7 lời khuyên giúp bạn yêu thương bản thân hơn (Kỳ 1)

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Wikicabinet – Kênh thông tin tri thức nhân loại kính chào quý độc giả ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu các chủ đề về:

5 bí quyết giúp kiểm soát căng thẳng mỗi ngày

Kỳ này wikicabinet xin giới thiệu đến độc giả một chủ đề thú vị về 7 lời khuyên giúp bạn yêu thương bản thân hơn. Mời quý độc giả đón theo dõi chủ đề này cùng wikicabinet nhé.

Tự ngược đãi bản thân có nghĩa là chúng ta đang tự hạ thấp lòng tự trọng của chính mình. Những biểu hiện của việc hạ thấp giá trị bản thân có nhiều biến thể, tuy nhiên ghét bỏ bản thân có lẽ là biểu hiện tồi tệ nhất. Chính bạn tự đánh giá thấp năng lực và coi thường thành tích của mình, bạn cố thuyết phục mình rằng bạn không thể làm tốt điều gì, những người khác luôn làm tốt hơn bạn.

Trong bài viết này, Wikicabinet sẽ giúp bạn làm thế nào để ngừng ngược đãi bản thân, làm thế nào để vượt qua rào cản của sự thù hận để yêu thương bản thân mình hơn nữa.

  1. Học cách tự nhận thức bản thân
Bạn có cảm giác tốt là một chuyện, nhưng có thể xác định chính xác lý do vì sao cảm thấy tốt lại là chuyện khác hoàn toàn. Thực tế, hiểu được lý do đằng sau những cảm xúc tích cực là dấu hiệu của người tự nhận thức được bản thân. Khi bạn tự nhận thức được, việc trau dồi những điều tốt đẹp trong cuộc sống và loại bỏ hoặc biết cách thay đổi tiêu cực trở nên dễ dàng hơn.

Việc tự nhận thức được bản thân là mấu chốt đầu tiên để vượt qua cảm giác tự ghê tởm. Có được sự tự nhận thức đồng nghĩa với việc bạn có sự am hiểu rõ ràng về việc bạn là ai, bao gồm cả điểm mạnh, điểm yếu, thế giới quan, niềm tin và cảm xúc của bản thân. Nếu bạn tự nhận thức được, bạn sẽ có cơ hội tạo ra những thay đổi tỉnh táo trong hành xử và niềm tin, giúp bạn thay đổi cảm xúc.

  1. Thay đổi những suy nghĩ tiêu cực
Những kiểu suy nghĩ tiêu cực có tác động mạnh mẽ và có thể phá hủy cuộc sống của bạn. Vì thế hãy phát triển những thói quen giúp bạn ngừng tiêu cực. Khi nhận biết và xác định được các kiểu suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể bước ra khỏi chúng và học cách xem những suy nghĩ trong đầu bạn chỉ là những suy nghĩ mà thôi.

Bạn có thể ngừng coi những suy nghĩ này là một thực tế. Bạn có thể nhận ra điều này khi đang thực hiện chúng một cách quá nghiêm túc. Khi bạn biết bạn có xu hướng hay suy nghĩ tiêu cực, bạn có thể chọn chỉ lắng nghe những suy nghĩ mà bạn thấy là có giá trị hoặc hữu ích thay vì tự động tuân theo mọi thứ xuất hiện trong đầu.

Làm thế nào để đối phó với những người tiêu cực

Việc nhìn nhận suy nghĩ một cách ngẫu nhiên sẽ giúp bạn chuyển từ trạng thái tiêu cực sang tích cực. Giả sử bạn thức dậy vào một ngày và trời đang đổ mưa. Nếu bạn nghĩ ngay rằng là “Hôm nay sẽ rất tồi tệ”, thì có lẽ bạn sẽ có một ngày khủng khiếp đúng như bạn đã dự đoán. Tuy nhiên, nếu bạn xoay chuyển quá trình suy nghĩ của mình và chọn không tin vào suy nghĩ tiêu cực đó, bạn vẫn có thể có một ngày tuyệt vời.

Sự thật là, vấn đề không nằm ở việc bạn có những suy nghĩ tiêu cực. Mà nó phát sinh khi bạn tin rằng những suy nghĩ ấy là đúng. Khi giải phóng được những suy nghĩ tiêu cực ấy, chúng sẽ không còn tạo ra cho bạn những cảm xúc khó chịu nữa.

  1. Tha thứ cho những lỗi lầm mà bản thân đã mắc phải
Học cách buông bỏ cảm giác tội lỗi, tức giận, oán hận. Chẳng có gì tệ hơn việc cảm thấy tuyệt vọng hoàn toàn sau khi mắc lỗi và thất bại. Thông thường, những lần mắc lỗi mà phải hàng tháng hoặc thậm chí hàng mấy năm trời bạn mới có thể sửa được sẽ khiến bạn trở nên mù quáng. Nhưng với tinh thần ngoan cường và cảm xúc gai góc, nỗi đau có thể biến thành sự thấu hiểu, trưởng thành và tha thứ.

