7 kiểu nghỉ ngơi mà ai cũng cần

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Bạn có bao giờ cố khắc phục tình trạng thiếu năng lượng kéo dài bằng cách ngủ nhiều hơn chưa – chỉ ngủ thôi và vẫn cảm thấy kiệt sức?

Nếu câu trả lời là có, bí mật được bật mí như sau: Ngủ và nghỉ ngơi không giống nhau, mặc dù nhiều người trong số chúng ta hay lẫn lộn hai thứ này.

Chúng ta cứ sống và nghĩ rằng chúng ta đã nghỉ ngơi vì đã ngủ đủ giấc – nhưng kỳ thực chúng ta đang bỏ lỡ nhiều kiểu nghỉ ngơi khác mà chúng ta đang rất cần. Kết quả là một nền văn hoá của những cá nhân đạt thành tích cao, năng suất cao, mệt mỏi mãn tính và kiệt sức kinh niên. Chúng ta thiếu sự nghỉ ngơi vì chúng ta không thấu hiểu sức mạnh thực sự của nghỉ ngơi.

Nghỉ ngơi là sự phục hồi ngang nhau trong 7 phạm vi then chốt sau đây của đời sống.

7 kiểu nghỉ ngơi mà ai cũng cần. Ảnh: Avalon Nuovo

7 kiểu nghỉ ngơi mà ai cũng cần. Ảnh: Avalon Nuovo

Kiểu nghỉ ngơi đầu tiên là nghỉ ngơi thể chất thụ động hoặc chủ động. Nghỉ ngơi thể chất thụ động bao gồm việc ngủ và chợp mắt, trong khi đó nghỉ ngơi thể chất chủ động là các hoạt động bồi dưỡng như yoga, trị liệu giãn cơ và mát xa, giúp cải thiện sự lưu thông và tính linh hoạt của cơ thể.

Kiểu nghỉ ngơi thứ hai là nghỉ ngơi trí óc. Bạn có biết đồng nghiệp nào hay bắt đầu công việc mỗi ngày bằng một ly cà phê to bự không? Anh ta sẽ thường dễ nổi xung và hay quên, cũng như khó tập trung vào công việc. Ban đêm khi nằm xuống, anh ta hay trằn trọc vì các cuộc nói chuyện vào ban ngày cứ lởn vởn trong đầu. Và dù cho đã ngủ được 7-8 tiếng, anh ta vẫn thức dậy với cảm giác như chưa từng được ngủ. Anh ta đang thiếu sự nghỉ ngơi trí óc.

Tin vui là bạn không phải nghỉ việc hay đi chơi để khắc phục vấn đề này. Lên lịch các khoảng nghỉ ngắn hai tiếng một lần trong lúc làm việc; các khoảng nghỉ này có thể gợi nhắc bạn nên thong thả hơn. Bạn cũng có thể giữ một cuốn sổ ghi chú gần gi.ường để ghi lại bất kỳ ý nghĩ dai dẳng nào khiến bạn không ngủ được.

Kiểu nghỉ ngơi thứ ba là nghỉ ngơi cảm giác. Đèn sáng, màn hình máy tính, xung quanh ồn ào và nhiều lần nói chuyện – cho dù có là trên văn phòng hay trên Zoom – đều có thể khiến các giác quan chúng ta cảm thấy quá tải. Điều này có thể được khắc phục bằng cách làm gì đó đơn giản như nhắm mắt trong một phút vào giữa ngày, cũng như bằng cách chủ động rút phích cắm đồ điện tử vào cuối này. Các khoảnh khắc có chủ ý liên quan đến thiếu hụt cảm giác có thể bắt đầu xoá bỏ những tổn thương do thế giới quá kích thích gây ra.

Kiểu nghỉ ngơi thứ tư là nghỉ ngơi sáng tạo. Kiểu nghỉ ngơi này đặc biệt quan trọng đối với những người phải giải quyết vấn đề và động não các ý tưởng mới. Nghỉ ngơi sáng tạo tái đánh thức nỗi kinh hãi và sự ngạc nhiên trong mỗi chúng ta. Bạn có nhớ lần đầu tiên nhìn thấy vịnh Hạ Long, đại dương hay thác nước không? – Việc cho phép bản thân thưởng ngoạn vẻ đẹp ngoài trời – ngay cả khi đó là công viên địa phương hay sau hè nhà bạn – mang đến cho bạn sự nghỉ ngơi sáng tạo.

Nhưng nghỉ ngơi sáng tạo không đơn giản chỉ là tán dương thiên nhiên; nó còn bao gồm thưởng thức nghệ thuật. Chuyển không gian làm việc của bạn thành nơi truyền cảm hứng bằng cách bày trí những hình ảnh địa danh bạn yêu thích và các tác phẩm nghệ thuật có ý nghĩa với bạn. Bạn không thể tốn 40 tiếng đồng hồ mỗi tuần nhìn chằm chằm vào chung quanh trống rỗng hoặc lộn xộn và mong chờ cảm thấy thiết tha về bất cứ điều gì, chứ đừng nói đến nảy ra những sáng kiến.

Giờ thì hãy nhìn vào một người khác – một người bạn mà người ta luôn nghĩ là người tốt bụng nhất họ từng gặp. Đó là người mà người khác dựa dẫm, người mà bạn sẽ gọi nếu bạn cần sự giúp đỡ vì ngay cả khi họ không muốn, bạn biết họ vẫn sẽ trả lời “có” một cách miễn cưỡng thay vì “không” một cách chắc nịch. Nhưng khi người này ở một mình, họ cảm thấy bị coi thường và giống như người ta đang lợi dụng mình.

Người này cần phải nghỉ ngơi cảm xúc, nghĩa là có thời gian và không gian để tự do biểu lộ cảm xúc và hạn chế làm vừa lòng người khác. Nghỉ ngơi cảm xúc cũng cần dũng khí để thực hiện. Một người nghỉ ngơi cảm xúc có thể trả lời câu hỏi “Hôm nay bạn cảm thấy thế nào?” với một câu “Tôi không ổn” chắc nịch – và sau đó tiếp tục chia sẻ những điều khó chịu mà trước đó chưa nói ra.

Nếu bạn đang cần nghỉ ngơi cảm xúc, bạn cũng có khả năng đang thiếu sự nghỉ ngơi xã hội. Điều này xảy ra khi bạn không phân biệt được các mối quan hệ giúp bạn hứng khởi và các mối quan hệ rút cạn sức mình. Để được nghỉ ngơi xã hội nhiều hơn, hãy chơi chung với những người tích cực và nhiệt tình. Ngay cả nếu các tương tác của bạn phải xảy ra trên mạng ảo, bạn có thể chọn tham gia trọn vẹn hơn bằng cách bật camera lên và tập trung vào người mình đang nói chuyện.

Kiểu nghỉ ngơi cuối cùng là nghỉ ngơi tinh thần, có khả năng kết nối ra ngoài thể chất và trí óc cũng như cảm nhận được ý niệm sâu sắc của sự thân thuộc, tình yêu, sự công nhận và mục đích. Để có được điều đó, hãy tham gia vào những thứ to lớn hơn bản thân bạn và thêm lời cầu nguyện, thiền định và giao tiếp xã hội vào thói quen hằng ngày của mình.

Bạn thấy đấy, bản thân việc ngủ không thể phục hồi chúng ta trở về thời điểm ta cảm thấy được nghỉ ngơi. Vì vậy đã đến lúc bắt đầu chú tâm vào việc có được kiểu nghi ngơi thích hợp mà chúng ta cần.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo Ideas.Ted.Com)
 
×
Quay lại
Top