8 mẹo gây ấn tượng khi phỏng vấn qua điện thoại

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Phỏng vấn qua điện thoại cũng căng thẳng không kém phỏng vấn trực tiếp. Đây là một trong những thử thách đầu tiên mà bạn phải vượt qua nếu bạn muốn chinh phục một nấc thang mới trong sự nghiệp của mình.

Đặc điểm quan trọng của phỏng vấn qua điện thoại là nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thông qua giọng nói, câu trả lời hay những âm thanh phát ra trong suốt cuộc trò chuyện.

Dưới đây là những mẹo vặt nên làm và những điều nên tránh khi phỏng vấn qua điện thoại:

1. Không nhìn vào gương
Nhiều người nghĩ rằng việc nhìn vào gương sẽ giúp họ có thể quan sát những hành vi của mình tốt hơn trong suốt cuộc phỏng vấn nhưng điều này thực ra không chính xác. Khi nhìn vào gương, bạn trở nên quá tập trung vào những hình ảnh trong gương thay vì chú tâm vào cuộc phỏng vấn.Việc làm này cũng sẽ khiến bạn cười nhiều hơn khi nói chuyện và đánh mất sự tự nhiên trong lời nói của mình.

2. Sử dụng một tấm ảnh của người phỏng vấn
Bạn nên tìm một bức ảnh của người phỏng vấn và đặt nó ở trước mặt trong suốt cuộc phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn có cảm giác như đang nói chuyên trực tiếp với họ và giúp bạn bình tĩnh hơn. Nếu bạn không thể tìm thấy một bức ảnh nào của họ, hãy thay thế bằng một bức ảnh của một người nổi tiếng và nghiêm khắc mà bạn biết.

3. Không nói quá nhiều
Một số người nghĩ rằng việc cố gắng nói nhiều trong cuộc phỏng vấn sẽ giúp họ có được kết quả tốt hơn nhưng điều này là không chính xác. Hãy nói ít hơn và chú ý lắng nghe nhiều nhất có thể sẽ giúp bạn hoàn thành cuộc phỏng vấn tốt hơn.

Bạn nên ngừng khoảng vài giây trước khi trả lời các câu hỏi để có thời gian suy nghĩ và giảm bớt những tiếng ậm ừ không cần thiết trong cuộc nói chuyện. Hãy chắc chắn rằng bạn không để sót bất cứ điều gì mà người phỏng vấn đã nói, dành một vài giây để hiểu kỹ câu hỏi và sau đó chuẩn bị một câu trả lời thật hoàn hảo.

4. Luyện giọng trước cuộc phỏng vấn
Bạn nên luyện giọng trước khi phỏng vấn, điều này đảm bảo cho bạn có một giọng nói trong, khỏe và tự tin. Ngay cả những diễn giả chuyên nghiệp cũng cần luyện giọng trước khi nói. Hãy luyện các âm thanh với cường độ khác nhau.

5. Tránh thực hiện cuộc phỏng vấn tại một nơi quá thoải mái
Hãy đảm bảo rằng không gian mà bạn chọn để tiến hành cuộc phỏng vấn sẽ khiến bạn cảm thấy giống như đang ở trong một phòng phỏng vấn trực tiếp. Trước đó, hãy chuẩn bị tất cả những giấy tờ có liên quan và đặt chúng trước mặt. Như vậy trong suốt cuộc phỏng vấn bạn sẽ không cần phải lục tìm. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn để đưa ra những câu trả lời thông minh.

6. Đăng ký thời điểm thực hiện phỏng vấn phù hợp
Không đăng ký trả lời phỏng vấn vào những thời điểm mà khi đó bạn thường đang ngủ, ăn uống hay làm những việc vặt khác. Một số người trong chúng ta có khả năng tập trung rất cao vào buổi sáng nhưng một số khác lại thức dậy muộn hơn và cảm thấy hào hứng khi bắt đầu công việc vào buổi tối. Vì vậy, hãy tự chọn cho mình một thời gian thích hợp khi mà bạn chắc chắn mình làm mọi việc tốt nhất.

7. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn trong 3 ngày
Ngày thứ nhất: Hãy tìm hiểu thông tin về tài chính cũng như những văn hóa của doanh nghiệp mà bạn đang ứng tuyển.

Ngày thứ hai: Sử dụng tất cả những thông tin mà bạn thu thập được và kết hợp chúng với nhau theo môt cách nào đó để sử dụng trong cuộc phỏng vấn, đặc biệt là khi bạn có thể đặt câu hỏi cho người phỏng vấn. Bên cạnh đó, nên chuẩn bị vài câu hỏi điển hình có thể bị hỏi, ví dụ như: “Điều gì khiến nộp hồ sơ về công ty?” hay “hãy kể một khó khăn nhất mà bạn từng trải?”

Ngày thứ ba: Đây là ngày để bạn chuẩn bị mọi thứ và luyện tập những mẹo phỏng vấn đã được cung cấp trên.

8. Phỏng vấn xong không có nghĩa là kết thúc
Vào cuối cuộc phỏng vấn, hãy để người phỏng vấn biết được bạn muốn được làm ở vị trí đó như thế nào và yêu cầu họ thông báo cho bạn về những bước tiếp theo. Sau khi về nhà, trong vòng 24 giờ đồng hồ, bạn hãy viết một email cảm ơn nhà tuyển dụng đồng thời qua đó khẳng định lại với người phỏng vấn rằng bạn phù hợp với công việc đó.

Các công ty vẫn thường thực hiện các cuộc phỏng vấn qua điện thoại để sàn lọc ứng viên cho phỏng vấn trực tiếp. Đó chính là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tiến thêm một bước tới công việc mà bạn đã nộp hồ sơ.

Càng nghiêm túc bạn càng làm tăng thêm hiệu quả và khả năng lọt vào "mắt xanh" của nhà tuyển dụng giữa nhiều ứng viên khác.

Theo Kỹ năng Chuyên nghiệp​
 
×
Quay lại
Top