Thiên Ngân

Love Myself
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/10/2012
Bài viết
1.562
Theo Ezlaw, Hiệp định TPP sẽ là một sự kiện lớn nhất xảy ra với Việt Nam trong 20 năm nay (kể từ thời điểm Việt Nam và Mỹ bình thường quan hệ hóa vào năm 1995).

Bạn có biết Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là gì ?

TPP là một hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và quốc tế. Bạn vẫn muốn biết rõ hơn về TPP? Sau đây là những điều căn bản nhất mà bạn cần biết về hiệp định này.

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


TPP, viết tắt của từ Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương. 12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru, Singapore, Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản.

Hàn Quốc, Colombia, Costa Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác đang có ý định tham gia vào TPP.

TPP bắt đầu từ một thỏa thuận giữa Singapore, Chile, New Zealand và Brunei vào năm 2009, trước khi Hoa Kỳ quyết định tham gia và dẫn đầu

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Ngoài ra, TPP sẽ còn thống nhất nhiều luật lệ, quy tắc chung giữa các nước này, như: sở hữu trí tuệ, chất lượng thực phẩm, hay an toàn lao động…

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và 26% lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu.

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Mỹ muốn TPP sẽ là điểm chốt mới của họ tại châu Á sau nhiều năm Mỹ đã lún quá sâu vào khu vực Trung Đông. Ngoài ra, nhiều học giả còn cho rằng Mỹ muốn sử dụng TPP để tạo ra một nền kinh tế hợp nhất trong khu vực có thể đối trọng lại với sự phát triển quá nhanh của Trung Quốc. Trung Quốc đã có lúc thể hiện ý định muốn tham gia TPP nhưng nhiều điều khoản hiện tại của TPP dường như được thiết kế để cố tình không cho Trung Quốc có cơ hội tham gia vào thỏa thuận này.

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hiện có tới 161 thành viên, vì vậy một trong những nhược điểm của mô hình này là sự khó khăn và dài lâu để tiến đến một thỏa thuận chung liên quan đến bất kỳ vấn đề gì. Hơn thế nữa, TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế vượt qua phạm vi WTO như: chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát các công ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động….

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Hầu hết các thỏa thuận quốc tế là về xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như: Ta có thể nhập khẩu số lượng X hàng hóa với giá Y khi các mặt hàng này đã đủ tiêu chuẩn về chất lượng hoặc lao động. TPP khác vậy. Chính bản thân TPP sẽ tạo ra các điều luật quốc tế có khả năng điểu chỉnh chính sách và hướng đi của luật pháp trong từng quốc gia thành viên. Nói một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng của TPP.

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Thỏa thuận TPP bao gồm 29 chương, trong đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi hàng hóa, dịch vụ, các chương còn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực phẩm và thuốc men…

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Với hiệp định TPP, các công ty, tập đoàn nước ngoài và quốc tế sẽ có khả năng mang chính phủ của các quốc gia thành viên ra tòa án đặc biệt của TPP khi các quốc gia này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với chỉ tiêu của TPP. Tòa án đặc biệt này có toàn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà còn những mất mát về cơ hội trong tương lai của các tập đoàn, công ty quốc tế.

10-kien-thuc-can-ban-ve-hiep-dinh-tpp.jpg


Các thành viên tham gia TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ được tiết lộ những thông tin trên đến các cơ quan chính phủ, tổ chức, và cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư vấn chính sách giao dịch.

Theo Ezlaw
 
tui không nghĩ vào TPP là một quyết định đúng đắt của VN vì nước ta chưa có nhưng công ty lớn xứng tầm chơi với những nước phát triển mạnh như Mỹ, Canada hay Nhật, Úc. Hàng hóa nước ngoài tràn vào VN cũng là lúc xu thế chuộng hàng ngoại ở nước ta được phát triển. Nếu Hàn Quốc nhảy vào cuộc chơi này thì khả năng ta sẽ mất thị trường trong nước là rất lớn. Nhưng dù sao dùng đồ của mấy nước này cũng an tâm hơn đồ Trung Quốc
 
cuộc chơi đang khơi mào...sắp sửa bắt đầu
mở màng sẽ là ngày 25/12/2015 khi chúng ta ký kết thống nhất 10 nước khu vực ASEAN
Cuộc chơi chỉ cho những ai có đủ sức để tham gia...
chiến trường không khoan nhượng
"cắn hay là bị cắn"
 
@namnam54 , Nhưng nếu cứ đợi đến khi mình có đầy đủ mọi thứ thì phải đợi đến bao giờ???
Nước mình có lợi thế trong các ngành nghề và hoạt động sản xuất truyền thống, thâm dụng lao động, như vậy sẽ khó khăn trong việc đứng cạnh các doanh nghiệp sản xuất, chăn nuôi đến từ các nước như Mỹ, Canada,... vì họ có công nghệ hiện đại và sản xuất theo quy mô lowns, tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Cơ hội của ngành nghề này giảm nhưng cơ hội của ngành nghêd khác sẽ tăng mà bạn, như các ngành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin ( viết phần mềm, app, bán ý tưởng công nghệ) hay trong lĩnh vực thương mại điện tử (cốc cốc), vận tải, phân phối,...
Nước ta chưa có nhiều công ty, tạp đoàn xưng
Mình nhìn cái gì cũng hồng lắm, bạn thông cảm :p
 
Có vẻ VN đứng 12 nếu xếp từ trên xuống nhưng k sao, đó là để biết chúng ta đang mình đang ở đâu và có mục tiêu cụ thể để phấn đấu.
Theo mình nghĩ điều quan trọng nhất của VN lúc này là Tiếng Anh. Tiếng Anh làm singapore phát triển kinh khủng đó là do mình nghĩ thôi.
 
