9 công việc "í ẹ" dù "cao sang" nhưng chẳng ai muốn làm

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Moi ruột cá, đào phân dơi, dọn dầu mỡ thải... là công việc nghiên cứu đòi hỏi sự hi sinh lớn lao của những nhà khoa học.

Khoa học là một ngành cao quý và có những đóng góp vô cùng to lớn đến xã hội. Nhưng không phải ai cũng hiểu được những vất vả mà các nhà khoa học đã trải qua để có được những cống hiến cho loài người.

Dọn dầu mỡ thải, nghiên cứu Biển Chết hay đào phân dơi… đều là những công việc vô cùng nguy hiểm và mất vệ sinh. Hãy cùng tìm hiểu về những công việc này để hiểu hơn vất vả của họ trong nghiên cứu khoa học.

1. Dọn dầu mỡ thải

Rất ít người biết rằng, chất thải thực phẩm đổ xuống cống có thể biến thành những tảng dầu mỡ thải khổng lồ vô cùng gớm ghiếc. Công ty cấp thoát nước ở London đã phải cử chuyên gia xuống "địa bàn" nghiên cứu và tìm cách dọn sạch những tảng dầu mỡ này để không gây cản trở lối thoát nước, gây lũ lụt.

fatberg-96edc.jpg


Họ đã phải sử dụng thiết bị như máy phun rửa áp suất cao, xẻng, một chiếc máy cưa lớn để làm công việc này. Đây không chỉ là một công việc mất vệ sinh mà còn vô cùng nguy hiểm.

Để kiểm tra tình trạng thực tế, chuyên gia Brackley đã phải xuống tận nơi - ông cho biết: "Các tảng dầu mỡ làm giảm oxy trong không khí, tỏa nhiệt với nồng độ khí metan cao".

h1-c6361.jpg


Ông còn phải đi một đôi ủng chống cháy được mạ bằng Vonfram, cầm một chiếc còi báo động làm từ metan và hợp chất khí H2S, một bình thở khẩn cấp, mặc bộ đồng phục bảo hộ chống hóa chất. Tuy nhiên, "mùi hôi len vào tận trong lỗ chân lông của tôi, ngay cả khi tôi đã chà xát xà phòng và tắm đến 2-3 lần" - ông Brackley chia sẻ.

2. Moi ruột cá

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi ở loài cá biển, nhà sinh học Michelle Staudinger thuộc trường ĐH Massachusetts Amherst đã ra tận bờ biển và giúp ngư dân moi ruột cá ngừ. Bên cạnh số cá được ngư dân cung cấp, cô cũng nghiên cứu thêm cả về những loài động vật bị trôi dạt vào bờ chẳng hạn như cá nhà táng.

h2-cd9e4.jpg


Michelle Staudinger từng khám nghiệm một con cá voi trôi vào bờ và chia sẻ rằng: "Thật sự, nó có mùi rất khó chịu". Tuy nhiên, từ những cuộc khám nghiệm này, cô đã hiểu hơn về sự biến đổi sinh thái lên các sinh vật biển dưới tác động của sự biến đổi khí hậu.

3. Để ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể

Christopher Schmitt thuộc Đại học California (Berkeley) hiện đang nghiên cứu về vai trò của bộ gene đối với việc tăng cân ở loài linh trưởng.

Anh cho biết, để có thể tìm hiểu được tập tính xã hội của loài khỉ, anh cần phải "cắm chốt" ở đây trong nhiều ngày. "Tôi nghiên cứu về loài khỉ hoang dã ở vùng Amazon của Ecuador, nhưng một ngày nọ, trong khi chạy để tránh mưa, tôi vô tình ngã xuống đường và đè tay lên một đống phân báo đốm".

