Tờ giấy nợ của anh nông dân

BoldKirin

Thành viên
Tham gia
5/7/2017
Bài viết
6
Ở một hành tinh nọ trên một hòn đảo có anh nông dân trồng rau. Ăn rau mỗi ngày quá ngán nên anh nghĩ mình đem bó rau đi đổi con cá.

Vì 3 bó rau mới bằng dinh dưỡng của 1 con cá mà anh chàng này chỉ có 1 bó rau, anh này xin thiếu lại vài hôm rau nhà mọc lên thì lại đem qua cho anh ngư dân 2 bó. Anh ngư dân nghe hợp lý nhưng với tính hay quên nên anh ngư dân đòi anh nông dân ghi sổ nợ lại. Anh nông dân ghi sổ lại và đưa giấy nợ cho anh ngư dân. Anh ngư dân đi về nhà với bó rau và tờ giấy nợ 2 bó rau trong tay. Trên đường đi anh lại thèm trứng và người nuôi gà đồng ý đổi 2 quả trứng lấy tờ giấy nợ 2 bó rau vì tin rằng ai cầm được tờ giấy nợ này cũng có được 2 bó rau từ anh nông dân.

Ít lâu sau có người phát minh ra 1 loại giấy nợ chung cho tất cả các hàng hóa. Anh ta dùng 1 tờ giấy có ghi dấu của anh ta và đổi nó lấy tất cả hàng hóa. Về bản chất là anh ta đang nợ tất cả mọi người trong làng. Nếu anh ta là 1 thợ đồng và mọi người đều có nhu cầu dùng đồng thì xem như anh ta nợ mỗi người 1 cục đồng nhỏ.

Nhưng anh ta không phải thợ đồng. Anh ta tuyên bố với mọi người là tờ giấy nợ đó đi đâu cũng đổi được hàng hóa trong đảo. Vậy là anh ta nợ tất cả mọi người trên đảo.

Anh ta có người em làm chúa đảo và người em tuyên bố với toàn đảo: tất cả giấy nợ của anh trai ta được công nhận trên đảo này, các loại giấy nợ khác không được công nhận và anh trai ta sẽ trở thành NHNN (Người hùng nước nhà) hay có tên khác là NHTW (Người hùng tiểu wuỷ)

Chuyện gì xảy ra:

Bất kỳ khi nào toàn bộ người dân trên đảo cầm tờ giấy nợ đến nhà anh thợ đồng đổi toàn bộ giấy nợ thành đồng. Nếu anh thợ không còn đồng để đổi chúa đảo có chịu lấy tài sản của mình để đổi giấy nợ không?

Nếu chúa đảo và anh trai in tờ giấy nợ ấy nhiều hơn số đồng mà họ có sau đó họ tuyên bố với toàn đảo năm nay "làm phá" 50% toàn bộ giấy nợ chỉ còn đổi được 1 nữa giá trị vốn có của nó. Đương nhiên họ sẽ làm 1 cách từ từ theo từng năm. Nhưng hãy tưởng tượng: anh ngư dân đổi 2 con cá lấy 6 tờ giấy nợ, bây giờ với 6 tờ giấy nợ đó anh ta đổi được 1 con cá và tự hỏi: "con cá kia của tôi đâu rồi?"

Khoan nói đến chuyện đem cá hay rau đổi ra giấy nợ thì lập tức bị chúa đảo đến thu ngay 4/10 tờ giấy trên tay hay việc ai đổi quá nhiều giấy nợ trong 1 tháng sẽ bị tịch thu giấy nợ theo công thức do chúa đảo quy định.

Ở các đảo khác trên hành tinh đó các chúa đảo khác cũng làm việc tương tự.

Một chúa đảo xinh đẹp tên Mỹ Mỹ còn cố gắng chứng minh cho các đảo khác thấy mình là người uy tín, đem toàn bộ số đồng trên đảo gởi vào 1 đảo trung lập và thuyết phục với các đảo khác rằng hãy chấp nhận giấy nợ của đảo chúng tôi. Chúng tôi luôn sẳn sàng trả nợ trên giấy nếu các bạn muốn, thậm chí nếu chúng tôi không đủ đồng để trả thì các bạn có thể đến đảo trung lập để lấy số đồng mà chúng tôi đã gởi trên đó…. Về sau giấy nợ của chúa đảo Mỹ Mỹ được nhiều đảo sử dụng nhưng chưa có đảo nào đem toàn bộ giấy nợ đổi thành đồng và cũng chẳng ai biết toàn bộ số đồng của đảo có đủ trả hết cho số giấy nợ trên hành tinh không?

