20 sự kiện công nghệ đình đám nhất năm 2012

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Thế giới công nghệ trong năm 2012 đã được chứng kiến nhiều vấn đề xảy ra đầy bất ngờ đến khó tin. Trang công nghệ Cnet đã điểm lại 20 sự kiện nổi bật nhất trong làng công nghệ quốc tế 12 tháng qua.

thebox-00-501f9-686189-8305.jpg

Máy tính bảng Surface đã mang lại một luồng gió mới cho Microsoft trong năm 2012.

20. Sự trì hoãn nền tảng BlackBerry 10

Mọi con mắt trong làng công nghệ đã tập trung vào RIM để chờ đợi BlackBerry 10, nền tảng di động được xem là đột phá giúp RIM trở lại cuộc chiến smartphone toàn cầu. Theo kế hoạch, RIM sẽ công bố nền tảng mới vào đầu năm 2012, nhưng sau đó hãng hoãn lại tới cuối năm. Sự kỳ vọng của người hâm mộ điện thoại BlackBerry tiếp tục bị hao hụt, khi hãng quyết định hoãn ngày công bố nền tảng mới sang đầu năm 2013.

RIM đã "bỏ đói" quá lâu cả người tiêu dùng lẫn các đối tác công nghệ, trong lúc cổ phiếu của hãng thì tụt dốc, CEO từ chức và dòng điện thoại BlackBerry ngày càng mất chỗ đứng trước cuộc cạnh tranh ào ạt của các đối thủ Samsung, Apple. Liệu RIM có còn cơ hội quật khởi trong năm 2013 hay không? Đó là điều chưa ai biết chắc, bởi trong thế giới công nghệ hiện nay, những tiến bộ mới nhanh chóng trở nên lạc hậu.

19. Cuộc chiến bản quyền sôi động

Thế giới công nghệ năm 2012 không chỉ chứng kiến những màn giành giật thị phần quyết liệt giữa các hãng sản xuất smartphone, máy tính bảng từ phân khúc bình dân cho tới cao cấp, mà còn được xem một cuộc chiến không khoan nhượng giữa các "chủ sở hữu" bản quyền sáng chế, trong đó nổi bật nhất là cuộc đấu quyết liệt giữa hai đại gia số 1 hiện nay là Samsung và Apple.
Nhiều cuộc chiến khác cũng đầy thú vị và danh sách các hãng công nghệ tham gia chiến trường này ngày càng dài dằng dặc. Không ai dám khẳng định, năm 2012 sẽ kết thúc những vòng đấu tay đôi, tay ba giữa các hãng công nghệ về vấn đề bản quyền sáng chế. Thêm vào đó, từ cuộc chiến này, người dùng thế giới có thể thấy được bước tiến của thế giới công nghệ như thế nào.

18. Đột phá iPad mini của Apple


Hầu hết người dùng công nghệ đều cho rằng, nếu Apple thu nhỏ kích cỡ chiếc máy tính bảng quen thuộc của họ thành một sản phẩm mới nhỏ con hơn, thì đó là điều đáng mừng. Và năm nay, Apple đã biến ước vọng đó thành hiện thực, thi hãng tung ra một chiếc iPad mini. Đây có thể xem là bước đột phá của Apple để tiến vào phân khúc thị trường máy tính bảng cỡ nhỏ.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc là iPad mini không mạnh như các dòng anh em của nó trước đó. Và đứng trước những đối thủ mạnh mẽ chạy nền tảng Android cùng phân khúc máy tính bảng cỡ nhỏ đang có mặt trên thị trường, iPad mini bị đánh giá là nhiều điểm bất lợi. Bản thân Apple cũng thừa nhận, sản phẩm này không hướng tới cạnh tranh với các đối thủ tablet Android 7 inch.

17. Apple bị rò rỉ thông tin

Apple dưới thời cố thuyền trưởng Steve Jobs vốn được coi là "kín như bưng". Hầu như không có bất cứ thông tin, số liệu cụ thể nào về một sản phẩm chuẩn bị được Apple ra mắt, bị lọt ra bên ngoài. Thế nhưng, có vẻ như tiêu chuẩn này đang bị mài mòn, khi liên tiếp những sản phẩm trong năm vừa qua khi chính thức ra mắt đã không còn làm người tiêu dùng quá ngạc nhiên, bởi nó giống như lời đồn trước đó.

Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, bảo vệ tuyệt đối bí mật các sản phẩm sắp ra mắt là một trong những yếu tố mang tới sự thành công cho Apple. Do đó, việc bí mật bị tiết lộ, chắc chắn sẽ làm giảm phần nào tính hấp dẫn của Apple, cho dù hãng công nghệ này vẫn đang là số 1 trên thế giới.

16. Vai trò của Steven Sinofsky

Steven Sinofsky là người đứng đầu nhóm dự án nghiên cứu Windows 8, cũng là người chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu máy tính bảng đầu tiên của Microsoft, Surface, và có vai trò quan trọng trong các dự án khác như Windows Phone 8, Microsoft Office. Steven Sinofsky luôn được coi là Giám đốc điều hành tiếp theo của Microsoft, sau khi Steve Ballmer ra đi.

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Steven Sinofsky đã rời bỏ Microsoft, ngay sau khi hệ điều hành Windows 8 ra mắt ít lâu, do căng thẳng với Steve Ballmer. Điều này quả thực là khiến nhiều người bị sốc. Bà Julie Larson-Green, người được lựa chọn thay thế cho Steve Sinofsky, bắt đầu làm việc tại Microsoft từ năm 1993 và đóng vai trò quan trọng trong nhiều dự án của Microsoft như Internet Explorer, Microsoft Office và Windows.

