6 lựa chọn khi không đậu đại học

hieunc229

Thành viên
Tham gia
3/8/2017
Bài viết
3
NamPhut.vn - Ở Việt Nam, đậu đại học không chỉ bảo đảm một tương lai, mà nó còn là một thứ sĩ diện của cá nhân và gia đình. Tuy nhiên, tấm bằng đại học có thực sự quan trọng như vậy và nó có phải là cách duy nhất?

Như vậy hôm qua đã là ngày cuối cùng tất cả các trường đại học trên cả nước công bố điểm chuẩn theo quy định của bộ GD&ĐT. Các bạn có thể check điểm thi ở link bên dưới: Điểm chuẩn 2017 của 166 trường đại học - Tuyển sinh 2017

486874_truot-dai-hoc.jpg

Ảnh minh họa - Nguồn: Google Images
Bên cạnh hàng chục ngàn sinh viên vui mừng báo tin đỗ đại hoc cho gia đình, thầy cô và bạn bè, thì cũng có một số lượng lớn các sinh viên khác đang buồn rầu vì vụt mất một chiếc vé vào ngôi trường mình mơ ước. Đặc biệt năm nay khi một số trường công bố điểm chuẩn khá cao, thậm chí lên đến 30,5 điểm, sẽ có rất nhiều em sinh viên tức tưởi khi khi biết những kết quả này.

Tuy nhiên đại học không phải là cánh cửa duy nhất để bước vào đời dành cho các bạn trẻ. Trong một xã hội bị ảnh hưởng bởi Nho giáo và đạo Khổng như Việt Nam, việc học đại học được đề cao. Tuy, tấm bằng đại học không quan trọng như bạn nghĩ và vẫn còn rất nhiều cánh cửa khác để đạt được thành công.

Bằng cấp không quan trọng như mọi người nghĩ
1. Trong môi trường công sở, chả ai quan tâm bạn học trường nào

Có một sự thật phủ phàng là chỉ vài tuần sau khi bạn đi làm, chả còn ai quan tâm bạn học trường nào cả. Nó cũng giống như lúc bạn vào đại học, chỉ một vài hôm đầu bạn bè còn hỏi thăm nhau về ngôi trường cấp ba họ theo học. Và cũng chỉ vài tuần sau đó, chẳng còn ai nhớ hay quan tâm bạn học trường nào.

Cũng như thế, chỉ vài năm sau khi bạn tốt nghiệp, các nhà tuyển dụng dần dần sẽ coi trọng kinh nghiệm thực tế của bạn hơn là tấm bằng đại học. Vấn đề làm làm thế nào bạn có thể kiếm được công việc đầu tiên của mình. Điều này sẽ được trình bày ở bên dưới.

2. Năng lực không có liên quan gì đến bằng cấp
Đã có khá nhiều nghiên cứu khoa học về sự liên quan của năng lực các nhân viên và bằng cấp của họ, và các dữ liệu cho thấy hoàn toàn không có đủ bằng chứng để chứng minh sự liên quan của hai điều này. Thậm chí nhiều công ty, trong đó có các tập đoàn đa quốc gia lớn với số lượng tuyển dụng các tân sinh viên khổng lồ hàng năm như E&Y, còn bỏ yêu cầu về bằng cấp ra khỏi điều kiện xét tuyển của mình.

Ernst & Young Removes Degree Classification From Entry Criteria As There's 'No Evidence' University Equals Success | HuffPost UK

Khá đáng tiếc là truyền thống trọng bằng cấp vẫn còn mang hơi hướng chủ đạo trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, thật khó để xin được một công việc tốt mà không có trong tay tấm bằng cử nhân. Tuy nhiên, đây cũng không phải là dấu chấm hết cho các bạn trẻ, mình sẽ trình bày giải pháp ở bên dưới.

3. Đại học không phải là cánh cửa duy nhất dẫn đến một sự nghiệp thành công hay một cuộc sống hạnh phúc
Trên thế giới, có hàng tá các tỷ phủ sở hữu chục tỷ đô la nhưng trong văn phòng của họ lại không có một tấm bằng đại học nào để treo.

12 tỷ phú giàu sụ không bằng đại học - Kinh doanh

398865_photo1489724132476-1489724132608-0-22-319-536-crop-1489724199121-1490240166457.jpg

Bầu Đức là một ví dụ thành công mà không cần bằng cấp
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu kỷ lưỡng về các tỷ phú và bằng cấp của họ, tuy nhiên bạn có thể thấy một vài tỷ phú người Việt không có bằng cấp đại học, ví dụ như bầu Đức - chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ông Lê Phước Vũ - chủ tịch tập đoàn Hoa Sen, bà Nguyễn Thị Như Loan - chủ tịch tập đoàn Quốc Cường Gia Lai.

