10 nghề nghiệp có nguy cơ trầm cảm cao

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Những cuộc nghiên cứu trong vài năm qua đã đưa ra danh sách 10 công việc tạo áp lực cao và dễ làm mọi người rơi vào trạng thái trầm cảm nhất. Theo Tiến sĩ Deborah Legge, chuyên gia tâm lý đến từ Buffalo, New York, những người làm các công việc có áp lực cao nên hiểu rõ tính chất của nghề nghiệp mình và tìm cách kiểm soát.
  • 1
    Nhân viên chăm sóc người già hoặc trẻ em

    Những nghề nghiệp liên quan đến việc chăm sóc con người đứng đầu danh sách này, đến gần 11% những nhân viên này cho biết họ thường xuyên mắc chứng trầm cảm. Christopher Willard, chuyên gia tâm lý của đại học Tufts và tác giả của cuốn sách Child’s Mind cho biết một ngày làm việc của những nhân viên chăm sóc bao gồm giúp ăn uống, tắm rửa và chăm sóc người khác. Hầu hết những khách hàng này không có khả năng tự chăm sóc bản thân, bị ốm và hay cáu kỉnh hoặc hỗn xược. Công việc này không những áp lực cao mà còn không có được những động lực tích cực.
  • 2
    Phục vụ nhà hàng

    Xếp sau những nhân viên chăm sóc chuyên nghiệp là những người làm công việc bưng bê thức ăn tại nhà hàng. Đội ngũ những nhân viên phục vụ luôn phải làm việc nặng nhọc với hàng ngàn những yêu cầu mỗi ngày nhưng lại nhận được mức lương rất thấp. Đây là công việc không hề nhận được sự biết ơn từ những khách hàng mà đôi khi họ còn bị đối xử thô lỗ và làm việc nhiều dẫn đến kiệt sức. Do đó, những nhân viên phục vụ nhà hàng rất dễ bị trầm cảm.
  • 3
    Nhân viên xã hội

    1379682704-hu0ngl0v3_90201110293525766_0.jpg

    Thật không hề ngạc nhiên khi những những người làm công tác xã hội đứng ở top đầu trong danh sách này, bởi họ phải thường xuyên làm việc với trẻ em bị lạm dụng, bóc lột hay các gia đình trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Công việc này luôn luôn đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề khó khăn và sẵn sàng có mặt 24/7.Nhân viên xã hội luôn phải làm việc với những người cần sự giúp đỡ, và tất nhiên điều đó buộc họ phải hy sinh rất nhiều cho công việc. Do đó, những người làm nghề này rất dễ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi và rơi vào trạng thái trầm cảm vì áp lực công việc.
  • 4
    Nhân viên y tế

    Nhóm những nghề nghiệp gây trầm cảm tiếp theo bao gồm bác sĩ, nhà trị liệu, y tá, và những chuyên gia liên quan đến sức khỏe con người. Họ phải làm việc thời gian dài và thất thường mỗi ngày, và chịu trách nhiệm về mạng sống của con người. Nói cách khác là họ luôn phải chịu những áp lực rất nặng nề, đối mặt với bệnh tật, cái chết và người nhà của bệnh nhân mỗi ngày. Và tất nhiên, các bác sĩ luôn có xu hướng cảm thấy thế giới thật buồn bã và nặng nề.
  • 5
    Nghệ sĩ, nhà văn, hay công việc trong ngành giải trí

    1379682704-hu0ngl0v3_90201110293525891_0.jpg

    Những nghề nghiệp này mang lại thu nhập thất thường, giờ giấc không cố định và thường xuyên phải chịu sự cô lập. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người sáng tạo thường có tâm lý bất ổn và 9% trong số họ thường xuyên bị trầm cảm. Những người làm trong ngành giải trí thường có trạng thái tâm lý lưỡng cực và bất ổn. Và trầm cảm không hề là một căn bệnh xa lạ đối với những nghệ sĩ khi họ dính vào các vụ scandal.
  • 6
    Giáo viên

    Đòi hỏi dành cho giáo viên ngày càng tăng cao với biết những công việc ngoài giờ dạy như chấm bài hay soạn giáo án. Họ còn phải chịu rất nhiều áp lực đến từ học sinh, phụ huynh và trường học.
  • 7
    Trợ lý

    1379682705-hu0ngl0v3_9020111029352616_0.jpg

    Những người trong các ngành nghề này thường trong tình trạng đối mặt với rất nhiều đòi hỏi công việc và không thể kiểm soát được mọi thứ. Trợ lý thường chịu nhiều áp lực bởi những người chủ vì luôn phải làm theo ý kiến và quan điểm của người khác.
  • 8
    Thợ sửa chữa, bảo trì

    Bạn có muốn là người bị gọi tới chỉ khi có những sai sót xảy ra không? Đó chính là công việc mà các nhân viên sửa chữa, bảo trì phải làm mỗi ngày. Họ phải làm việc vào bất cứ lúc nào mà người khác cần. Tuy nhiên, họ lại nhận lương rất thấp và còn phải đảm nhiệm những công việc khó khăn và đôi khi rất nguy hiểm.
  • 9
    Nhân viên tư vấn tài chính và kế toán

    1379682705-hu0ngl0v3_90201110293526173_0.jpg

    Bạn có thể tưởng tượng ra công việc của những người quản lý hàng triệu đô la của rất nhiều người khác khó khăn như thế nào. Họ phải chịu trách nhiệm cho số tiền lớn mà không thể kiểm soát được mọi rủi ro. Và tất nhiên, nhân viên tư vấn tài chính kế toán có thể phạm tội nếu làm mất tiền khách hàng.
  • 10
    Nhân viên bán hàng

    Rất nhiều người làm công việc bán hàng dựa trên hoa hồng, do đó thu nhập của họ sẽ rất bấp bênh. Thêm vào đó, họ thường phải đi công tác xa và chịu áp lực từ việc bán nhiều sản phẩm cũng như thời gian làm việc kéo dài.
Theo stylist
 
bây giờ ngành nào chẳng phải chịu áp lực , muốn chắc chắn không bị trầm cảm chắc chỉ có nước thất nghiệp :KSV@05: :KSV@05: :KSV@05:
 
×
Quay lại
Top