Làm thế nào để buông bỏ sự tức giận và nỗi oán hận

Có một vài việc bạn có thể làm để bắt đầu tha thứ cho bản thân. Đầu tiên, bất kỳ tình huống tiêu cực nào cũng sẽ có mặt tốt của nó, hãy tìm kiếm. Bạn có thể sẽ lĩnh hội được một quan điểm mới mẻ về thứ gì đó, hoặc là lỗi lầm của bạn sẽ dẫn bạn đi đúng hướng, đến nơi mang lại cho bạn hạnh phúc.

Sử dụng những bài học bạn đã học để xác định lại những gì bạn muốn trong cuộc sống. Và đôi khi bạn chỉ cần thư giãn, hít một hơi và buông tay. Đừng quá coi trọng lỗi lầm của bản thân. Bất kể thứ gì bạn đang trải qua cũng đều là thứ mà nhiều người đã trải qua trước đó, hoặc cũng có người sẽ trải qua nó trong tương lai.

Giả sử bạn từ chối một công việc mà khi nhìn lại thì nó có vẻ như là một cơ hội tốt. Bạn phải nhớ rằng việc bạn đang có những thông tin mà trước đó mình không có sẽ ảnh hưởng đến quan điểm hiện tại của bạn.

Lúc đó chính là lúc bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho nhu cầu của bản thân. Bạn có thể đã học được từ trải nghiệm này rằng bạn cần phải thay đổi các ưu tiên của mình khi đề cập đến lợi ích hoặc tính năng của công việc, nhưng bây giờ thì bạn có thể tận dụng những thông tin đó để thăng tiến lên chức vụ tốt nhất có thể.

  1. Ngưng cạnh tranh với người khác
Mỗi người sinh ra trên thế giới này đều là một món quà có một không hai, vậy nên đã đến lúc bạn phải ngừng để ý đến những thứ người khác có còn bạn thì không, và bắt đầu tin rằng bạn cũng là một người đặc biệt trong số họ. Việc cảm thấy một chút cạnh tranh sẽ giúp ích cho bạn vì nó thúc đẩy bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đẩy việc này đi quá xa, chắc chắn sẽ có vấn đề. Nó sẽ khiến bạn bất hòa với những người xung quanh, và làm lộ rõ lòng tự trọng thấp của bạn.

Để ngưng cạnh tranh với người khác, hãy lùi lại và vượt qua những cảm xúc đằng sau việc này. Tìm ra những thứ đã khiến cảm giác cạnh tranh và ghen tị của bạn nảy sinh. Chẳng hạn như việc bạn không thể chịu được cảm giác thua cuộc hay nhìn thấy ai đó giỏi việc hơn mìn

Làm thế nào để bắt đầu một “Nhóm Quân Sư”

Dù khởi đầu của bạn thế nào thì việc xác định chúng có thể sẽ giúp bạn kiểm soát được những hoàn cảnh mà trong đó cảm giác cạnh tranh của bạn phát sinh. Bạn có thể dạy bản thân suy nghĩ lại và dừng lại để nghĩ xem tại sao bạn cảm thấy như vậy. Nếu tính cạnh tranh của bạn bắt nguồn từ sự ghen tị thì nó có mang lại lợi ích cho bạn không? Hãy tìm ra nguồn gốc của cảm xúc cốt lõi và tự nhủ rằng bạn có thể tự trấn an bản thân.

Hãy giả sử thế này: đồng nghiệp của bạn được tăng lương, còn bạn thì không. Nếu điều đó làm bạn cảm thấy bị xúc phạm, hãy dừng lại để xem xét những lý do khả thi. Bạn nghĩ bạn làm tốt hơn họ? Bạn cho rằng họ lười biếng và không xứng đáng được tăng lương?

Vậy thì hãy thử nghĩ khác đi một chút. Biết đâu họ đã nhận một dự án mới mà bạn không hề hay biết, hoặc là họ được xem xét lại và kết quả là được tăng lương? Vậy nên đừng vội đi đến những kết luận khiến bạn cảm thấy muốn cạnh tranh với họ ngay lập tức. Chỉ cần chú ý và làm việc một cách tốt nhất có thể thì bạn cũng sẽ được tăng lương.

Trong kỳ tiếp theo, Wikicabinet trân trọng mời độc giả đón đọc chủ đề 7 lời khuyên giúp bạn yêu thương bản thân hơn (Kỳ 2).

Nếu có những thắc mắc hay muốn tìm hiểu về bất kỳ chủ đề nào, hãy liên hệ với Wikicabinet bằng cách bình luận ở phía dưới nhé.

Source:Wiki Cabinet
Via:Wiki Cabinet
Tags:lối sống xanhyêu thương bản thân
 
×
Quay lại
Top