5 cách cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi bị tăng huyết áp

pnkmedia

Banned
Tham gia
23/10/2019
Bài viết
0
Sa sút trí tuệ (dimentia) là một trong những biến chứng thường gặp ở người cao tuổi bị tăng huyết áp. Sở dĩ như vậy là do thành động mạch bị thu hẹp, ngăn cản luồng máu lưu thông lên thùy não và làm cơ thể mất đi một số chức năng quan trọng – trong đó có ghi nhớ, suy luận và giao tiếp. Vậy làm thế nào để bạn phân biệt giữa việc đãng trí do tuổi già với chứng sa sút trí tuệ? Và đâu là giải pháp giúp người già cải thiện trí nhớ, điều trị tăng huyết áp hiệu quả hơn?

nguoi-cao-tuoi-bi-tang-huyet-ap.jpg

Phân biệt chứng mất trí nhớ do lão hóa và sa sút trí tuệ
Phần đông người cao tuổi bị tăng huyết áp thường chủ quan khi thấy bản thân suy giảm trí nhớ, cho rằng đó là chuyện tất yếu ở tuổi già. Tuy nhiên trên thực tế, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang chịu tác động từ mức huyết áp không ổn định, tiềm ẩn nguy cơ sa sút trí tuệ mà bệnh Alzheimer’s là một ví dụ tiêu biểu. Nhìn chung, mất trí nhớ do lão hóa tự nhiên và sa sút trí tuệ có nhiều biểu hiện khác biệt như:

Mất trí nhớ do lão hóa

Sa sút trí tuệ

Thỉnh thoảng bị mất trí nhớ nhưng vẫn tự sinh hoạt bình thường

Gặp khó khăn với những việc đơn giản như tắm rửa, thay quần áo, quên việc đã làm rất nhiều lần

Có thể kể lại những lần bị mất trí nhớ

Không thể kể lại các trường hợp bị mất trí nhớ

Tốn 1 ít thời gian để nhớ đường, nhưng không bị lạc ở nơi quen thuộc

Không thể nhớ đường, bị lạc cả ở nơi quen thuộc

Thỉnh thoảng quên từ ngữ, nhưng vẫn giao tiếp bình thường

Thường xuyên quên mình đang nói gì, lặp lại 1 chuyện nhiều lần

Giữ nguyên khả năng phán đoán và ra quyết định

Khả năng phán đoán không ổn định, cư xử kỳ lạ so với chuẩn mực chung



Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, bạn nên thường xuyên đến đo huyết áp và kiểm tra trí lực ở bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác và đưa ra lời khuyên, liệu pháp hợp lý.




5 cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi bị tăng huyết áp
cai%20thien%20tri%20nho%20o%20nguoi%20cao%20tuoi.jpg

Nếu bị sa sút trí tuệ do biến chứng từ tăng huyết áp, bạn cũng đừng vội bi quan vì cách cải thiện thường rất đơn giản, ít tốn kém và không đau đớn. Bên cạnh kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ khuyên bạn thử 5 cách sau, vừa rèn luyện trí nhớ vừa giúp giữ huyết áp của bạn trong ngưỡng an toàn.

  • Tập thể dục cho trí óc. Cũng giống như cơ bắp, não bộ của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nếu thường xuyên được rèn luyện thử thách. Người cao tuổi có thể giải ô chữ, học chơi 1 nhạc cụ bất kỳ hoặc đơn thuần là thay đổi tuyến đường mình vẫn hay đi.
  • Tích cực giao tiếp xã hội. Giao lưu với mọi người xung quanh giúp bạn vượt qua sự cô đơn của tuổi già, phòng chống căng thẳng tinh thần – yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp lẫn suy giảm trí nhớ. Thời gian rảnh rỗi, bạn hãy tham gia các hoạt động tình nguyện tại địa phương, hoặc duy trì mối quan hệ với bạn bè lâu năm thay vì ở nhà một mình.
  • Ngủ đủ giấc. Người cao tuổi bị tăng huyết áp thường không ngủ nhiều như trước, nhưng bạn vẫn cần đảm bảo mình ngủ sâu, ngủ đủ giấc. Đó là khoảng thời gian để não bộ nghỉ ngơi, tái tạo lại các tế bào thần kinh và duy trì trí nhớ khỏe mạnh.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý. Các chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp như DASH đồng thời cũng giúp bạn cải thiện trí nhớ và nâng cao sức khỏe. Hãy ăn nhiều rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đạm ít béo như cá, thịt thăn, thịt gia cầm bỏ da…
  • Rèn luyện thể lực. Các hoạt động thể dục thể thao giúp điều hòa lượng máu lưu thông đi khắp cơ thể, trong đó có não bộ. Đây là tiền đề để bạn điều trị tăng huyết áp và ngăn chặn tình trạng mất trí nhớ. Người cao tuổi bị tăng huyết áp nên chọn hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe chậm trong khoảng 30-45 phút mỗi ngày, 3-4 ngày mỗi tuần.
Nguồn: ngaydautien
 
×
Quay lại
Top