h7-c6361.jpg


Thật sai lầm là sau đó, tôi đã gãi lên những vết xước cũ của mình. Điều này đã tạo cơ hội cho những con ấu trùng xâm nhập vào da tôi. Loài ấu trùng này không có enzyme để tiêu hóa lớp hạ bì và đi vào máu, do đó chúng bò quanh dưới da, tạo ra những vệt dài nổi trên da. Chúng làm tôi rất ngứa và tôi có cảm giác những chiếc xương của mình như đang bị thiêu đốt.
Vài tuần sau đó, sau nỗ lực cầu cứu của mình, tôi nhận được một lời chỉ dẫn là nhai lá cây và đắp vào vết thương trên da. Nhưng sáng hôm sau, tôi thức dậy và thấy những vết bỏng đen xì trên khắp cơ thể.
Cuối cùng, tôi phải di chuyển bằng thuyền, xe tải suốt năm giờ để đến được cơ sở y tế gần nhất xin một thuốc chống ký sinh trùng. Nhưng điều này rất đáng giá, vì nhờ vào chuyến đi đó mà tôi đã có thể xuất bản một bài báo quan trọng về tập tính xã hội của loài khỉ và cũng giúp ích nhiều cho các nhà nghiên cứu ký sinh trùng" -
anh Schimitt chia sẻ.

4. Nghiên cứu về Biển Chết

Biển Chết được bao phủ bởi một lớp nước có nhiệt độ khoảng 36 độ vừa dày lại vừa mặn và nó đang ngày càng trở nên mặn hơn do sự bay hơi nước diễn ra mạnh mẽ.

h4-88001.jpg


Nhiệm vụ của Selker – một kỹ sư thủy văn thuộc ĐH Oregon State là tìm hiểu xem liệu có bất kỳ sự trao đổi nào giữ nước trên bề mặt với lớp nước lạnh sâu bên dưới hay không.

Sau khi Selker đầu tư cáp quang, ông đã cài thêm một chiếc phao được vận hành bằng máy tính xuống đáy hồ. Sau đó, nhóm nghiên cứu của ông lại phải đối mặt với những nhiệm vụ nguy hiểm là tìm lại chiếc phao này.

Selker chia sẻ: "Điều này thực sự nguy hiểm, chẳng may chất lỏng dưới hồ rơi vào mắt bạn thì chúng gây bỏng chẳng khác nào acid. Tuy nhiên, chúng tôi đã thành công và tìm ra được chi tiết thú vị - điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong nghiên cứu sắp tới”.

5. Thử nghiệm chứng say tàu xe

Công việc của nhà khoa học Panagiotis Matsangas của trường Naval Postgraduate ở Monterey (California) là thuyết phục đối tượng thử nghiệm ngồi trong một chiếc ghế đặc biệt được gắn động cơ.

h5-88001.jpg


Chiếc ghế này sẽ nhấp nhô từ bên này sang bên kia trong suốt một giờ đồng hồ. Cùng lúc đó, những đối tượng này sẽ phải làm các bài kiểm tra nhận thức thông qua chiếc kính thực tế ảo. "Mọi người thường không muốn tham gia khi họ đã biết quá nhiều về những bài nghiên cứu của tôi trước đó," Matsangas nói.

Ông ấy phát hiện ra rằng, thậm chí say tàu xe nhẹ cũng ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc của con người, điều này có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ từ các chính sách nhân sự của Hải quân cho đến thiết kế tàu thuyền.

6. Tìm kiếm những thông tin chế giễu trên Internet

Nếu bạn đã từng tìm nguồn vui bằng cách chỉnh sửa trang web Wikipedia, có thể bạn đã trở thành một đối tượng trong bài nghiên cứu của nhà khoa học thông tin Madelyn Rose Sanfilippo - công việc của cô ấy tại ĐH Indiana là tiếp cận đến những góc tối tăm nhất của Internet.

Ví dụ, người ta tham gia vào các trang tưởng niệm về những người đã khuất chỉ để chế giễu nỗi mất mát của người khác. “Bạn không thể chỉ ngồi và đọc những điều này vì mọi thứ đang trở nên bị mất kiểm soát,” Sanfilippo nói.

h6-cd9e4.jpg


Ngoài ra cũng còn một mối nguy hiểm khác khá giống với việc chế giễu người khác. Đó là có những kẻ xem nhà khoa học thông tin như những con mồi.

