7 Kì quan thế giới hiện đại và cổ đại

linh d2t

Tôi yêu hoa lộc vừng!
Thành viên thân thiết
Tham gia
4/6/2011
Bài viết
1.570
1. Kim tự tháp Ai Cập
1kimtuthapAICAP.jpg



Kim tự tháp Ai Cập là kỳ quan duy nhất của thế giới cổ đại còn lại với thời gian và cho đến ngày nay, nó vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách các kỳ quan trên thế giới. Qủa là danh bất hư truyền. Người Ai Cập cổ đại đáng nể thật!


2. Grand Canyon
Arizona - U.S.A.

1GrandCanyon.gif



Grand Canyon quả thực là một tác phẩm vĩ đại của thiên nhiên. Hẻm núi rộng đến 29km (18 dặm) từ bờ núi này đến bờ núi kia và sâu 1600m (1 dặm). Grand Canyon trải qua quá trình hình thành dài đến hàng triệu năm nhờ ảnh hưởng xói mòn của sông Colorado đã tạo nên đường cắt xuyên những lớp đá hàng tỉ năm tuổi. Sự bao la mênh mông và hoang vắng của quang cảnh đã khiến cho những du khách ở đây không thể thốt nên lời !



3.Vạn lý trường thành
Trung Quốc

vanlytruongthanh.gif




Nếu như bạn đứng trên tường thành trong một khung cảnh hoang dã không một bóng người, bạn sẽ thấy bức tường uốn lượn như một con rắn chạy dài từ phía trước và từ phía sau bạn. Đó thực sự là một cảnh hùng vĩ, hoành tráng của Vạn Lý Trường Thành.
Vạn Lý Trường Thành là một công trình kiến trúc vĩ đại, được khởi công từ thời Tần Thủy Hoàng, vị Hoàng Ðế đầu tiên của Trung Hoa, và trở thành một trong những kỳ quan thế giới. Có thể nói đây là niềm tự hào của văn hóa Trung Quốc. Khởi nguyên của nó chỉ là một bức tường trấn thủ và bảo vệ nướcTrung Hoa tránh làn sống xâm lược của quân Hung Nô từ phía Bắc.
Vạn Lý Trường Thành không phải là một chuỗi tường dài liên tục, mà là một kết hợp của những đọan tường kiên cố được xây dựng một cách riêng biệt vào những thời đại khác nhau qua hai thiên niên kỷ, cuối cùng tạo nên một tường thành bảo vệ dài 7200 km, nằm về phía Bắc của Trung quốc, làm nổi bật đường biên giới xa xưa của vương quốc nhà Tần rộng lớn chạy dài suốt từ Sơn Hải Quan ở phía đông đến tận Gia Dụ Quan ở phía tây, nó vẫn còn đứng sừng sững đến tận ngày nay. Dưới thời Tần Thủy Hoàng Ðế vào năm 221 cho đến 210 trước Tây Lịch, tường thành đầu tiên của Vạn Lý Trường Thành, như chúng ta gọi ngày nay, đã được xây dựng. Thoạt tiên tường thành ấy chỉ được đắp bằng bùn và đá, chạy dài ngăn cách Trung quốc và phần đất của Mông Cổ. Bao nhiêu triều đại phong kiến của xứ sở Trung Hoa đến rồi đi, một vài triều đại đã có công xây dựngthêm, làm cho tường thành ấy càng dài hơn nữa, trong khi những triều đại khác chỉ lo tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau. Nhưng tường thành đầu tiên là một bức tường thành đầy hữu dụng đã ngăn cản quân Hung Nô, bảo vệ an tòan đất nước Trung quốc phong kiến cho đến khi vó ngựa quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn tràn vào Trung quốc năm 1211.
Mãi đến năm 1368, khi quân Mông Cổ bị đánh đuổi ra khỏi Trung thổ, triều đại nhà Minh được thiết lập, việc xây dựng giai đoạn cuối của Vạn Lý Trường Thành mới được bắt đầu. Lúc ấy có thể nói, tường thành đã được xây hoàn chỉnh trên 200 năm với những lớp gạch trộn lẫn với hỗn hợp xi măng và đá, nhà Minh chỉ xây thêm phần tường thành kéo dài về phía Đông giáp với Bắc Hàn và xây thêm một đoạn tường thành khác về phía Tây trong vùng Xinjiang.
Năm 1644, bức tường thành ấy đã không ngăn cản bước tiến của quân Mãn Thanh, khi họ kéo quân vào Trung quốc và trị vì đất nước này gần ba trăm năm. Trong suốt triều đại nhà Thanh, bức tường thành ấy vẫn đứng im sừng sững, không một ai ngó ngàng đến.
Cho đến thế kỷ 20, Vạn Lý Trường Thành mới gặp mối đe dọa, các dân làng lân cận nhìn bức tường thành như là một nguồn nguyên liệu cho họ xây cất nhà cửa và những viên gạch của Vạn Lý Trường Thành bị nạy ra để xây nhà cho những người dân làng trong vùng. Tuy nhiên, sự trộm vặt ấy không thấm vào đâu, nếu so với việc phá hủy Vạn Lý Trường Thành mà Cuộc Cách Mạng Văn Hóa đã gây ra. Chiến dịch 1966-1967 của Mao Trạch Đông nhằm phá sạch những gì gọi là tàn dư của chế độ phong kiến đã làm cho Vạn Lý Trường Thành trở thành một mục tiêu bị tàn phá với từng miếng gạch bị tháo dỡ đi.
Vạn Lý Trường Thành hiện giờ không còn được xem là tường thành bảo vệ biên giới cho Trung quốc hay là mục tiêu cần phải phá hủy như Cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông đề ra, nhưng lại là nơi thu hút những du khách nội địa lẫn ngoại quốc đến đây thăm viếng. Hiện nay, chỉ tại Badaling phía Bắc của Bắc Kinh, một phần tường thành trong Vạn Lý Trường Thành dài 7200 cây số này đã lôi cuốn hơn 120,000 du khách đến đấy trong một ngày. Nhưng bên cạnh đó lại có thêm mối đe dọa xuất phát từ bên trong: những du khách trong và ngoài nước đã vô tình góp phần phá hủy Vạn Lý Trường Thành lâu đời và nổi tiếng nhất của xứ Trung Hoa.