15. Google Nexus 7


Trong số những gương mặt thành công trên phân khúc máy tính bảng năm nay không thể không kể đến chiếc Nexus 7 của Google. Chiếc máy tính bảng này được sản xuất bởi hãng Asus. Đây là thành quả hợp tác đầu tiên giữa Google và Asus trên lĩnh vực máy tính bảng. Google Nexus 7 được xem là đối thủ đáng gờm với iPad của Apple.

Giống như tên gọi Google Nexus 7, thiết bị được trang bị màn hình kích thước 7 inch IPS với độ phân giải 1280 x 800 pixel. Sức mạnh của nó đến từ một chip quad-core Tegra 3 tốc độ 1,3 GHz, RAM 1 GB, bộ nhớ trong dung lượng 8 GB hoặc 16 GB, và 12 lõi Nvidia GeForce GPU có mức tiêu thụ điện năng thấp. Hơn nữa, giá thành của sản phẩm thuộc vào hàng chấp nhận được.

14. Máy tính bảng Surface của Microsoft

Surface đã tạo cơ hội cho Microsoft chứng tỏ với thế giới rằng, họ có thể làm ra được máy tính bảng, không chỉ thách thức đối thủ iPad về khả năng giải trí, mà còn tăng năng lực sử dụng của thiết bị này như một công cụ làm việc. Bàn phím, chân chống phía sau và bộ ứng dụng văn phòng là những điểm làm nên thế mạnh tuyệt vời cho chiếc máy tính bảng này.

Mặc dù chưa thể vượt mặt chiếc máy tính bảng iPad của Apple như kỳ vọng ban đầu, nhưng rõ ràng là Surface đã mang lại một luồng gió mới cho Microsoft. Đây là sản phẩm xác lập bước tiến đầu tiên của "người khổng lồ phần mềm" vào thị trường thiết bị di động. Với Surface, những người quen nhìn Microsoft là hãng phần mềm sẽ phải thay đổi.

13. Kẻ hủy diệt mạng Internet SOPA

Đầu năm nay, Quốc hội Mỹ đã quyết định dừng vô thời hạn dự thảo luật chống vi phạm bản quyền số (SOPA), nhưng tới nay, dư âm của sự kiện này vẫn còn tiếp tục, bởi SOPA được xem là kẻ hủy diệt mạng Internet, đã khiến cộng đồng Internet toàn cầu tức giận và phản đối mạnh mẽ cả trên mạng lẫn ngoài đời.

Về cơ bản, SOPA cho phép Chính phủ Mỹ có quyền tiến hành các biện pháp ngăn chặn trang web nước ngoài, nếu chúng đăng tải nội dung vi phạm bản quyền hoặc tạo điều kiện cho hành động này. Đáng nói hơn, không có tiêu chuẩn rõ ràng xem thế nào là vi phạm. Bởi vậy, nếu người dùng đăng tải hình ảnh, bình luận hoặc chia sẻ liên kết thì đều phạm luật, khi được hiểu theo nghĩa "tạo điều kiện thuận lợi".

12. Gương mặt "hot" Marissa Mayer

Việc Yahoo chính thức thuê cựu nhân viên Google, bà Marissa Mayer, về làm giám đốc điều hành, đã khiến thế giới công nghệ một phen kinh ngạc. Đứng trước sự tụt dốc chưa từng có, động thái của Yahoo được xem là nhằm cứu vãn những khó khăn hiện nay. Mặc dù bà Mayer được Google đánh giá cao về tài năng, nhưng liệu bà có đủ sức bẻ lái con tàu Yahoo trở lại đúng vị trí ban đầu hay không lại là một câu hỏi khó.

Tuy nhiên, có vẻ như Yahoo đã chọn đúng người. Những động thái gần đây của bà Mayer đang được dư luận, nhà đầu tư, người dùng Yahoo đánh giá cao. Quyết định mới nhất của bà là nâng cấp giao diện dịch vụ thư tín điện tử của Yahoo lên khá giống với Gmail. Nhiều cư dân mạng đã nhận định tốt về lần nâng cấp này. Điều đó hứa hẹn Yahoo sẽ lôi kéo được nhiều người dùng trở lại với dịch vụ của hãng.

11. Kết nối LTE/ 4G lên ngôi

Có vẻ như người tiêu dùng công nghệ đã phải trải nghiệm với công nghệ kết nối dữ liệu 3G quá lâu, và năm 2012 đã đánh dấu một bước chuyển lớn, khi các nhà mạng, hãng sản xuất thiết bị ồ ạt tung ra các sản phẩm hỗ trợ kết nối chuẩn LTE/ 4G. Tuy nhiên, sự lên ngôi của 4G không phải là đã thống trị hoàn toàn, bởi việc nâng cấp này không hề rẻ.

Theo giới phân tích, LTE/ 4G sẽ bùng nổ trong năm 2013 khi một loạt quốc gia tiến quân vào công nghệ này. LTE/ 4G được đánh giá là giúp người dùng cập nhật mạng xã hội, tải về các ứng dụng, trò chơi, xem các chương trình giải trí đa phương tiện một cách mượt mà hơn hẳn so với 3G. Đây cũng là điều mà người dùng công nghệ thế giới đang mong chờ.
(Còn tiếp)
Theo Vneconomy
 
×
Quay lại
Top