7 thực phẩm gây bất lợi cho người bị tiền tiểu đường

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Để chống lại bệnh tiền tiểu đường, chiến lược tốt nhất dành cho bạn là sinh hoạt và ăn uống như một bệnh nhân bị tiểu đường. Mặc dù, điều đó sẽ không dễ dàng, nhưng chắc chắn lợi ích mà nó mang đến rất lớn và xứng đáng. Dưới đây là 7 loại thực phẩm gây bất lợi cho người bị tiền tiểu đường. Làm thế nào để loại bỏ những thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống của bạn? Với những thông tin mà các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, Wikicabinet đưa ra những lựa chọn thay thế lành mạnh hơn có thể giúp bạn phòng chống tiền tiểu đường.

Tiền tiểu đường là gì?

Tiền tiểu đường là một tình trạng sinh lý trong đó nồng độ đường trong máu của bạn cao hơn mức bình thường, chỉ là không quá cao để được phân loại vào nhóm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, dù bạn có mắc tiền tiểu đường hay bệnh tiểu đường thì những nguy cơ về sức khỏe là như nhau.

Khi phát hiện ra tiền tiểu đường, bạn cần phải theo dõi lượng đường trong máu mỗi ngày và tự tiêm insulin khi cơ thể cần. Bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các bệnh liên quan đến tim, thận và tuyến tụy, cũng như đột quỵ. Tuổi thọ chung của bệnh nhân tiểu đường có xu hướng thấp hơn khoảng 10 năm so với người bình thường.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là bạn phải thay đổi lối sống ngay lập tức. Khi bạn làm như vậy, bạn có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường và thực sự đảo ngược hoàn toàn tiền tiểu đường. Nếu bạn thừa cân (một trong những yếu tố nguy cơ chính của tiền tiểu đường), việc giảm từ 10 – 15 cân cũng có thể cải thiện đáng kể độ nhạy insulin và kiểm soát đường huyết.

  1. Thực phẩm chứa nhiều đường
Tiền tiểu đường hay bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể bạn mất khả năng sử dụng hoặc sản xuất insulin khiến hàm lượng đường trong máu tăng cao. Bệnh nhân tiểu đường và bệnh nhân tiền tiểu đường cũng phải thận trọng khi tiêu thụ đường để tránh làm thay thay đổi nồng độ đường trong máu. Điều đó có nghĩa là tránh những thực phẩm có nhiều đường nhưng không có giá trị dinh dưỡng như kẹo, bánh ngọt, nước giải khát và món ăn vặt.

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta thực sự cần đường để thúc đẩy tất cả các quá trình sống, vì vậy bạn không cần phải kiêng tất cả những loại thực phẩm chứa nhiều đường. Bạn chỉ cần tránh những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao và bổ sung đường tự nhiên từ các loại trái cây, rau củ khi cơ thể cần. Trái cây chứa nhiều đường tự nhiên như fructose, glucose, saccarose và chất xơ, có thể giúp điều chỉnh hàm lượng đường trong máu của bạn. Thay vì chỉ sử dụng trái cây, bạn có thể kết hợp cùng protein sẽ thúc đấy quá trình hấp thu đường nhanh hơn trong cơ thể.

  1. Nước ép trái cây
Mặc dù trái cây cung cấp lượng đường tự nhiên tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với nước ép trái cây có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến mức độ đường huyết. Bởi vì, nước ép trái cây thường được bổ sung thêm đường tinh luyện và loại bỏ hết chất xơ quý giá trong đó. Khi bạn sử dụng nước ép trái cây thường xuyên sẽ khiến mức độ đường huyết tăng cao.

Nước ép trái cây cũng không tạo cho bạn cảm thấy no như khi ăn ăn trực tiếp hoặc sử dụng sinh tốt trái cây, bởi vì trái cây nguyên chất chứa nhiều chất xơ đóng vai trò rất lớn trong việc tạo cảm giác no. Điều đó có thể dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều nước ép trái cây, hoặc đơn giản là khiến bạn muốn ăn thêm nhiều thứ nữa. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố trái cây để giữ nguyên các chất dinh dưỡng, đặc biệt chất xơ hoặc làm siro trái cây.

  1. Tinh bột tinh chế
Ngay cả thực phẩm không nhất thiết phải có vị ngọt cũng có thể phân hủy thành đường trong hệ thống của bạn. Đây chắc chắn là trường hợp với tinh bột tinh chế. Những thứ như bột mì trắng được xử lý rất nhiều đến nỗi tất cả các chất xơ, khoáng chất và vitamin ban đầu bị loại bỏ, để lại một sản phẩm được tiêu hóa rất nhanh, đánh vào dòng máu của bạn như một tấn gạch.

