48h với phố cổ Hội An

Go To Know

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
8/5/2012
Bài viết
11
- Mất gần 24 tiếng đồng hồ để đi tàu xe ra phố cổ Hội An, tôi đã dành 24 giờ còn lại để tận hưởng đêm rằm nơi phố cổ!
t117217.jpg
Đêm Hội An huyền ảo sắc đèn lồng. Ảnh: Tư liệu Internet​
Hôm tôi đến là ngày 14 âm lịch. Phố cổ Hội An đón tôi bằng sự mờ ảo với những chiếc đèn lồng treo cao dưới mỗi hiên nhà. Đêm, những câu hát hò khoan của các cụ ông, cụ bà vẳng lên từ bến sông hòa trong những tiếng hát Bài Chòi rộn rã nơi đầu phố.
ĐÊM PHỐ CỔ : KỲ ẢO VÀ LÃNG MẠN
Phố cổ về đêm nổi bật với những chiếc đèn lồng màu sắc, những chiếc đèn hình lục lăng, quả nhót treo cao nơi các hiên nhà. Một không khí lễ hội bao trùm khắp khu phố cổ và mọi người (cả ta lẫn tây) đi chơi phố cổ như trẩy hội – đó là những cảm nhận đầu tiên về một phố cổ hiền hoà như nàng thiếu nữ xinh đẹp, thâm trầm bên dòng sông Thu Bồn vốn bao bọc cả một vùng thị xã. Có thể nói, sáng kiến khôi phục việc thắp đèn lồng thay cho ánh sáng điện kể từ mùa Thu năm 1998 đã mang đến cho phố cổ Hội An một sắc màu mới, kỳ ảo và lãng mạn. Trên những con phố cổ, các gia đình sinh sống nơi đây hầu hết đều tự nguyện không sử dụng các thiết bị điện như ti vi, đầu máy … vào những đêm hội hoa đăng 14 âm lịch hằng tháng và cũng tuyệt nhiên không hề có cảnh người xe hỗn độn hay tiếng động cơ gầm rú.
Từ thế kỷ 16, 17, thương cảng Hội An là tụ điểm mậu dịch có tính quốc tế ở Đàng Trong – Việt Nam, được biết đến như là một trung tâm buôn bán lớn ở vùng Đông Nam A, nơi các thương nhân Nhật Bản, trung Quốc, Hà Lan, Ấn Độ… lập các thương điếm hoặc lập phố cư trú lâu dài.
t117220.jpg
Vẻ đẹp rêu phong của phố cổ nhìn từ trên cao. Ảnh: Tư liệu Internet​
Đô thị cổ Hội An là một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình : Nhà ở, Hội quán, Đình, Chùa, Miếu, Giếng, Cầu, Nhà thờ tộc, Bến cảng, chợ kết hợp với hệ thống đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp thành phố phương Đông thời Trung đại, được xem là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Năm 2001, Hội An đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới với 1.310 di tích cổ.
Nơi đầu phố, tràn ngập không khí lễ hội với những hoạt động văn hoá – văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc. Ở một góc phố cổ, nơi những căn chòi bằng tre được dựng lên đơn sơ, mộc mạc là những hoạt động rôm rả của Hội Bài Chòi, thu hút hàng trăm du khách trong và ngoài nước đứng xem, tham gia.
Cách đó không xa, nơi bên tàu lung linh, huyền ảo với những hoa đăng được thả theo dòng lấp loáng mặt nước, hoà trong những câu hát hò khoan của các cụ ông, cụ bà, nhiều du khách mướn thuyền dạo chơi trên sông … không khí thật nên thơ, hấp dẫn. Dọc theo các cung đường Bạch Đằng, Trần Phú, Lê Lợi … nhiều du khách thích thú với những bức ảnh chụp bên khu nhà cổ, cùng với những cụ già mặc áo dài khăn đóng trầm ngâm bên ván cờ không biết lúc tàn và những cửa hàng bày bán quà lưu niệm dưới ánh sáng mờ tỏ của những chiếc đèn lồng đa sắc
Đêm trên phố cổ, du khách tưởng chừng như được sống lại với thời quá khứ của những nền nếp xưa cũ. Một thế giới rất khác trên phố cổ, khái niệm về không gian và thời gian dường như bị đẩy lùi, đưa con người thoát ra khỏi những lo toan của cuộc sống, chìm đắm trong men say của những dĩ vãng êm đềm…
THAM QUAN PHỐ CỔ