Sanfilippo thường xuyên nhận được những email xúc phạm và khiến cô khó chịu. "Họ chủ yếu chỉ muốn chế giễu công việc của một nhà nghiên cứu mà thôi" - Tuy nhiên, bỏ qua sự quấy rối này, cô ấy vẫn nghĩ rằng công việc của cô là vô cùng quan trọng.

7. Huấn luyện robot

Từ lâu các nhà khoa học đã tìm cách để chế tạo ra loại robot tân tiến nhất, một chiếc máy duyên dáng y hệt con người như C-3PO. Nhưng để một trí thông minh nhân tạo có thể phản ứng trước cảm xúc của chúng ta, cần phải có một ai đó đứng ra huấn luyện những con robot này - và đó chính là công việc của Michel Valstar.

Là một nhà khoa học máy tính tại Đại học Nottingham (Anh), Valstar đã dành thời gian của mình để tạo ra một cơ sở dữ liệu về các khuôn mặt thể hiện sự tức giận, phẫn nộ, sợ hãi và hạnh phúc.

robot-8c811.jpg


Đầu tiên, Valstar tìm đối tượng nghiên cứu là con người để tạo các biểu cảm. Ví dụ, để nắm bắt được nỗi đau thực sự, ông đã đề nghị một nhóm người bị đau lưng mãn tính liên tục thực hiện những động tác duỗi căng.

Sau đó, ông chú giải các đoạn phim trên, mỗi phút của đoạn video phải mất vài giờ để hoàn thành. Valstar hiện nay đã tạo ra được một cơ sở dữ liệu toàn diện và nó sẽ được sử dụng trong lĩnh vực mới về đào tạo robot nhằm giúp phát hiện những thay đổi ở bệnh nhân như đau đớn hoặc trầm cảm.

8. Tập đi cho chuột bị bại liệt

Sau khi tốt nghiệp, Marc Kubasak đã lên một mục tiêu đầy tham vọng cho mình: giúp những người bị bại liệt khôi phục khả năng đi lại của họ. Tuy nhiên, để giúp được con người, đầu tiên ông ấy đã thử nghiệm ở những con chuột.

h9-7fdc4.jpg


Kubasak cấy các tế bào thần kinh đệm từ khứu giác trong não đến các vùng bị thương của những con chuột bị liệt và sau đó tập cho chúng đi lại. Ông nói, "Tôi đã phải giúp những con chuột di chuyển trên một máy chạy bộ suốt 12 giờ/ngày, đều đặn năm ngày/tuần".

Tổng cộng là ông ấy đã tập đi cho 40 chú chuột, quá trình này tốn khoảng 2.500 giờ trong suốt một năm. Hầu hết những con chuột đều có thể đi được trở lại. Và trong năm nay, các bác sĩ tại Đại học Y dược Wroclaw (Ba Lan) và ĐH London đã áp dụng phương pháp của Kubasak để chữa trị cho một người đàn ông bị thương ở xương sống bởi một cuộc tấn công bằng dao.

9. Đào phân dơi

Đây là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Một nhà nghiên cứu kể lại rằng, khó khăn nhất là phải treo mình một cách có kỹ thuật xuống một hang động sâu 60m, vào thời điểm những con dơi đã rời tổ để đi kiếm ăn về đêm.

h10-f9502.jpg


Bạn sẽ cảm nhận như thể sương mù trong không khí là nước tiểu dơi rơi xuống. Để có được một mẫu phân dơi chất lượng, bạn vừa phải đào vào sâu tận 2m và đối phó với loài muỗi nấm bu kín chiếc đèn pha và cả trên mặt.

Người bạn thì dính đầy phân dơi và đất sét. Hẳn không ít người cảm thấy hứng thú với công việc đầy rẫy nguy hiểm này.


Nguồn: PopSci
Theo Ngọc Tú / Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top