4 nỗi lo nổi cộm của người dân châu Á

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Cuộc khảo sát toàn cầu mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường GfK với trên 40.000 người trên 15 tuổi tại 28 quốc gia và lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.

4-noi-lo-chau-a.jpg

Kết quả cho thấy những vấn đề liên quan đến kinh tế đang đứng đầu danh sách các mối quan tâm của người dân châu Á - Thái Bình Dương.

Cụ thể, 40% số người được khảo sát đang lo lắng về: suy thoái kinh tế - thất nghiệp (Đài Loan: 57%, Hàn Quốc: 51% và Việt Nam: 49%); tình trạng lạm phát (Singapore: 65%, Thái Lan: 55%, Trung Quốc: 51%, Indonesia: 39%); giá cả tăng cao; và hơn 30% lo ngại về việc có đủ tiền để sống cũng như thanh toán các hóa đơn. Tình trạng phạm tội và vô luật pháp là vấn đề lo lắng thứ tư trong khu vực, đặc biệt ở Malaysia (67%), Việt Nam (55%) và Ấn Độ (51%).

Khảo sát cũng cho thấy, người dân đã ý thức hơn trong việc giảm chi tiêu. Trong nỗ lực cắt giảm chi phí, việc ăn uống tại các nhà hàng lần đầu tiên được loại ra khỏi danh sách các hoạt động thường xuyên với 34% số người được hỏi cho biết họ đã thực hiện trong 12 tháng qua. Gần ¼ (chiếm 23%) tuyên bố, mua ít quần áo và giày dép hơn.

GfK cũng phát hiện thấy, trong những tháng đầu năm 2013, người dân châu Á ngày càng thận trọng hơn khi sử dụng tiền mặt của họ cho các nhu yếu phẩm. Một danh sách các chiến lược tiết kiệm được liệt kê, trong đó bao gồm: sử dụng phiếu giảm giá, “săn” hàng giảm giá, mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, mua với số lượng lớn để được giảm giá nhiều hơn, chuyển sang thương hiệu rẻ hơn... Kết quả cho thấy, người Úc mua sắm cẩn thận hơn cho các nhu cầu thiết yếu hằng ngày (63%) và trì hoãn mua cho đến khi sản phẩm đã được bán giảm giá/khuyến mãi (63%), Hàn Quốc (73%) cùng với Đài Loan (67%) thực hiện tiết kiệm bằng cách sử dụng phiếu giảm giá.

GfK đã thăm dò ý kiến trên 40.000 người tiêu dùng ở độ tuổi 15 ở 28 quốc gia, trong đó có 11 nước châu Á - Thái Bình Dương (Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia và Việt Nam). Khoảng 1.500 người trả lời cho mỗi chủ đề được khảo sát.

Ông Jodie Roberts, Giám đốc của GfK cho biết: Ngoài những chủ đề trên, một số nước cũng đăng ký mối quan tâm đáng báo động đã và đang xảy ra ở nước mình. Chẳng hạn như: vấn nạn lạm dụng ma túy ở Thái Lan (55%) và Indonesia (37%); dịch vụ y tế đắt đỏ ở Singapore (42%); chất lượng giáo dục ở Trung Quốc (33%) và Indonesia (32%).

Theo Thebox
 
Gạo 'nhựa' độc hại từ Trung Quốc đe dọa người dân châu Á
19/05/2015 12:10
btbacktop-social.png

Tin tức
24
Fanpage Thanh Niên
Tôi Viết

(TNO) Các trang mạng xã hội gần đây phát tán thông tin gạo giả làm bằng nhựa độc hại của Trung Quốc được cho đã thâm nhập vào các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đe dọa tính mạng người tiêu dùng châu Á, tờ The Star (Malaysia) đưa tin ngày 18.5.
Cảnh báo gạo giả làm từ nhựa tổng hợp
Kiểm tra gạo tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters
" style="color: rgb(1, 125, 197); display: block; position: relative;">
thugaotrungquoc_ghpd.jpg