Một ngày mới trên phố cổ bắt đầu bằng những hoạt động kinh doanh và du lịch. Phố cổ được trang điểm bằng những gam màu nâu sẫm của những mái ngói xưa cũ đượm màu rêu phong cổ kính. Đây cũng là thời điểm để du khách có một cái nhìn cận cảnh hơn về phố cổ, tìm hiểu văn hoá, tập tục từ thời xa xưa và những di sản của Hội An.
t117229.jpg
Chùa Cầu - di sản văn hóa của Hội An. Ảnh: Đất Mũi Online​
Với mỗi một chiếc vé tham quan, du khách được lựa chọn 5 trong số 13 di tích tiêu biểu để tham quan và đến mỗi điểm, một ô vuông (tượng trưng cho một di tích) trên vé sẽ bị cắt. Có 5 cụm di tích tiêu biểu mà du khách thường chọn một để tham quan gồm : cụm bảo tàng (Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá, Bảo tàng gốm sứ mậu dịch, Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh), cụm nhà cổ (Nhà cổ Quân Thắng, Nhà thờ Tộc Trần, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Phùng Hưng), cụm Hội Quán (Hội quán Triều Châu, Hội Quán Phúc Kiến, Hội quán Quảng Đông), cụm chùa, miếu ( Cầu Nhật Bản hay còn gọi là Chùa Cầu, Miếu Quan Công), cụm Xưởng thủ công mỹ nghệ và nhạc cổ truyền.
t117234.jpg
Nghề thủ công ở phố cổ. Ảnh: Đất Mũi Online​
Tuy nhiên, đó mới chỉ là tiêu biểu, là 13 trong tổng số 1.310 di tích cổ của Hội An được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Điều thú vị là các điểm tham quan nằm cách nhau chỉ vài chục thước. Chỉ trong vòng những bước ngắn ngủi, tổng cộng chưa đầy 2km mà du khách có thể thưởng ngoạn được hết những cảnh đẹp, lối kiến trúc đậm chất Việt Nam , Trung Hoa và Nhật Bản ở những thế kỷ 16, 17 mà Hội An vẫn còn gìn giữ.
THƯỞNG THỨC ĐẶC SẢN HỘI AN
Có thể nói, Hội An là vùng đất có nhiều món ăn độc đáo nhất ở nước ta. Một trong những đặc sản Hội An được nhiều người nhắc đến và muốn thưởng thức ngay khi đặt chân lên phố cổ chính là Cao lầu. Cao lầu thoạt trông chẳng khác mấy so với Mỳ Quảng nhưng sợi Cao Lầu được cán bằng bột gạo, mình bánh cứng và có màu vàng nhạt bắt mắt. Trên những sơi Cao Lầu là lát thịt xá xíu, ít tôm mỡ, sợi mì chiên giòn và giá. Theo những người dân địa phương thì chỉ có một số giếng nước ở Hội An mới làm ra được sợi Cao Lầu, lẽ vì vậy mà chỉ độc nhất Hội An mới có món này.
t117235.jpg
Đèn lồng xanh đỏ cũng là một thứ đặc sản của Hội An mà du khách thường mua về làm quà. Ảnh: Đất Mũi online​
Tạm xa món Cao Lầu, du khách thường rủ nhau sang Cồn Cẩm Nam ăn chè bắp và thưởng thức món bánh tráng đập. Đây là một Cồn đất bồi, chỉ mới xuất hiện từ sau những năm 1954 và mới hình thành làng sau này. Chè bắp Cẩm Nam nổi tiếng ngon với hương vị của bắp và vị ngọt thanh tự nhiên, bí quyết riêng của những người nấu. Bên cạnh đó là món bánh tráng đập thật thú vị khi ăn, người thưởng thức phải dùng tay đập nó dẹp xuống trước khi chấm với mắm. Cùng với Cao lầu, chè bắp, bánh đập, hến còn là món ăn quen thuộc của những người Hội An. Hến được ăn với bánh tráng đa chấm nước mắm và tô nước hến với phong vị ngọt ngào sẽ làm người thưởng thức lưu luyến mãi nếu “lỡ” một lần nếm qua.
Ngoài ra còn có bánh bao, bánh quai vạc nhân chả tôm quết nhuyễn, vỏ bánh bằng bột gạo trắng tinh, xinh xắn được người Pháp đặt cho mệnh danh là “Hoa hồng trắng” (La rose blanche), bánh su sê, bánh ít lá gai…
t117244.jpg
Phố cổ nhìn ra sông Hoài. Ảnh: Đất Mũi Online​
Để làm quà cho người thân, ngoài những bức ảnh đẹp về khu phố cổ, du khách thường mang về những bánh ít lá gai, bánh đậu xanh nhân thịt… những đặc sản Hội An và những câu chuyện kể về một khu đô thị cổ nổi tiếng, đầy thi vị!
 
muốn đi du lịch cùng tình iu ở nơi này?huhu.bận cả tuần đi làm bao giờ mới có thời gian.
 
×
Quay lại
Top