4.Đền Taj Mahal
Agra - Ấn Độ

nTajMahal-AnDo.gif




Nhiều người lầm tưởng rằng Taj Mahal ở Agra Ấn độ là thánh đường Hồi giáo, thật ra đây chỉ là một lăng mộ đồng thời cũng là một kết hợp tuyệt vời của hai kiến trúc Ấn-Hồi. Có thể nói nghệ thuật kiến trúc là lĩnh vực chủ yếu, trong đó người Muslim diễn đạt tình cảm và cái đẹp của mình.
Taj Mahal do vua Sha Jahan (1582-1666) cho xây để tưởng nhớ đến hoàng hậu yêu quý của ông là Mumtaj Arjumand-Banu- Begam (1592-1631), bà mất lúc sinh vị hoàng tử thứ mười bốn.
Được khởi công từ năm 1632 và kéo dài đến năm 1649 mới hoàn thành. Huy động trên 24.000 thợ xây cất, ròng rã hơn 17 năm với gần như toàn bộ ngân quỹ của đất nước đã chôn vào đây, trị giá thời bấy giờ là 470 kg vàng ròng...
Kiến trúc sư trưởng là Ustad Isa người Ba tư, nội thất do Gieromino Vereneo người Ý và Austin De Bordeaux người Pháp trang trí. Những thợ thủ công khéo tay, chuyên môn được tuyễn chọn từ các thành phố Bagdad, Téhéran, Constantipole và các đô thị Hồi giáo. Nhìn chung ta thấy cấu trúc của Taj Mahal rất đơn giản, kiến trúc tổng thể là một tòa lâu đài có hình bát giác xây trên nền cao. Nóc tòa được đặt ở ngay giữa là một mái vòm lớn cao 75m, từ xa nhìn giống như quả đào khổng lồ in lên nền trời xanh tuyệt đẹp, chung quanh được trang điểm bởi bốn mái vòm nhỏ hơn.
Phóng lên từ bốn góc của nền thềm là bốn ngọn tháp đỉnh tròn cao 40m, trông như bốn cây sáo đang tấu khúc. Tất cả đều làm bằng đá cẩm thạch trắng, một loại đá cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi nhỏ nhất của ánh sáng, nó phản chiếu những màu sắc biến hiện diệu kỳ từng khoảnh khắc tùy theo ánh nắng ban ngày, có dịp ngắm Taj Mahal dưới ánh trăng đêm mới thấy và cảm được vẻ huy hoàng kiêu sa với nét hùng vĩ của ngôi lăng tẩm này. Người Ấn độ xem Taj Mahal như là “viên ngọc trân châu của những đền đài”, họ thi vị huyền thoại hóa và gọi đây là nơi “các nàng tiên áo trắng của Thiên đình hóa thạch tô điểm trần gian”.
Trên cửa, tường và các bức rèm chung quanh 2 ngôi mộ là những trang trí cực kỳ tinh xảo, được khảm bằng 12 loại đá quý ẩn hiện nhiều màu sắc trên nền đá cẩm thạch trắng, như tuyết. Người Muslim không vẻ người hay các loài động vật nhưng thường dùng những tiết họa hình học, hoa lá hoặc khắc những câu trong Thiên kinh Qur’an bằng mẫu tự Arab, một lối phóng bút trang điểm cầu kỳ, nghệ thuật viết và thưởng thức nét chữ đẹp được người Muslim say mê, họ xem đó là một phương tiện biểu cảm để truyền đạt Thông Điệp của Thượng Đế. Những chạm khắc trên đá trong lăng Taj Mahal tinh xảo và tao nhã, thiết kế hài hòa, màu sắc tuyệt vời, trông như những bức rèm thêu, ánh sáng chiếu xuyên qua càng làm rực rỡ đến độ khó tin rằng bàn tay con người lại có thể khéo léo như vậy.
Đồ sộ mà vẫn thanh tú, nhẹ nhàng nhờ sự sắp xếp khéo léo của các bộ phận với một phong cách hoàn hảo trong quan hệ tương tác từ mỗi bộ phận và tổng thể, nếu ta bê nguyên cả Taj Mahal ra khỏi khung cảnh thiên nhiên, thì có lẻ một nửa vẻ đẹp của nó đã bị mất đi. Taj Mahal nằm ở cuối một khu vườn rộng lớn với những hàng cây bách dài và xanh ngát, trên thảm cỏ mênh mông, ở giữa là hồ nước phản chiếu ánh sáng lấp lánh, điểm những đóa sen trắng, hồng, khoe sắc thắm, tiệp cùng màu xanh lơ của bầu trời Ấn độ cao vút bên trên, toàn bộ làm nổi bật tòa nhà kiêu hãnh trắng ngời.
Taj Mahal là một trong những kỳ quan nổi tiếng thế giới, nó trở thành biểu tượng của tình yêu chung thủy, của sự toàn mỹ, vừa tiêu biểu vừa là linh hồn của nước Ấn độ.



5.Serengeti Migration
Mara Masai - Kenya, Serengeti - Tanzaniya

SerengetiMigration.gif




Serengeti Migration - cuộc di cư của những đàn ngựa vằn, linh dương... thực sự là một cuộc "trình diễn" của muông thú vĩ đại nhất trên thế giới ! Cảnh tượng có phần gây kinh hoàng cho những ai có dịp chiêm ngưỡng. Bạn có thể tưởng tượng, từng đàn động vật hoang dã lao đi như một lớp chăn tự nhiên chuyển động phủ trên khắp núi đồi và đồng cỏ Phi Châu mênh mông ngút mắt ! Hằng năm, có đến hơn một triệu những con vật ăn cỏ này rời nơi ở của mình vào mùa khô (tháng 6) để lên vùng lân cận phía Bắc nơi có nhiều cỏ và nước hơn.
Cuộc di cư diễn ra hằng năm, với lộ trình hình tròn theo chiều ngược kim đồng hồ. Những động vật ăn thịt như sư tử, cọp beo... không di cư nhưng chúng lại được hưởng lợi từ thời gian này, những bữa tiệc thịt thỏa thuê khi đám động vật ăn cỏ đi qua.



6. Machu Picchu
Cuzco - Peru

MachuPicchu.gif




"To visit Machupijchu, you must prepare the soul, sharpen the senses. Forget for some minutes, the small and transcendental problems of our lives, of modern... man..."
Napoleon Polo
Casilla 435 Cuzco Peru
Hầu hết các khách du lịch đều công nhận rằng, Machu Picchu ở Peru là di tích cổ gây ấn tượng sâu sắc nhất trên thế giới. Machu Picchu là một thành phố bằng đá với những đền đài, thành lũy của người Inca, nằm trơ trọi trên cao dốc núi đồi hình yên ngựa, phía xa trên một phần đèo vây quanh sông Urubamd.
Trước khi người Tây Ban Nha đến xâm chiếm chốn này, Machu Picchu là một nơi huyền bí bị lãng quên giữa thế giới và khi đó nó vẫn còn trong thời kỳ hoàng kim của mình. Machu Pucchu sau đó bị chôn vùi dưới lớp cỏ cây dày đặc của núi rừng mãi cho tới năm 191, khi nhà thám hiểm xứ Yale, Hiram Bingham phát hiện ra nó.
Machupijchu
"After almost four hours by train, on one of the most impressive and spectacular stretches in the world, from high, cold early morning plains down to lush vegetation in the frequently suffocating late morning heat, one arrives at the foot of the mountain Machupijchu. Then the eight kilometer road of thirteen zigzag hairpins in an acrobatic bus takes us up the mountain, and one arrives at the hotel. From here, it is only a few steps and the city opens itself. ..."