Nợ công vượt ngưỡng 1.000 USD mỗi người
Bình quân mỗi người Việt Nam đang gánh 1.016 USD nợ công, tăng 18 USD trong vòng 3 tháng qua, theo tính toán của The Economist.
Số liệu nêu trên được bộ phận nghiên cứu của The Economist cung cấp, và thể hiện trên đồng hồ đo nợ được cập nhật theo thời gian thực. Theo đó, đến ngày 11/10, nợ công của Việt Nam được ước tính ở mức 92,6 tỷ USD, chiếm 46% GDP, tăng khoảng 6,4 tỷ USD trong vòng 3 tháng qua và 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính trung bình, mỗi người dân Việt đang gánh 1.016 USD nợ. Theo thang đánh giá, nợ công Việt Nam vẫn ở mức trung bình. Số liệu trên công cụ này cho thấy, cách đây 10 năm, nợ công Việt Nam là 22,3 tỷ USD, bình quân 268 USD mỗi người. Như vậy, trong một thập kỷ, tổng nợ đã tăng hơn gấp 4.

chart-0-5249-1444562388.jpg

Các chỉ tiêu nợ công của Việt Nam theo tính toán của The Economist.

Nếu tính theo % GDP, tỷ lệ nợ mà The Economist công bố (46%) đang thấp hơn khá nhiều so với số liệu do Bộ Tài chính công bố gần nhất (59,6%). Hồi cuối tháng 9, báo cáo của một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư tính toán nợ công của Việt Nam hiện ở mức 66,4% GDP, song tại buổi họp báo ngày 2/10, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết họ là cơ quan duy nhất có trách nhiệm công bố nợ công, theo quy định của pháp luật.

Hồi tháng 7, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng ra báo cáo về nợ công Việt Nam. Theo đó, tính đến cuối năm 2014, tổng nợ, bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương ước tính là 2,35 triệu tỷ đồng (khoảng 110 tỷ USD). Nếu xét về tỷ lệ tương đối so với GDP (186,2 tỷ USD), nợ công theo tính toán của WB tương đương 59% - xấp xỉ số liệu được Bộ Tài chính đưa ra. Nhưng nếu xét riêng số tuyệt đối, nợ công theo tính toán của WB cao hơn bất kỳ số liệu nào được nêu ra trước đó.

Screen-Shot-2015-10-11-at-6-22-3832-7964-1444562766.png

Nợ công của Việt Nam trong vòng 10 năm qua, theo số liệu của The Economist

Theo WB, toàn bộ dữ liệu về nợ công Việt Nam được thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ. Nếu dựa trên con số này và mức dân số cuối năm 2014 là 90,7 triệu người, bình quân mỗi người dân Việt Nam "gánh" gần 1.212,8 USD nợ công. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tính tới cuối năm ngoái là hơn 2.000 USD một năm.

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á (trừ Lào, Campuchia và Myanmar do thiếu số liệu), tổng nợ công và nợ bình quân Việt Nam vẫn ở mức thấp nhất. Singapore là quốc gia nặng nợ nhất khu vực với trên 336 tỷ USD, theo sau là Indonesia với hơn 301 tỷ USD.

chart-1-4605-1444562766.jpg

Tình hình nợ công của các nước Đông Nam Á, theo số liệu của The Economist.

Singapore cũng là nước có nợ trên GDP lớn nhất Đông Nam Á (93,1%), dù con số này đã giảm so với năm ngoái. Thấp nhất là Indonesia với chỉ 25,9%. Theo The Economist, tổng nợ công toàn cầu hiện đã lên tới gần 57.137 tỷ USD, tăng khoảng 5% so với năm 2014. Nợ công tập trung chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu - eurozone.

Từ năm ngoái, Mỹ đã soán ngôi Nhật Bản thành quốc gia nặng nợ nhất thế giới. Năm nay, nền kinh tế số một thế giới tiếp tục giữ vị trí này với hơn 15.595 tỷ USD, tương đương 91,8% GDP. Số liệu này tăng tương đối mạnh so với năm ngoái (14.100 tỷ USD).

Nợ công Nhật Bản hiện là hơn 12.091 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm ngoái. Tuy nhiên, nợ công trên GDP của quốc gia này vẫn dẫn đầu khi tăng lên 257% và nợ bình quân trên 96.700 USD.

Các nước châu Âu đều có tổng nợ công cao, như Anh (2.800 tỷ USD), Đức (2.792 tỷ USD) hay Pháp (2.504 tỷ USD). Nhưng nếu xét về nợ công trên GDP, Hy Lạp vẫn dẫn đầu với trên 148%, tiếp đó là Ireland với 142%.
 
1 bước tiến dài trên thị trường thế giới
 
VN gia nhập TPP thì hàng hóa vào VN sẽ không còn phải đóng thuế nữa, hàng hóa sẽ đa dạng mà giá lại thấp hơn trước, thế thì tốt cho người tiêu dùng rồi :D
 
×
Quay lại
Top