Tinh bột tinh chế thường xuất hiện trong các loại thực phẩm như gạo trắng (cơm trắng), bột mỳ (bánh mỳ) có thành phần chính là cacbohydrat có cấu trúc phức tạp. Trong quá trình chuyển hóa, các enzym trong cơ thể phân giải chúng từ cacbohdrat phức tạp thành cacbohydrat đơn giản (glucose, fructose,…) và có ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết. Ngoài ra, tinh bột tinh chế thường được xử lý rất nhiều và hầu hết các chất xơ, khoáng chất, vitamin đều được loại bỏ, tăng khả năng tiêu hóa cho thực phẩm.

Thay vì sử dụng những loại thực phẩm có nguồn gốc tử tinh bột tinh chế như cơm trắng, bánh mỳ, mỳ ống,..bạn có thể lựa chọn những loại thực phẩm tốt hơn như gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu…Nếu bạn chưa quen với việc thay đổi chế độ ăn như vậy, bạn có thể giảm bớt lượng sử dụng trong khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế dẫn bằng những thực phẩm tốt cho đường huyết.

  1. Sữa và các sản phẩm từ sữa không tách béo
Tiền tiểu đường thường gây ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch. Khi lượng Cholesterol trong máu cao, nó sẽ trở thành yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh tim mạch và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể khiến tình trạng kháng insulin tồi tệ hơn, việc điều trị tiền tiểu đường trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Các chất béo bão hòa này thường có nhiều trong sữa và các sản phẩm từ sữa không tách chất béo như sữa chua, kem, phô mai kem, bơ, phomat. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm tương tự đã tách chất béo hoặc giảm các chất béo bão hòa với lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, bơ thực vật và nước cốt dừa là những thực phẩm thay thế có thể mang lại cảm giác béo ngậy ngon miệng như trong sữa và các sản phẩm từ sữa mà bạn không cần phải tiêu thụ quá nhiều.

  1. Thực phẩm chiên rán
Thực phẩm chiên rán là nguồn chất béo bão hòa và calo dư thừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới nồng độ đường trong máu và hiệu quả điều trị tiền tiểu đường. Thực phẩm chiên rán chứa chất béo chuyển hóa cao do quá trình hydrat hóa chất béo không bão hòa ở nhiệt độ cao. Quá trình này làm thay đổi cấu trúc của chất béo, khiến có thể khó phân hủy hơn và là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Một nghiên cứu cho thấy những người ăn thực phẩm chiên rán hơn 2 lần mỗi tuần có nguy cơ kháng insulin cao gấp đôi so với những người ăn ít hơn chỉ 1 lần một tuần.

  1. Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như rượu, bia thường được khuyến cáo chỉ tiêu thụ ở mức hạn chế khi cơ thể bạn đang phải chiến đấu với tiền tiểu đường. Các loại rượu khác nhau chứa lượng đường khác nhau và có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng hoặc giảm. Các nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Nếu buộc phải sử dụng rượu, bia, bạn hãy chọn đồ uống có lượng đường thấp hơn như rượu vang hoặc cocktail. Và để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hàm lượng đường trong máu cũng như một loạt các vấn đề như ung thư và bệnh gan, hãy đặt ra giới hạn bản thân không quá một ly mỗi ngày (đối với phụ nữ) hoặc hai ly mỗi ngày (đối với nam giới).

  1. Thịt mỡ
Thịt mỡ chứa lượng lớn các chất béo bão hòa và điều này không hề tốt cho quá trình điều trị tiền tiểu đường. Theo nghiên cứu, một số thành phần trong thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn chứa nhiều muối nitrat có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bằng cách gây kháng insulin.

Các muối nitrat trong thịt chế biến gây ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến tụy, nơi sản xuất insulin để cơ thể chuyển đổi đường thành năng lượng.

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hãy tránh các món bít tết béo ngậy từ thịt bò thăn, sườn bò, và thay vào đó hãy ăn những miếng thịt nạc như thịt cổ, bắp đùi điều độ. Thậm chí bạn có thể sử dụng các loại thịt ít béo hơn như thịt lườn gà, cá và thăn lợn.

Để phòng ngừa tiền tiểu đường, bạn không nhất thiết phải loại bỏ tất cả các loại thực phẩm trong chế độ ăn của mình; hãy xây dựng một chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng và khỏe mạnh.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề 7 triệu chứng tiền tiểu đường bạn không nên bỏ qua.

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Source:Wiki Cabinet
 
×
Quay lại
Top