7. Colosseum - Đại Hý Trường La Mã
Roma - Ý

Colosseum-iHTrngLaM.gif



Tên gọi của công trình này ở thời La Mã cổ đại là Đấu trường Flavius* (Flavian Amphitheater) do được xây nên trong triều đại Flavius. Nó nằm ở thung lũng rộng bên cạnh các ngọn đồi Palatine, Caelian và Esquiline, nơi trước đó là hồ trong khu vườn của khu hoàng cung Domus Aurea ( tòa nhà vàng ) của bạo chúa Nero.
Là 1 khối liến trúc có tiết diện hình elip với trục dài 188m & trục ngắn 156m. Bờ tường đấu trường được xây cao tới 50m tính từ mặt đất. Hơn 100.000 m3 đá tuff vôi ( travertine) hơn 300 tấn kim loại được dùng để xây nên đấu trường.
Đấu trường được khởi công chỉ ít lâu sau khi hoàng đế Vespasianus đăng quang ( năm 70 ) & được khánh thành bởi hoàng đế Titus ( năm 80 ). Các lễ hội & các trận đấu đã diễn ra kể từ đó cho đến năm 523. Hơn 5000 con sư tử và 2000 đấu sĩ đã bị giết chết cho những cuộc vui của giới quý tộc La Mã tại hí trường/ đấu trường này.
Bức tượng khổng lồ bằng đồng mạ vàng dựng ngay cạnh đấu trường là bức tượng (Colossus of Nero) do điêu khắc gia Hy Lạp Zenodoros làm. Ban đầu nó được dựng như tượng của Nero, sau khi bạo chúa này mất đi nó được sửa đổi thành tượng thần mặt trời. [/color]










7 Kì Quan Thế Giới Cổ Đại


==================================================

I. VƯỜN TREO BABYLON

Vườn treo Babylon, một kiệt tác tiêu biểu của nền văn minh Lưỡng Hà thời cổ đại và là một công trình kiến trúc tráng lệ độc nhất vô nhị. Vườn treo Babylon được xây dựng năm 3000 trước CN bên bờ nam sông Euphrates và cách thủ đô Baghdad, Iraq, 90km về phía Nam. Từ xa xưa, Babylon đã được mệnh danh là "Cửa Thần" rất linh thiêng. Trước khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra, mỗi năm có hàng chục vạn tín đồ, khách du lịch trên khắp thế giới đổ về đây cúng lễ cầu phúc và du lịch thưởng ngoạn kỳ quan tráng lệ bậc nhất thế giới.

Nhân loại có lẽ còn phải mất nhiều công sức giải mã mới có thể lý giải nổi câu hỏi, tại sao ở một vùng đất phần lớn là sa mạc, chỉ có dầu mỏ và ruồi vàng với những người nông dân lại có thể xây dựng được công trình kiến trúc tráng lệ và bền chắc tồn tại cùng thời gian suốt 5.000 năm qua? Babylon từng là thủ đô của Vương quốc Babylon cổ đại và là trung tâm thương mại sầm uất nhất vùng Tây Á, nơi "con đường tơ lụa" đi qua.

Tổng thể khu vườn treo Babylon là những tường thành hùng vĩ, cung điện nguy nga tráng lệ, đường sá, cầu cống... phản ánh trình độ thẩm mỹ, óc sáng tạo, đặc biệt kỹ thuật tính toán xây dựng rất cao của những người nông dân Lưỡng Hà cổ đại. Chính vì vậy, vườn treo Babylon được công nhận là một trong 7 kỳ quan của thế giới và là niềm tự hào không chỉ của nhân dân Iraq mà còn của cả nhân loại.
Và hiện nay, không chỉ các nhà khảo cổ học mà nhân loại tiến bộ trên thế giới đều hết sức lo lắng và bất bình trước thông tin báo chí đã nêu gần đây: Vườn treo Babylon ở Iraq, một trong 7 kỳ quan thế giới đã tồn tại hơn 5.000 năm nay có nguy cơ bị biến mất. Đúng vậy, vườn treo nổi tiếng này hiện đang dần trở thành đống hoang tàn vì sự tàn phá của những lính Mỹ tại Iraq. <còn nguyên nhân vì sao xin được miễn nêu ra vì liên quan đến chính trị, mong các bạn thông cảm
01.jpg


01a.jpg





Công thức tưới tiêu của vườn treo Babylon
01b.jpg




*******************

II. HẢI ĐĂNG ALEXANDRIA :
Hải đăng Alexandria do triều đại Ptolemy xây dựng trên đảo Pharos ngoài khơi thành phố Alexandria thủ đô Ai Cập một thời, nơi có thư viện Alexandria nổi tiếng. Alexandria được mệnh danh là hòn ngọc lấp lánh của Địa Trung Hải, thành phố lớn thứ hai và là cảng chính của Ai Cập hiện nay. Alexandria do kiến trúc sư Dinocrates (332 – 331 TCN) xây dựng tại vị trí của một ngôi làng cổ Rhakotis theo ý nguyện của Alexander đại đế để bất tử hoá tên ông. Không bao lâu sau, Alexandria trở thành trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và tri thức của Ai Cập. Đến nay nhiều di tích vẫn còn tồn tại, Alexandria là thủ đô của triều đại Ptolemy với vô số tượng đài, đền miếu. Nơi đây mọc lên hải đăng Alexandria và thư viện Alexandria. Các nhân vật lịch sử của Ai Cập, La Mã như Cleopatra, Julias Caesaz, Mark Antony và Octavian đều có dính líu ít nhiều đến thành phố này. Alexandria nằm ở tây bắc sông Nile trải dài trên dải đất hẹp giữa Địa Trung Hải và hồ Mariut. Nó có hai xa lộ lớn và một đường xe lửa đẫn đến Cairo. Thành phố là nơi nghỉ mát mùa hè nổi tiếng nhất Trung Đông.

Hải đăng Alexandria có lẽ là kỳ quan duy nhất trong bảy kỳ quan cổ đại được sử dụng vào mục đích phục vụ cuộc sống hằng ngày. Nó hướng dẫn cho tàu bè đi lại an toàn tại cảng lớn. Đối với các kiến trúc sư thì hải đăng còn là công trình xây dựng cao nhất thế giới, và là tấm gương phản chiếu ánh sáng vào ban ngày (ban đêm sử dụng đèn báo) vẫn còn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học. Theo sử sách, tấm gương nhìn thấy từ xa 50 km.

