Ăn sáng đúng cách và đủ năng lượng: Bạn biết chưa?.

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Bữa sáng là một trong ba bữa ăn chính trong ngày. Tuy vậy, sáng sớm là khoảng thời gian tương đối bận rộn với tất cả mọi người, từ học sinh, sinh viên, khối văn phòng đến người lao động… nên để tiết kiệm thời gian, bữa sáng thường được giản tiện bằng nhiều cách. Từ đó, bạn dễ mắc các thói quen chưa tốt khi dùng bữa sáng.

Hãy cùng xem qua năm sai lầm phổ biến khi dùng bữa sáng để xem bạn có mắc “lỗi” nào không nhé:

1. Xem bữa sáng là bữa phụ: Rất nhiều người trong chúng ta dù hiểu bữa ăn sáng quan trọng nhưng vẫn giữ thói quen “đối đãi” với bữa sáng như bữa phụ. Họ ăn sáng không đều đặn hoặc thậm chí bỏ luôn bữa sáng để tiết kiệm vài mươi phút cho kịp giờ học giờ làm. Đây là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng Đào Thị Yến Thủy, cơ thể sau một đêm dài từ 10-12 giờ không được cung cấp thức ăn nên rất cần được “nạp” năng lượng vào buổi sáng. Bữa sáng cung cấp từ 250-500kcal, tương đương 20-25% tổng năng lượng trong ngày. Vì vậy, thiếu năng lượng từ bữa sáng sẽ làm giảm chất lượng công việc và hiệu suất học hành. Bỏ bữa sáng còn khiến bạn mang cảm giác đói nhiều nên có khuynh hướng ăn nhiều hơn vào bữa trưa và tối để “bổ sung” nên dễ gây tình trạng thừa cân.

2. Ăn quá nhanh: Để tiết kiệm thời gian, nhiều người tranh thủ vừa ăn sáng vừa đi bộ, ăn sáng trong khi chờ xe buýt... Thói quen này không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng vì cơ thể đảm đương nhiều hoạt động một lúc nên sẽ “lơ là” chức năng của dạ dày. Nếu vội ăn nhanh, nuốt nhanh và không nhai kỹ, bạn còn có thể bị đau dạ dày vì dạ dày phải “nỗ lực” làm việc để tiêu hóa thức ăn chưa được nhai kỹ.

KenhSinhVien-1372211761-ban-da-biet-cach-an-sang-dung-cach.jpg
3. Chọn thức ăn không đủ năng lượng: Bạn đã bao giờ thay bữa ăn sáng bằng việc chỉ uống trà hoặc cà phê? Đây là một thói quen không tốt. Vì bữa sáng là một trong ba bữa chính nên cần phải cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, béo và rau quả. Đặc biệt, bột đường là thành phần quan trọng để cung cấp đường cho não hoạt động trong khi đạm giúp não linh hoạt, nhanh nhạy và tỉnh táo. Nếu thiếu hai nhóm thực phẩm này, bạn dễ thiếu tập trung, làm giảm hiệu suất làm việc.

4. Ăn quá trễ: Ở các nước phương Tây thường có một bữa ăn gọi là “brunch” để chỉ những bữa ăn “lỡ cỡ” giữa bữa sáng và bữa trưa. Khuynh hướng “brunch” giờ cũng khá phổ biến trong giới văn phòng Việt Nam vì tiện, tiết kiệm thời gian và vẫn đủ no. Tuy nhiên, thói quen này không thật sự tốt cho sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng Đào Thị Yến Thủy cho biết: “Bạn vẫn có thể đảm bảo đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể nếu dồn hết vào 2 bữa ăn chính một ngày. Nhưng nạp quá nhiều thức ăn và năng lượng cùng lúc sẽ dễ gây quá tải cho dạ dày và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Vì vậy, tốt nhất bạn vẫn cần tách riêng bữa sáng với bữa trưa để duy trì thói quen ăn 3 bữa chính mỗi ngày”.

5. Ăn quá nhiều: Ngược với thói quen ăn qua loa cho xong bữa sáng, có nhiều người lại ăn nhiều vào bữa sáng, ăn vừa vào bữa trưa và ăn ít vào buổi tối. Tuy nhiên, cần lưu ý là việc ăn sáng quá nhiều có thể dẫn đến khó tiêu hóa, không hoạt động thể lực tốt sau ăn và dễ bị thừa cân nếu các bữa ăn trưa và chiều cũng dư dinh dưỡng so với nhu cầu.
Theo 24h
 
×
Quay lại
Top