Làm gì khi không đậu đại học?
1. Ôn thi cho năm sau

Đây là cách truyền thống nhất của các sĩ tử đối phó với việc thi rớt đại học, nên tôi không bàn sâu ở đây. Chỉ mong các bạn chuẩn bị tâm lý rằng một năm tới sẽ khá vất vả cho các bạn với áp lực từ nhiều phía, trong đó có gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, vẫn có một rủi ro rằng bạn vẫn có thể sẽ không đậu vào năm sau .

2. Chọn một ngôi trường phù hợp với năng lực của mình
Ngoài đại học chính quy ra, vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn khác nếu như bạn vẫn muốn theo đuổi con đường học vấn. Ví dụ như đại học bán công, dân lập, cao đẳng, học nghề. Một lần nữa, khi đã nhận được một công viêc đầu tiên rồi, thì hầu như họ không quan tâm bạn học chính quy hay bán công nữa.

3. Đi du học
Nếu bạn có vốn ngoại ngữ tốt và gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, hãy biết tận dụng lợi thế của mình. Du học ngoài đem lại cho bạn một tấm bằng quốc tế, còn mang đến nhưng trải nghiệm khác giúp cho bạn trở nên làm một con người tự tin hơn trong công việc, ví dụ như việc sống độc lập, làm việc nhóm, ngoại ngữ, và việc thích nghi với môi trường quốc tế.

Có một điều đáng lưu ý là không phải đất nước nào cũng yêu cầu một món tiền kếch xù cho việc học của bạn. Ở một số nước học phí có thể rất thấp, thậm chí có thể miễn phí. Ví dụ, ở Đức, Thụy Điển, Nam Phi, Phần Lan, Đài Loan chi phí ăn ở và học phí trung bình thấp hơn US$10.000 một năm - khoảng 200 triệu VNĐ)- nguồn: 5 quốc gia du học lý tưởng vì chi phí rẻ | Giáo dục | Thanh Niên

4. Bắt đầu đi làm
Tại sao bạn phải chờ có tấm bằng đại học rồi mới bắt đầu đi làm nhỉ? Có rất nhiều công việc bạn có thể bắt đầu từ lúc này luôn mà không cần đến tấm bằng cử nhân. Nếu như bạn chịu khó và biết thể hiện mình, bạn vẫn có thể có khả năng phát triển sự nghiệp của mình trong các doanh nghiệp quý trọng nhân lực thực sự thay vì những tấm bằng vô nghĩa.

Một trong những sự lựa chọn mà bạn có thể quan tâm là các công ty khởi nghiệp. Đối với các công ty này, họ cần người có khả năng giải quyết vấn đề, quản lý công việc và khả năng tự lập hơn là bằng cấp. Đây thực sự là một sự lực chọn mà bạn không nên bỏ qua. (NamPhut đang tuyển vị trí developer, có bạn nào quan tâm thì comment cho mình ở bên dưới nhé.)

5. Đi xuất khẩu lao động
Kết hợp 3 và 4, chúng ta có được giải pháp này. Đây là cách mà khá nhiều thanh niên làm giàu ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Nếu như biết cách tiết kiệm và có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đây hoàn toàn có thể là một sự lựa chọn phù hợp cho rất nhiều các bạn trẻ muốn có kinh nghiệm thực tế, trải nghiệm sống ở nước ngoài, và tích lũy tiền bạc.



6. Theo đuổi một đam mê
Bạn thi vào trường kinh tế nhưng đam mê của bạn lại là vẽ vời. Tại sao lại không bắt đầu theo đuổi đam mê của mình ngay lúc này. Bạn có thể theo học các khóa học online liên quan đến ngành nghề của mình. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ, hầu như bạn có thể học tất cả mọi thứ chỉ với internet, một chiếc laptop và tinh thần đam mê học hỏi thật sự.

“Self-education is, I firmly believe, the only kind of education there is.”
―Isaac Asimov
Trong khi bạn bè cùng trang lứa mất đến bốn năm để bắt đầu một đam mê thực sự của họ, bạn lại hoàn toàn có thể làm được điều đó vào lúc này. Hãy tự học hỏi những gì bạn đam mê và kiếm tiền từ chính đam mê của mình.

Hy vọng bài viết này sẽ đem lại cho bạn góc nhìn mới về tấm bằng đại học. Chúc các bạn thành công và có sự lựa chọn đúng đắn cho mình.

Nguồn:
Mã:
https://namphut.vn/@wizardfromasia/khong-dau-dai-hoc-thi-lam-gi-24d43e9e1
 
×
Quay lại
Top