7 Vấn Đề Bạn Cần Biết Trước Khi Lắp Điện Năng lượng Mặt Trời Tại Hà Nội

seoviet186

Thành viên
Tham gia
4/7/2014
Bài viết
10
Trước một thị trường Điện Năng Lượng Mặt Trời đầy sôi động như hiện nay, việc hiểu đúng, biết đúng về Điện Năng Lượng Mặt Trời trước khi lắp đặt hệ thống năng lượng sạch này cho gia đình bạn là điều vô cùng cần thiết.

7 Vấn Đề Bạn Cần Biết Trước Khi Lắp Điện Năng lượng Mặt Trời Tại Hà Nội:
  1. Thứ nhất: Hệ số bức xạ của Hà Nội: Theo tính toán, hệ số bức xạ của Hà Nội là khoảng 3.6 đến 3.9 kW/h/m2/ngày. Con số này tuy cao hơn so với các nước Châu Âu – nơi đi đầu trong việc lắp đặt Điện Năng Lượng Mặt Trời, nhưng nó vẫn thấp hơn so với thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20%, đồng nghĩa với việc lắp đặt Điện Năng Lượng Mặt Trời tại Hà Nội sẽ thu hồi vốn lâu hơn, cụ thể là từ 5 năm rưỡi đến 6 năm.
  2. Thứ hai: Lựa chọn hình thức sử dụng Điện Năng Lượng Mặt Trời:
    • Hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời tại nhà được chia làm 3 loại là độc lập, hòa lưới và hỗn hợp. Với mỗi hệ đều có ưu điểm, nhược điểm khác nhau, như hệ độc lập thì chuyên dùng nguồn tích trữ là ắc quy, hệ hòa lưới thì Điện Năng Lượng Mặt Trời kết hợp hoàn toàn với điện lưới.
    • Với hộ gia đình, chúng tôi đề xuất sử dụng hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời hòa lưới. Đây là hệ thống đem lại dòng điện ổn định, lại tối ưu về chi phí, giúp khách hàng thực sự đem lại lợi ích về kinh tế.
  3. ️ Thứ ba: Xác định nhu cầu sử dụng và tỷ lệ tiết kiệm mong muốn:
    • Để hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời tại nhà thực sự phát huy hiệu quả kinh tế, bạn cần kiểm tra lại hóa đơn tiền điện và xác định lượng điện tiêu thụ bình quân hàng tháng, từ đó chọn đầu tư hệ thống với công suất đủ để hạn chế tối đa sự phụ thuộc vào điện lưới quốc gia.
    • Các nhà cung cấp giải pháp Điện Năng Lượng Mặt Trời tại Việt Nam đề xuất nên ưu tiên đầu tư Điện Năng Lượng Mặt Trời nếu bạn sử dụng nhiều vào ban ngày. Còn nếu chủ yếu tiêu thụ vào ban đêm, bạn chỉ nên triển khai hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời với sản lượng khoảng 50% đến 70% so với tổng nhu cầu điện năng. Đây cũng chính là cách giúp mỗi kWh tạo ra từ Điện Năng Lượng Mặt Trời giúp bạn tiết kiệm trên 3000 đồng.
  4. ️ Thứ tư: Lựa chọn loại pin:
    • Dựa trên công nghệ sản xuất, người ta chia pin mặt trời phổ biến trên thị trường thành 3 loại với hiệu suất giảm dần, bao gồm: pin mặt trời đơn tinh thể (Mono), pin mặt trời đa tinh thể (Poly) và pin mặt trời màng mỏng (Thin-Fi).
    • Hiệu suất của tấm pin mặt trời tính theo tỷ lệ chuyển đổi quang năng thành điện năng, hiệu suất càng cao thì càng sản sinh ra càng nhiều điện năng trên cùng một đơn vị diện tích.
    • Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu thêm cả bài viết này để hiểu rõ hơn các loại pin đang có ngoài thị trường, từ đó có lựa chọn hợp lý nhất
  5. Thứ năm: Cách bố trí để tối ưu hóa hiệu suất hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời tại nhà:
    • Tùy vào vị trí căn nhà, bạn cần thiết kế phương án bố trí dàn pin mặt trời khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không lắp pin theo phương thẳng đứng hoặc quá dốc gây ảnh hưởng đến thời gian hứng nắng, đồng thời không lắp trên mặt phẳng ngang dẫn tới việc bị đọng nước và bám bụi trên bề mặt. Lý tưởng nhất là bố trí pin mặt trời hướng về phía Nam và nghiêng 10-15 độ.
    • Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới các yếu tố môi trường cản trở khả năng hứng nắng. Thông thường, các tấm pin mặt trời được đặt trên nóc nhà, thông thoáng, không có vật cản. Nếu nhà bạn thấp hơn nhà xung quanh, bị che chắn bởi nhiều nhà cao xung quanh thì cũng không nên lắp đặt.
  6. ️Thứ sáu: Địa hình: Đây là yếu tố tối quan trọng, cần được khảo sát đầu tiên trước khi lắp đặt hệ thống Điện Năng Lượng Mặt Trời. Các tấm pin thường được thiết kể để duy trì hoạt động trong khoảng hơn 20 năm. Do đó, khu vực lắp đặt phải có kết cấu chắc chắn như trần bê tông hoặc mái tôn có xà gồ để tránh phát sinh chi phí cải tạo về sau. Thông thường, 1kWp (kW peak – công suất đỉnh) pin mặt trời cần từ 7-8 m2 diện tích mặt bằng bao gồm không gian bảo dưỡng và khoảng cách giữa các dãy.
  7. ️ Thứ bảy: Hệ thống inverter, tủ điện: Những thiết bị này chiếm khoảng 25 – 30% giá của toàn hệ thống. Tuy nhiên bạn cũng cần lựa chọn loại tốt, để tránh các trường hợp như:
    • Đang sử dụng phải bảo hành, bảo trì liên tục
    • Inverter chất lượng thấp tạo ra chất lượng dòng điện không ổn định, gây hại cho các thiết bị điện trong nhà
    • Nên chọn inverter của những nhà máy trong nước hoặc những inverter tiêu chuẩn quốc tế như SMA, Fronius để nhận dịch vụ bảo hành đầy đủ, phòng trường hợp công ty bán hàng cho bạn bị phá sản.
67973710_1228056200706189_3566406216848506880_o-min.jpg

Vừa rồi là 7 lưu ý trước khi lắp đặt Điện Năng Lượng Mặt Trời mà Sơn Hà gửi tới bạn. Để nhận tư vấn lắp đặt và khảo sát Điện Năng Lượng Mặt Trời miễn phí, bạn có thể gọi chúng tôi qua Hotline: 094 3838 278.
 
×
Quay lại
Top