Quy định về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp bảo đảm trong pháp luật hiện hành

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5

Quy định về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp bảo đảm trong pháp luật hiện hành​

Tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ sẽ chỉ phát sinh quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, nhưng trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, sẽ phát sinh nhiều quan hệ liên quan đến các bên khác và sẽ phát sinh ra vấn đề về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp bảo đảm. Như vậy hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này.

Xem thêm: https://everest.org.vn
court-and-trial-vocabulary-english-for-everyone-1567589214108172730096.jpg

Khái niệm hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp bảo đảm​

Hiện nay khái niệm về hiệu lực đối kháng với bên thứ ba chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự. Theo quy định tại điều 297 Bộ luật dân sự 2015 về hiệu lực đối kháng với người thứ ba như sau:

“1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan”.

Có thể hiểu quy định này một cách đơn giản là khi các bên xác lập xác lập giao dịch bảo đảm thì không chỉ có quyền và nghĩa vụ của hai bên được xác lập trong giao dịch , mà trong một số trường hợp còn phát sinh quyền và nghĩa vụ với bên thứ ba đang chiếm giữ hoặc có quyền đối với tài sản bảo đảm .

Ví dụ: Trong trường hợp M là bên vay có thế chấp tài sản là quyền sở hữu nhà ở cho Ngân hàng X nhưng M lại giao căn nhà đó cho C sử dụng, trong trường hợp mà M không đủ khả năng thanh toán và phải xử lý tài sản đảm bảo, Ngân hàng X có quyền yêu cầu C không tiếp tục sử dụng căn nhà để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản đảm bảo.

Xem thêm: luật sư chuyên về tranh chấp đất đai

Những điều kiện để biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba​

Đã xác lập biện pháp bảo đảm: Chỉ khi biện pháp bảo đảm được hình thành thì mối quan hệ giữa hiệu lực hợp đồng biện pháp bảo đảm với hiệu lực đối kháng với người thứ ba mới phát sinh. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 21/2021/NĐ- CP thì “1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.”. Như vậy, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba khi các bên trong quan hệ bảo đảm phát hình thành giao dịch bảo đảm và giao dịch này phải có hiệu lực pháp luật.

Đối tượng của các biện pháp bảo đảm là tài sản: Bởi lẽ trong quan hệ bảo đảm các bên có nghĩa vụ có các biện pháp bảo đảm là những lợi ích vật chất, theo quy định ngang giá thì chỉ có lợi ích vật chất mới bù đắp được cho lợi ích vật chất. Do vậy, đối tượng của các biện pháp bảo đảm thường là tài sản được coi là những lợi ích vật chất.

Hiệu lực đối kháng với bên thứ ba chỉ phát sinh khi biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản, về bản chất của hiệu lực đối kháng được coi là căn cứ để xác định quyền truy đòi tài sản và quyền được thanh toán, buộc các chủ thể khác phải tôn trọng. Đối với những đối tượng của biện pháp bảo đảm mang tính chất nhân thân thì sẽ không phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.

Các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai phải tùy thuộc vào nội dung và tính chất của các biện pháp bảo đảm, tài sản hình thành trong tương lai đó có thể là đối tượng của biện pháp bảo đảm này nhưng không phù hợp với biện pháp bảo đảm khác. Như đối với biện pháp cầm cố, thì tài sản bảo đảm là tài sản đã được hình thành, hiện hữu, phải là vật có sẵn tại thời điểm thực hiện giao dịch, nhưng đối với biện pháp thế chấp thì có thể cho phép thế chấp tài sản đang được hình thành trong tương lai.

Khi biện pháp bảo đảm đã được đăng ký hoặc bên nhận bảo đảm đã nắm giữ tài sản bảo đảm hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.

Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba của biện pháp bảo đảm​

Tùy thuộc vào các biện pháp bảo đảm mà thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba cũng khác nhau. Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Khoản 1 Điều 297 về thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là thời điểm nắm giữ tài sản bảo đảm hoặc thời điểm chiếm giữ tài sản bảo đảm hoặc thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm.

Các biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba tại thời điểm đăng ký các biện pháp bảo đảm là: Thế chấp tài sản, Cầm cố bất động sản .Bảo lưu quyền sở hữu

Các biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba tại thời điểm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm là: Cầm cố động sản, Đặt cọc, Ký cược, Ký quỹ.

Xem thêm: tư vấn luật lao động miễn phí dành cho doanh nghiệp
 
×
Quay lại
Top Bottom