Nghệ thuật “ngã xe”

hoangbk93

Thành viên
Tham gia
5/7/2016
Bài viết
2
Ngã thế nào cho đúng?

3 yếu tố quan trọng nhất về việc ngã xe:

– Bạn làm gì lúc bắt đầu bị ngã.

– Làm thế nào để mọi thứ không trở nên tồi tệ hơn.

– Bạn thấy gì từ những cú ngã.

  1. Chuẩn bị tinh thần để… ngã
Hãy bắt đầu với yếu tố thứ 3 trước tiên, nếu là 1 tay đua, bạn luôn phải chuẩn bị tinh thần cho những cú ngã. Chắc chắn là chả ai muốn ngã cả, nhưng bạn bắt buộc phải chuẩn bị tinh thần để ngã, chính điều này tạo nên sự khác biệt. Bạn chạy xe mô tô, và nếu còn đua xe nữa thì sớm muộn gì cũng phải ngã. Ngã xe chính là nỗi sợ hãi đi kèm với sự thích thú khi chạy xe. Nếu bạn lúc nào cũng sợ ngã – Bạn càng dễ bị ngã.

nghe-thuat-nga-xe.jpg


Mấu chốt là ở chỗ đó, giống như tình trạng “khóa mục tiêu” ( target fixtation), khi bạn chỉ nhìn chăm chú vào thứ mà bạn không muốn đâm vào, mà chẳng thể nhìn ra lối thoát, thì trước sau gì bạn cũng đâm vào thứ đó. Khi chạy xe, nếu lúc nào bạn cũng chăm chú vào ý nghĩ “ Đừng ngã nhé!”, nó sẽ làm bạn mất tập trung, và như vậy thì rất dễ ngã vì bạn có thể mắc lỗi khi điều khiển xe.

Một lần nữa, phép màu của việc ra quyết định (decision) lại được thể hiện. Bạn ra một quyết định đơn giản : “ Mình có thể ngã chứ, ở bất cứ đâu, vào bất cứ khi nào, phải rồi, chấp nhận đi!”. Nhìn vào mọi thứ và tự nhủ rằng: “ Đúng, mình có thể ngã vào tất cả những thứ này, mình có thể gãy xương, có thể lê lết trên đường, hoặc tệ hơn là mất mạng”. Với mọi tay lái, ngã xe là chuyện quá bình thường. Tôi (tác giả) sẽ chẳng dạy ai đua xe nếu anh ta không muốn bị ngã.

  1. Ngã là… điều đương nhiên
Tôi nhắc lại, chả ai muốn ngã cả, ai cũng đã từng ngã, ít ra là một lần, và nó đến…rất tự nhiên. Cách duy nhất tạo nên sự bảo đảm cho việc ngã (falling insurance), là chấp nhận nó. Nếu bạn ngã, thì những việc sau đây là cách tốt nhất để hạn chế thiệt hại về người và của.

  1. Buông xuôi
Mặc kệ cái xe đi!

Cái xe to và nặng hơn bạn nhiều, và chắc chắn là nó sẽ đập xuống đất rồi lê lết đi xa hơn bạn nhiều. Nếu bạn vẫn bám vào cái xe thì tất nhiên là sẽ bị kéo đi theo nó. Thực ra, bạn muốn thu mình lại (giống như nấp chiếc xe) để bộ racing suit của bạn không bị rách lỗ chỗ. Nhưng hãy nhớ rằng, xung quanh cái xe có vô số thứ nhô ra ( tay lái, gác chân chẳng hạn), những thứ đó có thể đập xuống đường, mắc vào đâu đó và làm chiếc xe lộn nhào. Nếu bạn vẫn cố kẹp chặt cái xe, thì bạn sẽ chịu chung số phận với nó. Nếu bạn buông cái xe ra, nó sẽ đi tiếp, còn bạn sẽ dừng lại ở đâu đó.

nghe-thuat-nga-xe-1.jpg


Thả lỏng người!

Nếu ngã rồi, thì hãy thả lỏng người, đừng làm gì cả! Khi bạn thả lỏng, cơ thể bạn sẽ buông xe một cách tự nhiên. Nếu bạn cố xoài tay xoài chân để chống lại cú ngã, thì rất có thể bạn sẽ bị bật lên hoặc lộn nhào. Ngoài ra, nếu bạn gồng cứng cơ thể, bạn sẽ dễ bị gãy xương. Ngược lại, nếu bạn thả lỏng và thư giãn, rồi trượt đi như một con búp bê bằng vải, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ gãy xương.