Không lâu sau Alexander đại đế mất, vị tướng Ptolemy Soter của ông lên nắm quyền tại Ai Cập. Chính Ptolemy đã đôn đốc việc xây dựng thành phố Alexandria, thủ đô mới. Ngoài khơi thành phố là đảo nhỏ Pharos. Đảo nối với đất liền bằng con đê biển Heptasđaion được xem là cảng thứ hai của thành phố. Tàu buồm đi lại tấp nập quanh và trong khu vực cảng nên cần có một ngọn hải đăng hướng dẫn để không mắc cạn tại dải bờ biển thoai thoải không dốc. Ptolemy vạch kế hoạch xây dựng ngọn hải đăng vào năm 230 TCN nhưng khi ông mất nó mới hoàn tất dưới triều đại của Ptolemy Philadelphus, con trai ông. Sostratus, người cùng thời với Euclid, là kiến trúc sư trưởng công trình nhưng bản tính toán chi tiết hải đăng và các công trình phụ trợ do thư viên Alexandria làm. Hải đăng được dâng hai vị thần cứu rỗi : đó chính là Ptolemy Soter và Berenice, vợ ông. Trong hàng thế kỷ, hải đăng Alexandria, còn được gọi là đèn biển Pharos phát huy hiệu quả rất tốt trong việc hướng dẫn tàu bè. Hình ảnh của nó được in trên cả các đồng tiền La Mã. Khi người Arập chinh phục Ai Cập họ hết sức khâm phục Alexandria và sự giàu có của thành phố này. Nhưng giới cầm quyền mới dời thủ đô đến Cairo để cắt đứt sự nối kết với Địa Trung Hải. Tấm gương trên ngọn hải đăng được tháo ra một cách bất cẩn nên không thể lắp đúng vào chỗ cũ. Năm 956 SCN, một trận động đất gây thiệt hại nhẹ cho ngọn hải đăng. Hai trận động đất mạnh sau đó (1303 và 1323) tiếp tục gây thiệt hại lớn cho công trình. Năm 1449, thương buôn Arập nổi tiếng Ibu Battuta nói là ông ta không thể đi vào công trình đã đổ nát này. Chương cuối cùng của hải đăng Alexandria khép lại vào năm 1480 khi phó vương Ai Cập Mamelouk quyết định củng cố hệ thống phòng thủ của Alexandria bằng cách xây một công sự kiên cố ngay trên vị trí của ngọn hải đăng bằng cách sử dụng chính các vật liệu lấy từ nó.

Mô tả chính xác, chi li nhất về hải đăng Alexandria là mô tả của thương buôn Arập Abou–Haggay Al–Andaloussi. Ghé thăm hải đăng năm 1166, ông nêu chi tiết sự tráng lệ của lớp đá cẩm thạch bao quanh ngọn tháp. Theo ông thì tấm gương trên ngọn hải đăng có công dụng đốt cháy các chiến thuyền của kẻ thù trước khi nó lọt vào cảng. Ngoài phần bệ, hải đăng có ba tầng : khối vuông thấp nhất cao 55,9 m có lõi tròn, khối giữa cao 27,45 m và khối trên cùng cao 7,3 m có hình tròn. Chiều cao tổng cộng của ngọn hải đăng là 117 m tính từ cột mốc số 0 là mực nước biển, tương đương ngôi nhà cao bốn mươi tầng. Trên nóc hải đăng là tượng thần Poseidon (thần biển cả, có bộ râu trắng, tóc trắng mắt xanh với dải băng cuốn quanh đầu như thần Zeus). Poseidon là con của thần Cronus và thần Rhea. Cronus đã nuốt Poseidon vào bụng nhưng lại nhả ra để ông lớn lên với các anh chị khác. Khi Cronus bại trận Poseidon trở thành vua biển cả và vua các hòn đảo. Có lúc Poseidon được mô tả như vị thần trần truồng tay cầm đinh ba mà thần bão Cyclopes đã cho ông. Cây đinh ba biểu tượng cho vương quốc Poseidon, vương quốc thứ ba của vũ trụ (tức biển cả).

02.jpg


02a.jpg


02b.jpg


***********************************************************************

III. TƯỢNG THẦN ZEUS Ở OLYMPIA :

Đây là bức tượng của vị thần mà các cuộc thi tài thể thao Olympic cổ được tổ chức để tôn vinh ông. Tượng đặt tại thành phố cổ Olympia, nằm ở bờ biển phía tây Hy Lạp hiện nay, cách thủ đô Athens 150 km. Theo lịch Hy Lạp cổ bắt đầu từ năm 776 TCN thì các cuộc thi đấu cũng bắt đầu từ năm đó. Bức tượng Zeus kỳ vĩ do kiến trúc sư Libon thiết kế và được xây dựng vào năm 450 TCN. Vào thời điểm nước Hy Lạp đang hùng mạnh, ngôi đền kiểu Doric quá tầm thường đơn giản nên cần có các sửa đổi lớn. Giải pháp là đặt một bức tượng khổng lồ trong đền. Điêu khắc gia Athens được giao nhiệm vụ "thiêng lieng"^ này. Nhiều năm sau đó, ngôi đền thu hút số du khách và người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới. Bước sang thế kỷ II TCN, bức tượng được tu sửa chút ít rồi đến thế kỷ I SCN, hoàn đế La Mã Caligula tìm cách đưa bức tượng về Rome nhưng giàn giáo do các nhân công của Caligula xây dựng bị đổ sụp. Sau khi các cuộc thi đấu Olympic bị cấm năm 391 SCN, hoàng đế Theodosius cũng ra lệnh đóng cửa đền Zeus. Sau đó thành phố Olympia bị động đất, trượt đất và ngập lụt tấn công. Đến thế kỷ V SCN, đền lại bị lửa làm hư hại. Nhưng trước đó, bức tượng đã dược những người Hy Lạp giàu có chuyển đến Constantinople và tượng đứng vững tại đây cho đến khi nó bị lửa làm thiệt hại nặng vào năm 462 SCN. Hôm nay bức tượng không còn lại gì ở ngôi đền cũ, trừ đá và vụn cát cùng nền và những chiếc cột bị gãy của ngôi đền.

Điêu khắc gia Pheidias bắt đầu xây dựng bức tượng vào năm 440 TCN. Vài năm trước đó, ông đã phát triển một kỹ thuật đặc biệt dùng cho việc xây dựng các bức tượng bằng vàng và ngà. Kỹ thuật này sử dụng các khung gỗ lắp ghép như giàn giáo để phủ những tấm kim loại quý hoặc ngà voi lên mặt ngoài công trình. Hiện di tích nhà xưởng của Pheidias ở Olympia vẫn tồn tại. Nó bằng kích cỡ và theo đúng hướng với ngôi đền Zeus cũ. Tại xưởng này, Pheidias cho đẽo, khắc những phần khác nhau của tượng trước khi mang đến đền lắp ghép. Nhưng khi bức tượng hoàn tất, ngôi đền lại quá nhỏ so với nó. Một số người cho rằng bức tượng không cân xứng với chiều cao dền. Thần Zeus ở trong tư thế ngồi, nếu ông đứng lên ngôi đền sẽ bị bung mái. Nhưng cũng có người khen ngợi ý đồ của Pheidias. Chính nguy cơ ngôi đền bị bung mái khi "vua các vị than"^` đứng lên đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà thơ và sử gia. Bệ của tượng có bề rộng 6,5 m cao 1 m. Tượng cao 13 m tương đương với ngôi nhà bốn tầng. Bức tượng cao đến nỗi các du khách chỉ có thể mô tả về chiếc ngai vàng thần Zeus ngồi chớ không thấy rõ chi tiết cơ thể ông. Phần chân của chiếc ngai được trang trí bằng các tượng nhân sư và những vị thần chiếc thắng có cánh. Thần Apollo, Artemis và con gái của thần Niobe đều có mặt. Theo ghi chép của sử gia Hy Lạp Pausanias thì trên đầu của thần Zeus là chùm tia Olive. Tay phải ông giữ biểu tượng chiến thắng làm bằng vàng và ngà voi. Tay trái ông giữ một quyền trượng có con ó đậu ở đỉnh.


