263 tổ chức trên toàn cầu kêu gọi dừng dự án Xayaburi

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Trước thềm cuộc họp của Ủy ban Liên hiệp Ủy hội Mê Kông lần thứ 33 sắp tới, 263 tổ chức phi chính phủ từ 51 quốc gia trên toàn cầu đã gửi tới thủ tướng Lào và Thái Lan một bức thư kêu gọi hủy bỏ kế hoạch đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính Mê Kông tại Bắc Lào. Trước khi quyết định sơ bộ về tương lai của dự án Xayaburi được đưa ra tại cuộc họp của các thành viên Ủy ban Liên hiệp MRC ở Sihanoukville (Campuchia) ngày 25-26/03 tới đây, bức thư của 263 tổ chức phi chính phủ trên toàn cầu đã kêu gọi chính phủ Campuchia dừng ngay lập tức kế hoạch xây đập và chính phủ Thái Lan hủy bỏ kế hoạch nhập khẩu điện từ con đập này.
Bức thư có đoạn: “Chúng tôi tin rằng dự án này đặc biệt nguy hại, đe dọa tới sự phát triển và các nỗ lực bảo tồn của cả khu vực và toàn cầu. Các tác hại không thể bù đắp mà con đập Xayaburi gây ra đối với dòng Mê Kông có thể là mất mát vĩnh viễn đối với sinh kế của người dân trong khu vực và cũng là mất mát của một trong những dòng sông giàu có nhất trên thế giới.”

Dòng Mê Kông được coi là vựa cá nước ngọt lớn nhất thế giới, là nguồn an ninh lương thực, là sinh kế của hàng triệu người trong khu vực. Với hơn 1000 loài, dòng Mê Kông cũng đồng thời là hệ sinh thái sông đa dạng thứ hai trên thế giới, một kho báu về đa dạng sinh học.


Là thành viên của một trong 263 tổ chức đứng tên trong bức thư nói trên, Pieter Jansen thuộc tổ chức Both ENDS (Hà Lan) phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Lào và Thái Lan hủy bỏ kế hoạch đập Xayaburi đầy nguy hại này. Nếu dự án được triển khai, quá trình ra quyết định của Ủy hội Mê Kông (MRC) sẽ đánh mất lòng tin của công chúng vì đã không quan tâm đến sự phản đối rộng rãi của họ. Điều này cũng đồng thời chứng tỏ rằng quá trình ra quyết định không dựa trên một nền quản lý lưu vực toàn diện, bất chấp các bằng chứng khoa học về tác động của con đập tới hệ sinh thái của dòng Mê Kông và hàng triệu người phụ thuộc vào dòng sông này như nguồn sinh kế và an ninh lương thực”.
Bức thư đã nhấn mạnh sự phản đối rộng rãi và mạnh mẽ kế hoạch Xayaburi từ dư luận trong khu vực Mê Kông và trên thế giới.
Ở phạm vi lưu vực, ngay từ năm 2009, một bản thỉnh nguyện với hàng chục nghìn chữ ký do Liên minh Cứu Sông Mê Kông thu thập đã được gửi tới thủ tướng các nước trong lưu vực và MRC nhằm kêu gọi duy trì dòng chảy tự do của con sông và kêu gọi Thái lan không mua điện từ các con đập này.
Tháng 9 năm 2010, các nhóm cộng đồng Thái Lan đại diện cho khoảng 24 000 người dân ven sông cũng gửi thư tới thủ tướng Thái Lan Abhisit để kêu gọi hủy bỏ kế hoạch mua điện từ dự án Xayaburi.
Dừng kế hoạch thủy điện Xayaburi cũng là ý kiến thống nhất mà các nhà khoa học, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng bày tỏ trong các hội thảo tham vấn về dự án này trong khu vực.
Vượt ra ngoài phạm vi khu vực, ngay từ khi được đề xuất lần đầu năm 2007, dự án Xayaburi đã được cộng đồng quốc tế giám sát chặt chẽ. Các tổ chức phi chính phủ quốc tế của Australia, Phần Lan và Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ với chính phủ của mình – là các nhà tài trợ của khu vực – mối quan ngại về dự án, nhấn mạnh sự thất bại của các tiêu chuẩn minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của công chúng vào quá trình ra quyết định cho dự án.
Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) mới đây cũng khuyến cáo các nước trong khu vực nhìn vào bài học đập Pak Mun của Thái Lan,- một thất bại cả về kinh tế và sinh thái – để cân nhắc lại kế hoạch Xayaburi.
Giới truyền thông quốc tế, kể cả những “người khổng lồ” như New York Times, The GuardianAAPAustralian Associated Press… cũng từng đề cập đến các vấn đề của dự án này.
Các nhà tài trợ song phương của MRC trong một tuyên bố chung công bố ngày 26/01/2011 cũng thể hiện mối quan ngại rằng các chi phí dành cho công tác giảm nhẹ và đền bù các tác động tiêu cực của con đập đến môi trường và xã hội chưa được chú ý đúng mức. Họ cũng kêu gọi MRC nghiên cứu bổ sung và công bố cho công chúng các đánh giá tác động môi trường của dự án Xayaburi, đồng thời khuyến nghị mở rộng quá trình ra quyết định để có thời gian xem xét tất cả các nghiên cứu đã và sắp được công bố.
“Ai sẽ thực sự được hưởng lợi từ nguồn điện do các con đập này sản xuất? Trong một kỷ nguyên biến đổi khí hậu, cùng với xu hướng dự báo nhu cầu điện cao hơn thực tế của Thái Lan, các chính phủ cần suy nghĩ lại việc xây dựng con đập với cái giá phải trả cho hệ sinh thái bản địa, nguồn lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của người dân. Đánh đổi cuộc sống phồn vinh tương lai và tiềm năng phát triển để lấy điện, thứ có thể tạo ra nhờ các công nghệ bền vững hơn là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Đập Xayaburi sẽ gây ra một thảm họa sinh thái nghiêm trọng. Chúng tôi kêu gọi thủ tướng Lào và Thái Lan thể hiện tầm lãnh đạo bằng việc hủy bỏ dự án này” – Shalmali Guttal thuộc Focus on the Global South, một trong 263 tổ chức phi chính phủ ủng hộ thông điệp này, phát biểu.
Có 25 tổ chức của Việt Nam cùng đứng tên trong bức thư nói trên.
 
Hình như cái đập này mà được xây dựng thì cũng ảnh hưởng tới vườn quốc gia tràm chim, và có nguy cơ đến nguồn thức ăn của sếu đầu đỏ, một loài chim quý đc vô sách đỏ và có nguy cơ bị...:KSV@18:
 
Hình như cái đập này mà được xây dựng thì cũng ảnh hưởng tới vườn quốc gia tràm chim, và có nguy cơ đến nguồn thức ăn của sếu đầu đỏ, một loài chim quý đc vô sách đỏ và có nguy cơ bị...:KSV@18:
Chỉ là một phần thui Cua ah..Nếu xây đập,sẽ ảnh hưởng đến hạ nguồn sông MêKong,nghĩa là sông Cửu Long của mih ấy...
Hệ sih thái thay đổi,đồng băg sông Cửu Log sẽ chịu ah hưởng,Vựa lúa chih của nước ta ý...
Sẽ thay đổi và anh hưởng và thay đổinhiều lắm..:KSV@17:
 
×
Quay lại
Top