Việc thư giãn khi ngã sẽ làm mềm cơ thể và để nó tiếp xúc với mặt đường nhiều hơn, đồng thời dàn đều lực va đập ra một diện tích rộng hơn. Ví dụ, bạn nặng 60kg rồi bạn ngã và lấy một bàn tay để chống lại, thì phần lòng bàn tay rộng 7,6 cm đó sẽ đỡ cả 60kg cân nặng của bạn (nếu chỉ tính riêng trọng lực), tức là gần 10 kg/1cm, lực này còn lớn hơn nhiều nếu được bổ sung bởi tốc độ. Ngược lại, nếu ngã mà lưng, chân, tay cùng đập xuống đường, thì 150 pounds đó sẽ dàn đều trên diện tích rộng hơn rất nhiều giúp bạn giảm bớt được tối đa những chấn thương do ngã xe bị động gây ra.

Thả lỏng người sẽ dàn đều va đập ra một diện tích rộng hơn. Đây là nguyên tắc quan trọng được các biker kì cựu và các đấu sĩ võ thuật tự do sử dụng để giảm đau và giảm chấn thương…

Nhiều người có nói rằng, có một trường hợp “siêu ngoại lệ” khi ngã! Đó là lúc ngã, biker trèo lên chiếc xe và trượt theo nó (tình huống này đã từng xuất hiện trong 1 bộ phim hành động nào đó mà 24HXE chẳng thể nào nhớ nổi ^ ^) khi đó biker sẽ không tiếp xúc với mặt đường, và như vậy sẽ không bị đau… bạn hoàn toàn có thể làm như thế nếu bạn là Captain America hay Black Widow hoặc 1 ít ra cũng phải là 1 tay đua MotoGP “nhỏ bé”. Còn nếu không thì 24HXE khuyên bạn đừng bao giờ thử kỹ năng chỉ xuất hiện trên phim ảnh hoặc trên những trường đua chuyên nghiệp này

nghe-thuat-nga-xe-2.jpg


High – siding

Nhưng nếu bạn nghĩ mình có “siêu năng lực” thì tùy bạn thôi, nhưng nên nhớ rằng, cú ngã tệ nhất là khi chiếc xe đang trượt ngang rồi bất ngờ bị mắc lại ở đâu đó, nó sẽ lật rất nhiều vòng. Nếu bạn ở trên xe những lúc như thế, bạn sẽ tận hưởng giây phút được phóng vào không trung (như tên lửa). Cái này gọi là high – siding, nghĩa là ngã mà bị tung lên trên không. Ngược lại, khi vào cua, nếu lốp trước bị trượt, bạn ngã sụp người xuống đường, đó gọi là low – siding.

nghe-thuat-nga-xe-4.jpg


Low – siding

– Khi ngã, nhớ buông xe. Đừng bao giờ cố bám lấy xe. Nên nhớ! Xe hỏng có thể sửa chữa, mua mới – Nhưng nếu người “hỏng” thì chẳng thể nào mua mới, “thay thế phụ tùng” được đâu bạn nhé. Và bạn nên hiểu rằng, bám theo xe sẽ khiến hành trình “ma sát” giữa cơ thể bạn với mặt đường sẽ kéo dài đáng kể chưa kể chính chiếc xe sẽ khiến bạn có thêm những nguy hiểm chết người.

– Khi ngã, hãy thả lỏng người, việc này giúp dàn đều xung lực ra nhiều vùng của cơ thể, hạn chế được gãy xương. Thà làm xây xước khắp người còn hơn là rách toạc 1 chỗ hoặc đen đủi hơn là gãy… vài chỗ!