Một chúa đảo khác có cái đảo thuộc hàng rộng lớn nhất hành tinh và dân trên đảo đông nhất hành tinh. Chúa đảo Bông Bông dùng cách khác để thuyết phục các đảo xài giấy nợ của mình. Bông Bông tin rằng đồng thì có giới hạn trong khi dân của Bông Bông rất nhiều, rau của Bông Bông trồng trong 1 năm cũng đủ để trả nợ nếu các đảo khác đem giấy nợ đến đòi. Nghĩa là Bông Bông lấy sức lao động dân mình ra để gán nợ thay vì lấy đồng như Mỹ Mỹ. Về mặt chủ nợ thì giấy của Bông Bông cũng rất hấp dẫn trừ 1 người dân của Bông Bông, hắn biết được câu chuyện và chữi: ”Ậu á, làm dân chứ có phải làm nô lệ đâu mà chúa đảo bọn mày đi vay rồi bắt bọn tao è cổ ra làm mà trả nợ. Chúng mày in giấy nợ đổi lấy 10 viên gạch về thì 2 viên chúng mày xây đường, 2 viên chúng mày xây tượng đài, 6 viên còn lại chia nhau cho con cháu xây nhà bên đảo Mỹ Mỹ.”

Sơ khai giấy nợ ở hành tinh đó là 1 công cụ trung gian để trao đổi hàng hóa và tờ giấy chứng nhận sức lao động của mỗi người. Người làm ra nhiều của cải vật chất mà không dùng hết thì đổi thành giấy nợ để dùng dần. Tờ giấy ấy có nghĩa là xã hội, hoặc ai đó phải trả lại cho người giữ tờ giấy 1 giá trị vật chất tương ứng. Nhưng: Nếu là ai đó viết giấy nợ họ sẽ chịu trách nhiệm với tờ giấy đó; Nếu chúa đảo và anh trai viết, họ nói trách nhiệm trả nợ của toàn dân trên đảo vì đảo này là của dân, nợ này là của dân chúa đảo chỉ thay mặt dân đứng ra quản lý thôi.
Đến 1 ngày hành tinh ấy phát minh ra hệ thống máy vi tính: nhiều người dân ở các đảo khác nhau những người luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của các chúa đảo, họ thuyết phục mọi người rằng hãy đem tờ giấy nợ của quý vị đang có đến đây chúng tôi lưu trữ. Tờ giấy được lưu trữ này có thể quy đổi thành hàng hóa ở bất cứ đảo nào không có chuyện tự ý in thêm giấy nợ, không có sự bảo hộ giấy nợ của các chúa đảo. (Ở hành tinh này hay xảy ra cuộc chiến tỷ giá giấy nợ giữa các đảo lớn.).
Loại giấy nợ điện tử này giải quyết được rất nhiều lo ngại của các cư dân trên hành tinh về hệ thống giấy nợ cũ. Nhưng những vấn đề của anh nông dân và anh ngư dân đặt ra vẫn chưa thấy có lời giải:
Bây giờ tôi đem 1 con cá đổi 1 tờ giấy nợ (hoặc giấy nợ điện tử), vài năm sau tôi có thể đem tờ giấy ấy đổi về con cá không? Ai đó có quyền không đổi hàng hóa như rau và cá mà vẫn có tờ giấy nợ không? như in giấy nợ hoặc “đào giấy nợ điện tử” chẳng hạn? Hàng hóa khi đổi vào và đổi ra có tương ứng chất lượng không? Một ngày nào đó người nông dân không công nhận tờ giấy nợ đó nữa anh ta nói đem giấy nợ đi mà đổi với các chúa đảo, muốn đổi 3 bó rau thì đem 1 con cá qua đây!


Tỉnh giấc mơ anh nông dân lại hỏi anh ngư dân: “đổi con cá lấy 3 bó rau không?”
 
×
Quay lại
Top Bottom