03.jpg


VÀI DÒNG VỀ THẦN ZEUS
Là con của thần Kronos và thần Rheia, Zeus theo gương cha : lật đổ chính người sinh thành ra mình. Khi Kronos giết cha (thần Uranus), người cha có điềm báo là ông cũng sẽ bị con trai bức hại. Do sợ hãi và tham lam, Kronos nuốt những đứa con đầu ngay lúc chúng ra đời nhưng khi Rheia sinh hạ đứa con thứ sáu Zeus bà đánh lừa chồng bằng cách đưa cho ông cục đá. Kronos nuốt cục đá và lời nguyền trở thành hiện thực. Zeus được nuôi nấng bí mật cho đến ngày đủ lớn để phục kích Kronos lúc đi săn. Ông đá Kronos vào bụng mạnh đến nỗi người cha già nua đã ói ra hòn đá và năm đứa con (cả trai và gái) chưa tiêu hoá được. Đó là các thần Demeter, Hades, Hestia, Hera và Poseidon. Sau đó Zeus tuyên bố là lãnh tụ của các vị thần thống trị các đỉnh núi và những đám mây. Ông cưới Hera xinh đẹp, chị mình.

Thần Zeus có nhiều mục tiêu phải hoàn thành trước khi cuộc chiến thành Troy kết thúc. Người Hy Lạp bao vây thành Troy được sự hỗ trợ của các vị thần Hera, Athene, Poseidon, Ares và Aphrodite nên trước sau gì họ cũng thắng. Trong lúc đó, thần Zeus đối mặt với cuộc nổi loạn trên đỉnh Olympus. Sau khi thần Aphrodite và thần Ares bị thương ở thành Troy, Zeus ra lệnh cho tất cả các vị thần đứng ngoài cuộc chiến. Riêng ông sẽ đích thân đến ngọn Ida để chỉ huy cuộc dẹp loạn và tạo uy thế cho Hector yêu dấu, chủ nhân Ida. Có nhiều con các vị thần tham gia cuộc chiến thành Troy. Con trai Sarpedon của Zeus chết tại chiến trường trên tay đứa con trai khác là Aias. Aphrodite bị thương khi bảo vệ thần Aineias. Askalaphos, con trai của Ares cũng bị giết và cả Achilleus con trai nữ thần Tethys cũng phải hy sinh. Có lúc cuộc chiến thất thế cho người Hy Lạp đến nỗi Hera buộc phải ra tay bằng cách đánh lừa Zeus để bí mật tung Poseidon vào cuộc chiến giúp người Achaian (Hy Lạp).

Nhưng tiếng thét của Poseidon làm Zeus thức dậy khi đang ngủ, ông phát hiện ra Hera đánh lừa mình bằng nhan sắc và một đêm hoan lạc, phát hiện ra sự cứng đầu không vâng lời của Poseidon. Ông cử Hera đến Olympus đưa Iris và Apollo về. Iris được giao nhiệm vụ qui cố hương cho Poseidon, còn Apollo được giao trách nhiệm đẩy lùi người Achaian về tàu của họ như một cách trừng phạt. Thoả mãn với những gì đạt được Zeus ra lệnh cho các vị thần tập trung ở Olympus. Ông cho phép họ chọn một trong hai bên giao chiến và tham gia chiến trường nếu thích. Sau đó Odysseus, vua vương quốc Ithaca đã dùng mưu mẹo đánh chiêm thành Troy (ngựa gỗ thành Troy) với sự giúp đỡ của các vị thần nhưng sự kiêu ngạo của Odysseus đã làm cho thần Poseidon tức giận và phải mất mười năm ông mới qui được cố hương.
Zeus :
03a.jpg


Poseidon :
03b.jpg

*******************************


«












IV. ĐỀN ARTEMIS Ở EPHESUS :

Artemis không chỉ đơn thuần là một ngôi đền mà còn là công trình kiến trúc đẹp nhất thế giới theo đánh giá của các triết gia cổ đại. Đền được xây dựng để tôn vinh nữ thần săn bắn và thiên niên hoang dã của Hy Lạp, vị trí nằm tại thành phố cổ Ephesus gần thị trấn đương đại Selcuk cách thành phố Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ) 50 km về phía nam.

Dù nền ngôi đền có từ thế kỷ thứ VII TCN, Artemis chỉ mới được xây dựng sau đó 150 năm. Công trình đặt dưới sự bảo trợ của vua Croesus và do kiến trúc sư Hy Lạp Chersiphon thiết kế. Đến làm bằng đá cẩm thạch, trang trí bằng nhiều tượng đồng, sản phẩm của các thiên tài điêu khắc Pheidias, Polycleitus, Kresilas và Pheadmon. Đền vừa là chợ vừa là cơ sở tôn giáo. Trong nhiều năm nó là nơi tụ hội của các thương buôn, du khách, nghệ sĩ và các vị vua đến để bày tỏ lòng tôn kính đối với nữ thần và dâng tặng đồ tế lễ. Các khai quật khảo cổ mới đây cho thấy nhiều tặng vật được chôn vùi, từ các tượng thần Artemis làm bằng vàng và ngà voi đến các vòng, nhẫn, lac…('' có gốc gác xa như Ấn Độ và vùng Persca (Iran hiện nay).

Đêm 21–07–356 TCN, một người đàn ông Herostratus đốt đền với mục đích bất tử hoá tên mình cùng ngôi đền. Có một sự trùng hợp kỳ lạ, cũng vào đêm đó Alexander đại đế ra đời. Về sau sử gia Plutarch viết rằng "do quá bận chăm sóc sự ra đời của Alexander nên nữ thần Artemis không rảnh tay bảo vệ ngôi đền thờ minh"`. Hai thập niên sau, đền được phục hồi. Khi Alexander chinh phục Tiểu Á, ông góp sức xây dựng lại ngôi đền.

Vào thế kỷ thứ I, sau thiên chúa giáng sinh, thánh Paul ghé thăm Ephesus để truyền đạo thiên chúa nhưng người dân vùng này không có ý định bỏ rơi nữ thần của họ. Đến năm 262 SCN, đền lại bị người Goth phá huỷ lần nữa. Dù các cư dân Ephesus thề sẽ khôi phục lại ngôi đền nhưng đến thế kỷ thứ IV, do đa số họ đã chuyển sang đạo thiên chúa nên đền không còn ý nghĩa tôn giáo nữa. Sau đó thành phố Ephesus bị bỏ hoang cho đến thế kỷ XIX nó mới được khai quật. Công trình đào bới đã làm lộ nền ngôi đền và con đường dẫn đến đền. Bước thứ hai là phục hồi một số cột để phục vụ du khách.