Kiểm tra gạo tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters
Gạo nhựa Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo, được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Singapore, theo tờ The Star (Malaysia) ngày 18.5.
Thời gian gần đây, thông tin về loại gạo giả này, được bán rộng rãi tại các chợ ở Trung Quốc (nhiều nhất là tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc), đã liên tục được phát tán trên các trang mạng xã hội.
Bộ trưởng Bộ Nội thương - hợp tác và tiêu dùng Malaysia, ông Hasan Malek ngày 18.5 khẳng định, tuy thông tin trên chưa được kiểm chứng nhưng Malaysia sẽ không xem nhẹ vấn đề này và sẽ tiến hành điều tra trên toàn quốc.
Bộ Nông nghiệp Malaysia cho hay chưa nhận được báo cáo nào về gạo giả ở Malaysia, nhưng tuyên bố sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan tuyên truyền giúp người tiêu dùng phân biệt gạo thật và giả.
Ông Hasan cho biết, nhóm điều tra sẽ tập trung vào các cửa hàng nhỏ lẻ, kiểm tra xem có bán gạo giả hay không, nhất là ở những vùng ngoại ô và nông thôn.
“Trong lúc chúng tôi tiến hành điều tra, tôi kêu gọi người tiêu dùng mạnh dạn báo cáo với bộ nếu phát hiện gạo có dấu hiệu giả mạo”, ông Hasan nói.
Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng cảnh báo, ăn gạo giả có thể dẫn đến tử vong hoặc bị hủy hoại nghiêm trọng hệ tiêu hóa.
Theo một nguồn tin từ ngành công nghiệp gạo Malaysia: “Nếu thật sự tồn tại gạo giả ở Malaysia, nó chỉ có thể được bày bán tại các cửa tiệm nhỏ”. Để tránh bị phát hiện, những kẻ buôn lậu thường trà trộn gạo thật với gạo giả rồi tuồn qua đường biên giới, nguồn tin cho biết thêm.
Hồi năm 2011, truyền thông các nước châu Á đã từng phanh phui vụ gạo giả làm bằng nhựa từ Trung Quốc.
Trước thông tin gạo làm bằng nhựa độc hại, một số cửa hàng gạo trên đường Trần Chánh Chiếu, quận 5 (TP.HCM) cho hay chưa nghe thông tin này.
Ông Quang, chủ cửa hàng kinh doanh gạo số 58 đường Trần Chánh Chiếu cho biết bản thân ông kinh doanh gạo từ năm 1990 nhưng chưa bao giờ nghe thông tin gạo làm bằng nhựa. Là dân kinh doanh gạo lâu năm, ông Quang cho biết rất khó để chứng thực thông tin trên có thực bởi không dễ dàng để nhựa làm gạo được. Chưa kể, chi phí để chế biến nhựa thành gạo có khi còn đắt hơn so với gạo thông thường.
"Cách đây 4-5 năm, các tiểu thương ở chợ Trần Chánh Chiếu cũng đồn thổi thông tin gạo làm từ giấy từ Trung Quốc qua. Theo đó gạo làm từ giấy rất giống và khi chưa nầu ngửi thơm như gạo bình thường. Nhưng khi nấu chín để một ngày chưa kịp ăn cơm sẽ bã ra giống như giấy vệ sinh thấm nước vậy đó. Tuy nhiên đó cũng chỉ là thông tin đồn thổi chứ chưa ai, kể cả tôi thấy hạt gạo giấy như thế nào cả", ông Quang cười nói.
Các tiểu thương bán gạo ở đường Trần Chánh Chiếu đều khẳng định nguồn gạo ở đây đều lấy từ các tỉnh miền Tây.
Một tiệm kinh doanh gạo trên đường Trần Chánh Chiếu, quận 5 (TP.HCM) - Ảnh: Đình Quân
Là một doanh nghiệp xuất khẩu khá nhiều gạo sang Trung Quốc, ông Phan Hùng Minh, Giám đốc Công ty Phan Minh, cho hay thông tin trên hoàn toàn không có cơ sở. Để chứng minh, ông Minh cho biết hiện giá nhựa đắt gấp 4 lần giá gạo. Do đó không ai dại gì lấy nhựa để làm gạo cả, chưa kể còn phải gánh thêm chi phí chế biến để nhựa biến thành gạo không hề rẻ.
"Bản thân tôi cũng chỉ nghe chứ chưa bao giờ thấy gạo nhựa như thế nào", ông Minh nói.
Ông Minh cho biết thêm hiện chỉ có gạo Việt Nam xuất đi Trung Quốc chứ chưa có chiều ngược lại.
Trong trường hợp gạo nhựa là có thật thì làm sao phân biệt giữa gạo thật và gạo nhựa, cả ông Minh và ông Quang đều chỉ cách chính xác nhất là đem gạo nấu chín. Một cách nữa là cầm hạt gạo cắn làm đôi sẽ biết đâu là gạo thật, gạo giả.
Đình Quân
Phúc Duy
 
×
Quay lại
Top