7 kỳ quan thế giới cổ đại: 7 sự thật về Hải đăng Alexandria

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Hiểu rõ kiến trúc đáng kinh ngạc này đã làm giảm nguy cơ đắm tàu trong quá khứ thế nào.

Trước năm 280 TCN, việc giong thuyền đến Alexandria ở Ai Cập là một chuyến phiêu lưu may rủi. Những vách đá dọc theo bờ biển thường gây ra nhiều vụ tai nạn. Chỉ đến khi vua Ptolemy II khánh thành Hải đăng Alexandria thì những nguy cơ gây đắm tàu mới không còn nữa.

Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hy Lạp Sostratus xứ Cnidus, ngọn hải đăng có nhiệm vụ phát tín hiệu ra vào cảng, cũng như báo hiệu những hiểm nguy của cảng biển thàng phố trên quần đảo Pharos (ngày nay là bán đảo Ras-El-Tin). Ngọn lửa thắp trên đỉnh hải đăng có thể trông thấy từ cách đó 50 km.

Theo sử gia Julio Gralha, một chuyên gia về Ai Cập cổ đại, công trình này có thể là ngọn hải đăng đầu tiên trên thế giới, từ “hải đăng” Pharos bắt nguồn từ tên gọi của hòn đảo mà nó được xây dựng nên. Vào thế kỷ 14, một trận động đất đã phá huỷ toà kiến trúc cao khoảng 117-134 mét này.


Ảnh phục dựng Hải đăng Alexandria.

Ảnh phục dựng Hải đăng Alexandria.​

Với những khối đá còn sót lại của nó, người ta đã xây lên một pháo đài vào khoảng năm 1480. Pháo đài ấy vẫn trụ vững đến ngày nay trên vùng đất từng tồn tại một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.

1. Hình khối hình học

Kiến trúc sư Sostratus xứ Cnidus đã thiết kế ngọn hải đăng với nhiều hình dáng khác nhau. Phần đáy có nền vuông. Sau đó là 3 ngọn tháp xếp chồng lên nhau. Ngọn tháp đầu tiên hình chữ nhật. Ngọn tháp ở giữa hình bát giác. Ngọn tháp cuối cùng có hình trụ.

2. Đá xây trên đá

Hải đăng Alexandria có khả năng được làm từ đá granit sáng màu, bao phủ quanh nó bởi đá cẩm thạch và đá vôi. Các khối đá này được ghép với nhau bằng chì nung chảy và một loại xi măng của người Ai Cập làm từ nhựa cây và đá vôi.

3. Chỗ trú cho dân chúng

Xung quanh phần móng hải đăng là cơ quan hành chính, khu chứa nhiên liệu duy trì ngọn lửa, chuồng trại cho khoảng 300 vật nuôi (ví dụ như bò) để chuyên chở nhiên liệu, các khu nhà ở tập thể và quán ăn tự phục vụ cho những người làm công và binh sĩ canh gác nơi này.

4. Ánh sáng phản chiếu

Phần đỉnh của toà ngọn hải đăng, trong khối hình trụ, chứa ngọn đuốc và được chia thành hai buồng: một buồng cho người đốt lửa và một buồng canh chừng ngọn đèn. Người ta tin rằng ở gần lò lửa có một đĩa đồng được đánh bóng sáng loáng như gương, giúp phản chiếu ánh sáng của ngọn lửa vào ban đêm.

Ngọn lửa hải đăng vào ban đêm.

Ngọn lửa hải đăng vào ban đêm.​

5. Sức mạnh của đôi chân

Vật nuôi được đưa đến tầng đầu của ngọn tháp bát giác. Từ đó, nhiên liệu được dẫn lên thông qua một hệ thống ròng rọc đến vị trí lò lửa. Ở hai toà tháp đầu tiên, các cửa sổ giúp thông gió để lửa dễ cháy hơn.

6. Con đường dài

Từ phần móng vuông, vật nuôi chở nhiên liệu đốt lửa và leo lên những con dốc. Nhiên liệu sử dụng có thể là gỗ, nhưng cũng có khi là phân bò khô hoặc dầu.

Từ phần móng vuông, vật nuôi chở nhiên liệu đốt lửa và leo lên những con dốc.

Từ phần móng vuông, vật nuôi chở nhiên liệu đốt lửa và leo lên những con dốc.

7. Làm việc là “cần thiết”

Ngoài những người quản lý, có thể hơn 100 binh lính và những người giữ lửa ngọn hải đăng đã xoay tua làm việc theo ca. Chính quyền bắt buộc họ làm việc, nhưng có trả lương.

Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Historical Eve)
 
×
Quay lại
Top