Nền đền Artemis có hình chữ nhật giống như đa số ngôi đền nào vào thời kỳ đó. Tuy nhiên khác với các công trình cùng tuổi, Artemis có tầm nhìn bao quát các khu vườn rộng. Các bậc thềm quanh đền dẫn đến những cây cột đá cao 20 m. có 127 cây cột đá, và tất cả đều được trang trí rất đẹp. Sàn đền rộng 80 m x 130 m. trong đền chứa nhiều công trình nghệ thuật kể cả bốn bức tượng đồng cổ Amazon do các nghệ sĩ lỗi lạc nhất vào thời đó khắc. Theo sử sách thì khi thánh Paul đến thăm đền, nó còn có cả những cây cột mạ vàng và nhiều tượng bằng bạc. Ngoài ra còn nhiều bức tranh vẽ tuyệt mỹ. Dù không có chứng cứ lưu lại về bức tượng Artemis đặt giữa ngôi đền nhưng người ta tin rằng nó đứng ở đó cho đến lúc đền bị đốt.


04.jpg


04b.jpg


VÀI NÉT VỀ NỮ THẦN ARTEMIS

Artemis và Apollo là hai con của thần Zeus và thần Leto. Cả hai đều sinh ra tại đảo Delos và gắn liền số phận với một loại cung tên : Apollo cung cong còn Artemis cung bạc. Artemis là một trong ba người không bị mê hoặc bởi thần Aphrodite (hai người kia là Hestia và Athene).

Artemis là bạn với loài người. Nữ thần nhảy múa khắp vùng thôn dã trong đôi xăng đan bạc để bảo vệ các loài thú hoang, nhất là thú nhỏ. Nàng cưỡi chiếc xe ngựa bạc băng qua bầu trời và bắn tên xuống mặt đất dưới ánh trăng. Giống như các thần Olympia khác, Artemis không thể bảo vệ được người thợ săn thiện xạ Shamandos trước mũi giáo của người Menelao trong trận đánh thành Troy.
Khác với Apollo, Artemis không thiện chiến nhưng bà có thể trừng phạt và giết chóc theo lệnh của Zeus. Trong trường ca THE ILIAD, Leto, mẹ của Artemis bị một phụ nữ Niobe lăng nhục. Niobe khoe khoang rằng bà có mười hai đứa con trong khi đó Leto chỉ có hai. Để trừng phạt Leto, Apollo giết sáu đứa con trai của bà ta, còn Artemis giết sáu đứa con gái. Trong trường ca THE ODYSSEY, Odysseus kể câu chuyện về hòn đảo kỳ thú Syria, nơi không có chỗ cho cái đói và tuổi già. Khi thần số phận quyết định các cư dân cao quí của hòn đảo phải chết, Artemis và Apollo ra tay bằng những mũi tên không gây đau đớn.

Artemis thường bị nhập chung với nữ thần La Mã Diana.
04c.jpg

04d.jpg




*******************

V. Lăng mộ vua Maussollos tại Halicarnassus, chúa tể xứ Caria vùng vịnh Percic
Halicarnassus là thủ đô của một vương quốc nhỏ nằm bên bờ Địa Trung Hải. Năm 353 trước CN, vua Mausolus qua đời. Nữ hoàng Artemisia cũng là em gái của ông (theo tục lệ ở Caira thì người cai trị vương quốc phải kết hôn với em gái mình) quyết định xây một khu mộ thật lớn cho người chồng của mình. Ngôi mộ trở thành một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới đến nỗi cái tên Mausolus sau này đồng nghĩa với từ "ngôi mộ". Ngôi mộ cao bằng một tòa nhà 14 tầng. Vua Mausolus không nổi tiếng nhưng chính ngôi mộ đã khiến cho cả nhân loại biết đến ông.

05.jpg


***********************


VI. Bức tượng khổng lồ thần mặt trời Helios

Pho tượng nữ thần Tự Do mặc áo choàng, tay đưa ngọn đuốc lên cao tại cảng New York, một hình ảnh biểu trưng của nước Mĩ có lẽ không mấy xa lạ với chúng ta. Nhưng, điều mà ít ai biết chính là bức tượng nữ thần Tự Do này còn có một tên gọi khác - "Modern Colossus" (Colossus = tượng khổng lồ), như là âm vang gợi nhớ đến một bức tượng khổng lồ khác cùng kích cỡ (khoảng 110 feet = 33m, cao tương đương một tòa nhà hiện đại với 10 tầng), đã tồn tại cách đây hơn 2000 năm, cũng ở ngõ vào của một cảng biển sầm uất thời cổ đại và cũng là một biểu tượng của tự do : "Colossus of Rhode" - Tượng khổng lồ ở đảo Rhode.

Đất nước Hy Lạp cổ đại bị chia cắt bởi nhiều thành bang nhỏ. Trên đảo Rhode bấy giờ có 3 thành bang : Ialysos, Kamiros và Lindos. Năm 408 trước CN, các thành bang này kết hợp lại thành một lãnh thổ thống nhất với thủ phủ tại Rhodes. Thành phố phát triển hưng thịnh và có mối quan hệ chặt chẽ về thương mại và kinh tế với nước liên minh Ptolemy * (Ai Cập) .

Năm 305 trước CN, những người thuộc phe Antigonids của Macedonia, cũng là đối thủ của Ptolemie bao vây Rhodes, tìm mọi cách phá vỡ liên minh Rhodes - Ai Cập. Nhưng họ đã không thể xâm nhập vào thành phố. Hiệp ước hòa bình đạt được vào năm 304 trước CN, những người phe Antigonid mở vòng vây, rút lui, để lại nhiều trang thiết bị quân sự dồi dào của họ. Nhằm tổ chức kỷ niệm ăn mừng chiến thắng và thống nhất, người dân đảo Rhodes đã bán vũ khí đó, dùng tiền dựng nên bức tượng khổng lồ hình vị thần mặt trời - Helios. Bức tượng khổng lồ đứng kiêu hãnh uy nghi ngay cửa ngõ vào cảng, sải chân dang rộng và tàu bè có thể đi lại bên dưới. Mỗi sáng sớm, mặt trời chiếu vào làm pho tượng đồng ánh lên rạng rỡ một biểu tượng của tự do và thống nhất.

* : sau khi Alexander Đại Đế chết, các tướng lĩnh của ông đã không kiểm soát được vương quốc quá rộng lớn mà đế quốc Macedonia vừa chiếm được (gồm Tiểu Á, vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Ba Tư, Afganistan và Turkestan). Tướng sĩ tranh nhau quyền hành, đế quốc tan rã và Macedonia suy từ đó. Có ba trong số các tướng sĩ của Alexander đã thành công trong việc chia vương quốc này là Ptolemy (Ai Cập), Seleucus và Antigons.

Bức tượng thần mặt trời khổng lồ này do nhà điêu khắc nổi tiếng Charles ở Lindos thực hiện. Tượng đúc bằng đồng, đế tượng làm bằng đá cẩm thạch. Tượng cao 33m. Riêng ngón tay cái vài người ôm không xuể, thật là một pho tượng khổng lồ.Công trình tạc tượng Helios kéo dài 12 năm và hoàn thành vào năm 282 trước CN. Trong nhiều năm bức tượng được đặt trên đảo Rhodes cửa ngõ ra vào Ðịa Trung Hải của nước Hy lạp cổ. Cho đến khi xảy trận động đất kinh hoàng năm 266 trước CN, cả thành phố bị thiệt hại nặng và pho tượng thần mặt trời khổng lồ bị gãy ở đầu gối, phần yếu nhất của pho tượng.

