Áo lụa Hà Đông - Câu chuyện chiến tranh được kể qua chiếc áo dài.

duyle1012

Thành viên
Tham gia
3/8/2017
Bài viết
22
Chủ đề về chiến tranh có lẽ là 1 trong những chủ đề được các nhà làm phim Việt Nam những năm cuối của thế kỉ 20 sử dụng nhiều để miêu tả lại sự đau thương tan tóc của chiến tranh và cũng nói về chiến thắng của bộ đội Việt Nam lúc bấy giờ. Bước qua thiên niên kỷ mới, chủ đề ấy không còn quá hấp dẫn và thu hút thị hiếu của người xem nữa nên vì nhiều lí do khác nhau nên không được chú ý đến nữa. Mãi đến năm 2006, khi đạo diễn Lưu Huỳnh - một người con của đất Sài Gòn được học và am hiểu nhiều về quay phim và điện ảnh - quay trở lại Việt Nam và quyết định tái hiện ký ức của mình về chiến tranh trong tác phẩm “Áo Lụa Hà Đông”

uSKYCm_VZOAuYedQThZ2KVIu8kkfhLYe9r9tr4QGFFCgHhu8TtTED_j2MJyQFmkbimacSosK84EsrMjd88OZXk5hYcnb71SR8O6XTVI_3Ljc7efIR2P2Z46k8lhC2RRMVBKkBb0-


“Áo lụa Hà Đông” diễn tả cuộc sống của gia đình anh Gù vào năm 1954 khi thực dân Pháp đang đàn áp miền Bắc Việt Nam. Lúc đấy, anh Gù làm người ở cho nhà của quan đem lòng yêu chị Dần nhưng vì quá nghèo nên chí có tấm áo lụa bọc thân mình lúc bé khi bị bỏ rơi dưới gốc đa, anh đem tặng cho người con gái ấy để làm quà cưới. Loạn lạc xảy ra trong làng, hai người cùng nhau đi vào miền Nam với hi vọng cuộc sống tốt đẹp hơn. Chuyến đi của hai người phải dừng lại tại Hội An, khi Dần chuyển dạ và sinh cô con gái đầu lòng lấy tên của chính thành phố mà họ dừng lại để lập nghiệp. Hội An lúc ấy là một thành phố sầm uất của giới trí thức thời trước, và Lưu Huỳnh cũng chọn nơi đây làm bối cảnh của bộ phim.

qjyfdtDRB9pkwOt0dCc1qZ2ldmQbw4r6JwwqJbQEqUNGnwHdFCk8g5oD_qPmB2XfrYj-JC-Ce4P86jE5VWOOVMwTcIyc1SrgYLGb4dxZNbQd24sqNPQbvovF9nSeuWqgUTKW4zbP


Nhân vật chính của bộ phim - chị Dần đã nghe theo tiếng gọi tình yêu của Gù và theo anh lập gia đình thế nhưng số phận đã không buông tha chị khi cuộc đời chị cứ chìm trong nước mắt giữa bối cảnh chiến tranh loạn lạc. Ngày ngày, chị và chồng đi chài lưới, cào hến làm lụng vất vả để nuôi 4 đứa con nhỏ: An, Ngô, Lụt Giàu, vậy mà chị cũng cho hai đứa lớn được đi học đường hoàng đầy đủ. Năm mà An và Ngô lên lớp sáu, cô giáo bảo phải mặc áo dài, mà nhà thì nghèo, nước lên không thể chài lưới gì thì lấy đâu ra tiền may áo dài. Chị Dần đành lên phố kiếm việc và được giới thiệu làm vú cho 1 ông nhà giàu người Hoa tên Thòong, công việc tủi hổ khi cứ phải cho một lão già động chạm vào cơ thể mình nhưng vì con cái, chị cắn răng chịu đựng, bỏ qua tất cả những quy tắc, danh dự hay chuẩn mực đạo đức chỉ muốn hi sinh tất cả cho con. Vậy mà cái khổ không buông tha cứ đeo bám gia đình, chị đành lấy chiếc áo kỉ vật của chồng sửa lại cho 2 con mặc đi học.

Hình ảnh chiếc áo dài trắng đó đã được diễn tả một cách tài tình từ chiếc áo cưu mang người cha, đến kỷ vật tình yêu đầu đời của người mẹ và là niềm hạnh phúc khi được đến trường của những cô con gái dường như đó là nguồn sáng duy nhất của cả gia đình vốn đã sống trong bóng tối cuộc đời và thiếu thốn về vật chất. Chiếc áo đó chứa đựng linh hồn của cả gia đình và cũng mang trong mình hình tượng của người phụ nữ Việt Nam - mỏng manh nhưng không hề yếu đuối. Những điều này kết tinh lại thành bài văn đầy cảm xúc của An trong tiết học cuối cùng, bài văn vẫn còn dang dở nhưng chiến tranh đã đem em đi mãi mãi, Dần ít lâu sau cũng ra đi để lại thương tiếc cho Gù với bao dự định cho đám cưới.

kBT76yZj9DN5Aj-wK-I4V5KAalUBz00uVKUudgLumzM3qleT1CHt2VY32XHyYygpK29dkY4bAwDSvsY7zlBqstBNKAucECqQPspmxz64bkLGKnmmuL5e3kqFxf-qnYndX0G3X8B9


Cuối phim, người con gái thứ hai là Ngô trong khói lửa chiến tranh đã giương cao “linh hồn” của gia đình tung bay trên bàu trời xám xịt, trên tay cầm bài vị của mẹ và chị để đi tìm gia đình của mình trở thành hóa thân tuyệt vời nhất cho “hình tượng Áo Lụa Hà Đông” trong lòng người xem để rồi họ có thể nghĩ đến một cái kết khi “hòa bình đẹp như con ấy” sẽ đến.

“Áo lụa Hà Đông” với dàn diễn viên xuất sắc nhất là Trương Ngọc Ánh cùng Quốc Khánh cùng với sự chỉ đạo tài tình của đạo diễn Lưu Huỳnh để có được những góc quay rất đặc biệt về đồng quê và phố cổ rất thuần Việt đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng khán giả cho đến tận bây giờ dù đã qua hơn 1 thập kỉ. Nội dung không quá mới, nhưng được khai thác theo 1 góc nhìn khác không phải từ người thắng cuộc hay kẻ bại trận mà là từ những số phận ở trong cuộc chiến đó. Mỗi phân cảnh, tình huống tuy khác nhau nhưng cuối cùng vẫn liên kết và thể hiện ước muốn được hạnh phúc và òa bình.

Phim đã được 5 giải Cánh Diều Vàng và khán giả bình chọn nhiều nhất tại LHP Busan (Hàn Quốc) và được đại diện để tham dự Oscar tuy nhiên chưa lọt được vào danh sách rút gọn của giải thưởng danh giá này.

Hãy thử thưởng thức bộ phim tuyệt vời này trên Clip TV và sống cùng các nhân vậ t để hiểu thêm về nỗi đau chiến tranh, mất mát mà dần tìm cách ngăn chặn điều ấy.
 
×
Quay lại
Top