trị chứng tự kỷ hiệu quả?
Việc tập phục hồi chức năng cho trẻ bị tự kỷ (ASD - Autism spectrum disorder) nên bắt đầu càng sớm càng tốt và đó nên được đặt lên hàng đầu nhé các bậc phụ huynh. Ngược lại nếu không điều trị sớm thì sẽ gây nên những ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của các bé sau này. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở con em mình, các bậc cha mẹ hãy nhanh tay tìm hiểu những cách điều trị cho bé. Và tất nhiên, phương pháp chữa trị sẽ khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng bé. Mặc dù không có phương thuốc nào chữa được chứng tự kỷ nhưng nếu được điều trị sớm thì càng nhanh chóng đạt được kết quả tốt.

Bên cạnh đó, những người có thể giúp đỡ trẻ tự kỷ thường sẽ là đội ngũ bác sĩ, giáo viên, chuyên gia tâm lý và nhà trị liệu ngôn ngữ, những người có thể trực tiếp điều trị cho bé.

Hiện nay, có nhiều biện pháp can thiệp để giúp trẻ cải thiện được chứng tự kỷ. Để kiểm soát tốt tình trạng của trẻ, điều đầu tiên phụ huynh nên tìm ra triệu chứng và chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp phù hợp nhất với bé.
Liệu pháp hành vi:
- Giúp các bé hiểu được môi trường, cuộc sống xung quanh để từ đó có những cư xử sao cho thích hợp. Có thể nói, “phân tích hành vi ứng dụng” là liệu pháp hành vi được nghiên cứu và biết đến nhiều nhất dành cho trẻ tự kỷ.
Rèn kỹ năng xã hội:

- Trang bị cho các bé những kỹ năng xã hội để tương tác hiệu quả với người khác.

Liệu pháp cơ năng và hòa nhập cảm giác:
- Hỗ trợ bé cách đối phó với những vấn đề về cảm xúc, phát triển kỹ năng học tập và vui chơi cũng như học cách tự chăm sóc bản thân.

Vật lý trị liệu:
- Giúp trẻ cải thiện năng lực phối hợp và vận động như ngồi, đi bộ và chạy.

Trị liệu ngôn ngữ-lời nói:
- Mục đích là giúp cải thiện khả năng diễn đạt và trò chuyện của trẻ.

Giáo dục gia đình:
- Hướng dẫn và cung cấp cho các bậc phụ huynh kiến thức về kỹ thuật hành vi để họ có thể áp dụng ngay tại nhà.

Dược phẩm:
- Tính tới thời điểm hiện tại thì chưa có báo cáo ghi nhận nào về bất cứ một loại thuốc nào đặc trị được chứng tự kỷ. Tuy nhiên khi trẻ tự kỷ gặp những vấn đề về giấc ngủ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), co giật, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc các vấn đề về hành vi khác thì chúng ta cần có thuốc chữa trị cho các bé. Nếu những vấn đề trên được chữa trị thì chứng của tự kỷ của bé cũng sẽ được cải thiện rõ rệt. Đôi khi những loại thuốc như thuốc chống rối loạn thần kinh sẽ có tác dụng xoa dịu những hành động quá khích và ngăn trẻ tự làm tổn thương chính mình.

Tại Trường giáo dục chuyên biệt Thảo Điền tại Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, các bé bị tự kỷ (ASD - Autism spectrum disorder) sẽ được các thầy cô giáo hướng dẫn tỉ mỉ từng phương pháp tập. Ngoài ra, không chỉ đề xuất ra những bài tập riêng cho bé, các thầy cô còn tập cho trẻ theo nhóm để trẻ có thể vừa tập, vừa được vui chơi với bạn bè từ đó sớm hội nhập với các bạn đồng lứa khác trong trường.

Mọi chi tiết về trường học, các bạn xin vui lòng liên hệ:


Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)

Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Phone: 0973347976 - (028) 22 534 728

Email: info@steps.edu.vn

https://www.steps.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
 
×
Quay lại
Top