10 thế kỷ trôi qua, bức tượng khổng lồ vẫn nằm trong đống đổ nát. Năm 654 sau CN, Arab đánh chiếm đảo, họ tháo gỡ phần còn lại của pho tượng và bán cho một người Do thái ở Syrie. NgườI ta kể rằng cần đến 900 con lạc đà để chở những bộ phận của bức tượng khổng lồ đến Syrie. Từ đó đến nay không ai còn nhìn thấy bức tượng này nữa, tính từ lúc xây dựng cho đến khi bị phá hủy nó chỉ tồn tại có 56 năm, nhưng được xếp vào 1 trong 7 kỳ quan cổ đại của nhân loại.
06.jpg


06a.jpg


06b.jpg



*******************

VII. KIM TỰ THÁP GIZA


Phía bờ tây sông Nile, sừng sững những Kim tự tháp hùng vĩ. Hình dạng độc đáo với nền móng vững chắc tiếp đất và chóp nhọn chọc trời là minh họa cho một sự kết hợp giữa trình độ kỹ thuật cùng sự cam kết tâm linh của người Ai cập cổ đại.

Thời hoàng kim về xây dựng kiến thiết của Ai cập kéo dài trong suốt Thời kỳ thứ 3, từ 2868 đến 2613 trước CN. Mục đính chính của các Kim tự tháp là nơi hầm mộ chôn cất các pharaoh và các quan chức cao cập của triều đình. Nền móng của nền quân chủ Ai cập dựa trên sự bất tử của các pharaoh, do vậy xác nhận sự tồn tại của "kiếp sau".

Kim tự tháp vừa để tôn vinh các pharaoh, vừa là nơi các vị này chờ đợi trước khi được gia nhập vào thế giới mới. Người Ai cập cổ đã đạt tới trình độ hoàn thiện trong kỹ thuật ướp xác để gìn giữ cơ thể sau khi chết, và thường trữ đầy trong các Kim tự tháp những tiện nghi sinh hoạt cung đình mà các pharaoh tỏ ý nguyện muốn đem theo vào kiếp sau.

Kim tự tháp vĩ đại nhất, cũng là kiến trúc duy nhất còn tồn tại ngày nay trong số 7 kỳ quan của thời cổ đại, là Kim tự tháp Giza, xây dựng trong thời kỳ cai trị của Cheops, tên Hy lạp của Vua Khufu (2545-2520 trước CN). Tại thời điểm nó được xây dựng, Kim tự tháp này cao cỡ 482 phút, trải rộng một diện tích chừng 13 hec-ta và nặng ít nhất 6.5 tỉ tấn. Napoleon tính toán rằng lượng đá xây nên Kim tự tháp này, trên 2 300 000 khối, có thể tạo nên một bức tường dày 1 phút bao quanh Pháp với độ cao 10 phút. Tầm vóc khổng lồ của Kim tự tháp Giza cũng được tương xứng bởi thiết kế chính xác. Mỗi cạnh của nền tháp dài 776 phút, chênh lệch nhau không quá 7.9 inches; các khối đá được xếp chồng khít tới mức không thể nhét xen kẽ giữa chúng dù chỉ một tờ giấy mỏng. Các cạnh tháp chạy hầu như chính xác từ bắc tới nam, đông qua tây, sai lệch chừng 4 độ không hơn.

Vào thế kỷ 19, khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra các Kim tự tháp, sức hấp dẫn của chúng đã làm nảy sinh cả một trường phái ngụy khoa học. Giới theo "Kim tự tháp học" miệt mài làm việc hòng tìm ra một "đơn vị Kim tự tháp", một đơn vị chuẩn đã cho phép người Ai Cập cổ đại xây dựng nên các công trình với sự chính xác siêu phàm. Các chuẩn như pi, khối lượng và chu vi TD, khoảng cách từ TD tới Mặt trời đã được gợi ý. Một số thì đề đạt giả thuyết các Kim tự tháp đóng vai trò các văn bản đá, ghi chép mã hóa toàn bộ lịc sử chi tiết của thế giới con người.

Các nhà Kim tự tháp học thậm chí còn dài dòng phóng đại giải thích quy trình các công trình vĩ đại này được xây dựng. Một giả thiết được phổ biến khá rộng rãi trong thế kỷ 20 là các tảng đá khổng lồ ấy đã được chuyên chở tới TD bởi các sinh vật ngoài hành tinh, thả xuống vị trí hiện tại của chúng bằng các UFO

Sự thật đằng sau sự tạo thành của các Kim tự tháp không hề kém phi thường, có chăng nó chỉ không mang tính chất hoang đường như các giả thuyết trên. Chu trình xây dựng bắt đầu với việc đẽo các tảng đá được mang về từ các mỏ khai thác cách đó chừng 600 dặm xa, tại Aswan. Đa số các nhà sử học cho rằng các tảng đá này được thả trôi theo bè xuôi sông Nile trong mùa lũ, mặc dù không có bằng chứng khảo cổ nào của các bè gỗ lớn đủ để chuyên chở các khối đá có kích cỡ khổng lồ ấy. Đá được chuyển về, tại công trình, việc đầu tiên của các nhân công lao động là tạo ra một mặt bằng móng bằng cách dẫn nước ngập vào bãi, tạo nên một hệ thống kênh rạch sau đó đào sâu cho tới khi mực nước khắp nơi cân bằng. Vòng đai ngoài được thiết lập, rồi cắt tới mức độ thích hợp, đôi khi một vài tảng đá cực lớn được giữ nguyên.

Một con đường lề bằng đá được làm bên bờ sông Nile nhằm phục vụ cho quá trình bốc dỡ. Các khối đá được kéo trên các xe trượt trụ trên các trục lăn từ vị trí cách xa chừnng nửa dặm tới công trường. Tại đây, đội thợ nề và thợ đẽo đá sẽ bào nhẵn bề mặt đá, chuẩn bị cho việc xây dựng.

Khi đã sẵn sàng, những khối đá khổng lồ được lăn vào vị trí, một quá trình gây nhiều tranh cãi bởi thực tế là vòng xe và dây tời kéo phải 800 năm sau đó mới xuất hiện tại Ai cập. Một vài học giả cho rằng người Ai Cập cổ đã chế ra các bậc cầu thang tam cấp dài theo độ cao dần của công trình với một độ nghiêng cố định; số khác gợi ý về một cầu thang xoắn dài theo tòa tháp. Đá được đẩy tới đầu cầu thang, rồi đặt vào trên nền vữa lỏng, bỏ yên tĩnh cho tới khi khô. Đường cầu thang này được tháo dỡ dần sau khi đỉnh tháp đã được dựng xong, và những người thợ nề có trách nhiệm mài nhẵn bề mặt đá trên đường đi xuống.