Dừng lại trước khi đứng dậy

Một điểm đặc trưng của ngã xe là bạn khó mà biết được lúc nào bạn sẽ dừng lại, cho nên tên của phần này nghe hơi lạ, nhưng đó là sự thật. Khi ngã, chất lỏng tiền đình – điều khiển sự thăng bằng và cảm giác chuyển động, sẽ bị xóc mạnh và rối loạn. Bạn có thể nghĩ là mình đã dừng lại trong khi vẫn đang trượt trên đường với tốc độ 80km/h. Có thể bạn sẽ ra một quyết định điên rồ là đứng dậy mặc dù bạn chưa dừng lại được. Điều này đã xảy ra với tôi (tác giả) và tôi đã thấy nó xảy ra với những người khác. Lúc đó, bạn sẽ bật lên bật xuống từng quãng 4, 5 mét như một như chú Kangooro vậy. Để tránh cảm giác này, bạn cần đếm đến 3 kể từ lúc bạn nghĩ là mình đã dừng lại, rồi nhìn xung quanh xem trời đất đã hết quay cuồng và… trở lại bình thường chưa! Nếu thấy mọi thứ đã hợp với định luật vạn vập hấp dẫn thì hãy bình tĩnh đứng dậy thật chậm.

(Xem thêm tin tức về thi bang lai xe a1, thi bang lai a2 tại >>>> https://thibangxemay.net/ )

Tập ngã

Như đã nói ở trên, hãy thư giãn và chuẩn bị tinh thần để bị ngã bằng cách thực hiện theo đúng những bước sau:

– 1. Đứng giữa một căn phòng lót thảm dầy hay đứng trên đệm, hoặc ở 1 phòng tập thể hình có đặt thảm đấu vật.

– 2. Dang ngang 2 tay song song với mặt đất.

– 3. Điều khiển các cơ thả lỏng hoàn toàn và thả 2 tay rơi xuống. Nếu bạn cảm thấy bất kì lực cản nào được sinh ra (từ các cơ) khi thả tay, hãy làm đi làm lại đến khi bạn cảm thấy 2 tay rơi xuống 1 cách tự do.

– 4. Đứng giữa phòng, thả lỏng toàn bộ cơ thể và để nó ngã ra một cách tự nhiên. Nếu bạn thực sự làm đúng, thì bạn sẽ không thể ngã sấp ra phía trước hoặc ngửa ra phía sau được đâu, mà đầu gối sẽ khuỵu xuống trước tiên, rồi bạn sẽ ngã xoài ra trên sàn nhà. Làm đi làm lại chừng nào bạn cảm thấy bạn ngã xuống khi thả lỏng toàn bộ cơ thể.

– 5. Nếu bạn muốn sáng tạo hơn trong bài tập này, bạn có thể ngã xuống thảm khi đang đi bộ, hoặc đang chạy. Nếu sợ ngã thì hãy làm trên một cái thảm nhún lò xo (trampoline). Mấu chốt là tập ngã khi thả lỏng để dàn đều lực va đập ra khắp cơ thể. Tôi đã “thử” kĩ thuật này ở vận tốc hơn 130mph trên mặt đường rồi!

Tất cả những tay đua kinh nghiệm nhất cho tới những biker từng trải đều khẳng định rằng trong hầu hết các trường hợp ngã xe máy nếu thả lỏng người trong khi ngã sẽ thì bạn có cơ hội hạn chế được chấn thương.

Sau khi ngã

Nếu bạn cố gắng để bò ra khỏi đường đi, bạn càng dễ bị đâm. Hãy nhìn từ góc độ của những riders khác, tất nhiên họ sẽ có nhiều cơ hội để tránh bạn hơn nếu bạn nằm im một chỗ. Nếu bạn hoảng sợ rồi đứng dậy di chuyển, họ sẽ chẳng biết bạn muốn chạy đi đâu. Nếu bạn dừng lại, họ sẽ biết đường mà tránh. Do vậy, thà bị cái xe cán qua chân, còn hơn là bị nguyên cái xe húc vào người khi bạn đứng dậy.

Trung tâm thi bang lai xe may Thăng Long khuyến khích các bạn nên rèn luyện kỹ năng “ngã” ngay những khi có thể! Bởi kỹ thuật thả lỏng người trong khi ngã giống như việc bạn đội chiếc fullface mỗi khi chạy xe vậy. Những lúc bình thường bạn sẽ thấy nó thật “bình thường” – Nhưng khi xảy ra tai nạn bạn sẽ cảm thấy việc có được chiếc mũ fullface là điều tuyệt vời nhất trong cuộc đời mình.

Chúc các bạn lái xe an toàn!
 
×
Quay lại
Top Bottom