Lượng nhân công đã tham gia xây dựng nên tòa tháp này được nhà sử học Hy Lạp Herodotus dự đoán là 100 000 người, thay thế sau mỗi giai đoạn 3 tháng, trong suốt 20 năm, dù đây có lẽ là một con tính hơi bị cường điệu hóa. Một trại lính cổ đại phát hiện được ở gần đó có sức chứa 4000 người, và có vẻ như có tới vài trại lính ở xung quanh tòa tháp. Nhân công xây dựng không phải là nô lệ, công việc không bị ép buộc lao dịch, gây ra sự nghi ngờ với các truyền thuyết từ Kinh thánh về các quản đốc hà khắc dã man. Một bản khắc trên tường một hầm mộ một pharaoh tuyên bố rằng ông ta chưa bao giờ đánh một công nhân đủ mạnh để làm người đó ngã.

07.jpg


07a.jpg


(nguồn:itp.vn)
 
ước gì mình có thể tới hết tất cả những chỗ ấy. rất đẹp. beautiful. great. wonderful !!!!!
 
quá đẹp nhưng mà mình thắc mắc có ngôi mộ của vợ thôi mà sao hoành tráng thế
 
linh d2t Hình bị hỏng rồi em ơi, em up lại hình và định dạng cho bài đẹp hơn nha!
 
Newsun @@ Bài này đăng từ cái hồi chưa biết chi! Nhìn rối thật! @@
Nhưng hết thời hạn sửa bài rồi, em không sửa được.
 
ảnh đẹp thật mà bối cục hơi rối làm mình phải căng mắt lên mới đọc được :3
 
linh d2t Bài này tuy lâu rồi và cũng hem phải bài của chị, cơ mà em nhặt ra mấy lỗi (tại vì ngứa tay ấy mà =))) với bình loạn một tí hề hề. :3
- Bảy kì quan đầu chị hem chú thích là là bảy kì quan mới làm em suýt "hết hồn" vì chả hiểu gì. :D Với lại hình lỗi ồi. Ngày trước cứ nhầm kim tự tháp với Đại hý trường cũng là một trong bảy kì quan cổ đại chớ . :">
- Bài người ta dịch chưa hết sao mà Anh-Việt lung tung nhờ. @-)
- Em hem nói về lỗi chính tả, chắc người viết nhầm lẫn, với hai bài chắc từ hai người viết nên lộn xộn giữ Cronos và Kronos, mà hình như người Việt mình chuộng từ Cronos hơn. :/
- Hồi xưa đọc về mấy kì quan này thích mê tơi, cơ mà chả hiểu mấy. :))))) =))))
"Poseidon là con của thần Cronus và thần Rhea. Cronus đã nuốt Poseidon vào bụng nhưng lại nhả ra để ông lớn lên với các anh chị khác." Cái câu này, nghe như Kronos "nhân từ" quá nhỉ? :))) Thế mà ở phía dưới tượng thần Zeus hơi biến hóa một tí. Không liên quan cho lắm, nhưng mà trước đọc bao nhiêu lần về ngọn hải đăng này mà vẫn chẳng nhớ được gì, thế mà sau khi đọc một truyện ngắn (mấy chục trang à, và giờ như thuộc luôn cái truyện đó =)) @-)) cũng hiểu hiểu kha khá về sự tích và lịch sử thời đại này. :)))) Với lại em có "mối thù riêng" với Octavian a~. =)))))))) (Chỉ là cái tên thoai, chứ em vẫn chưa tìm hiểu nhân vật này trong lịch sử như thế nào đâu,,, cái tội nghiện tiểu thuyết đó mà. :">).
Ừm, nhưng chưa bao giờ nghe nói Cyclopes là thần bão cả, chắc có nhầm lẫn gì đây. :/ Cyclopes (Elder) là con của thần Uranos và Gaia (tức là em của Kronos~), là quái vật một mắt hờ hờ xấu xí nhưng giỏi về việc chết tạo, rèn đúc.
- Tượng thần Zeus, lại một lỗi nữa "Thần Apollo, Artemis và con gái của thần Niobe đều có mặt." Phía dưới lại nói Apollo và Artemis là con thần Titan Leto và Niobe là một nhân vật khác ~~, em thấy đây là bản nhiều người công nhận hơn, và có nhiều câu chuyện liên quan đến vấn đề này. (Một trong số đó được kể trong câu chuyện của phần đền thờ của Artemis.) À, có điều này nữa, người ta cứ nghĩ Apollo là anh trai của Artemis, tại tiếng Anh "brother" chả biết là anh hay em mà. Có câu chuyện liên quan đến vấn đề này là, khi Hera vợ thần Zeus biết Leto mang thai, đã phái thuộc hạ truy đuổi nữ thần này, không cho nữ thần sinh nở. Có nhiều dị bản, nhưng nội dung chính là Leto sinh Artemis trước, và ngay khi sinh ra nữ thần đã giúp đỡ mẹ sinh em trai Apollo. Vì thế dù là trinh nữ nhưng Artemis lại là thần bảo hộ cho việc sinh nở. :3
- Đọc xong câu này, không biết là nên như thế nào nữa luôn... "Là con của thần Kronos và thần Rheia, Zeus theo gương cha : lật đổ chính người sinh thành ra mình." Ở đây còn viết giảm nhẹ là lật đổ ấy chứ theo thần thoại thì... với lại "theo gương" @-), không biết người viết này có hiểu nhầm gì không mà "vinh danh" hành động này như vậy. @-). Về các vị thần này không có gì sai, nhưng em bị khìn mà, muốn sắp xếp thứ tự sinh ra của họ. Demeter, Hades, Hestia, Hera và Poseidon====> Hestia, Demeter, Hera, Hades, Poseidon. Không biết là do bị ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ kéo dài hai không, mà con sinh ra trước thường là nữ. :v Hmm không bàn về cuộc chiến thành Troy nữa.~~
Uầy, mình nói nhiều quá. :"> Em xin stop tại đây. =)))))))))))
 
_yul_ :x Chị cũng thích đọc Thần thoại Hi Lạp, lúc đọc thì hay nhưng chị lại mau quên, với có nhiều nguồn khác nhau quá!
Bài này chị đăng từ hồi trẻ trâu :P giờ mà đăng chị hay ngồi đọc lại từ đầu, thấy rối quá với không hiểu là chị không đăng nữa.
 
linh d2t Thế chị có muốn viết lại bài này hok? ;;) Em sẽ cung cấp những thông tin em biết. Chứ để bài này, sợ nhiều người đọc lại hiểu sai.~
Em chúa quên luôn á, cơ mà do đọc truyện nên nhớ phần nào. =))))))))

linh d2t Em đi nấu cơm đã, có gì chị hú em nha. Mà thực sự là nên viết lại đi chị. \o/ :3~
 
_yul_ Bài này cách đây 3 năm, chị không còn sửa được @@ Hay em đăng 1 bài chính xác hơn rồi chị báo xóa bài này đi!
 
linh d2t Hem, ý em là chị viết lại bài khác đi rồi xóa bài này. ;;) Em không viết đâu, em muốn bình loạn cơ. =)))))))))))))))))
 
×
Quay lại
Top