Một ngày của những nữ tù làm lông mi giả ở Huế

KuroTsuki

♥•.°ღ°.•Kuro Tsuki•.°ღ°.•♥
Tham gia
17/8/2010
Bài viết
1.107
Nghề làm lông mi giả từ lâu nay đã gắn bó với các nữ phạm nhân trong trại giam Bình Điền (Thừa Thiên - Huế). Đây là nghề đã giúp các chị có thể tự tin hội nhập với xã hội sau khi mãn hạn tù.

t393672.jpg

Hầu hết các nữ tù đều cố gắng học nghề làm mi giả để sau khi mãn hạn tù làm kế sinh nhai.

Trại giam Bình Điền (huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) thuộc Bộ Công an, hiện đang giam giữ gần 2.500 phạm nhân trong cả nước. Không chỉ giáo huấn, cải tạo những đối tượng trộm cắp, chém, giết, buôn bán ma túy, hút, chích, mại dâm… đây còn là nơi giúp phạm nhân học nghề để sau mãn hạn tù có thể tìm lại cuộc sống qua công việc.

Với các nữ tù ở trại giam Bình Điền này, đa số đều chọn nghề làm lông mi giả để học và làm nhằm cải thiện thu nhập. Dưới sự chỉ dẫn của các nữ quản giáo, các chị sẽ được hướng dẫn làm các khâu như xếp lông mi, gắp, dán và lên khuôn sản phẩm.

Mặc dù các chị vẫn trong thời gian quản giáo, cải tạo, nhưng theo quy định của trại giam, mỗi ngày nếu ai làm được hơn 20 cặp lông mi giả sẽ được thưởng 500 đồng. Số tiền này không phải là lớn song nó là niềm động viên giúp các chị hăng say làm việc hơn và cố gắng cải tạo thật tốt, học nghề thật giỏi để sau này có thể giúp ích cho cuộc sống của chính bản thân mình.

Nhiều chị làm tốt đã cải thiện được bữa ăn qua số tiền ít ỏi. Thậm chí, đã có nhiều chị làm tốt nghề cộng với cải tạo tốt đã được mãn hạn tù sau một thời gian ngắn.

Chị Vi Thị Thanh (quê ở Tương Dương, Nghệ An) ở tù 5 năm vì tội tàng trữ chất ma túy tâm sự: “Trước đây, do không có nghề nghiệp gì nên sinh thói hư tật xấu. Vào trại, qua hơn 1 năm đã học được nghề làm mi giả, rất hay mà lại phù hợp với người phụ nữ nên tôi đã rất nỗ lực. Khi hết hạn tù, tôi sẽ cố gắng về nhà mở một xưởng nhỏ chuyên sản xuất lông mi làm đẹp cho chị em phái nữ”.

Theo đại tá Nguyễn Việt Hùng, Trưởng Giám thị Trại giam Bình Điền: Hiện trại giam Bình Điền có hơn 200 nữ phạm nhân đang chọn học nghề làm mi giả. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là giáo dục và cảm hóa được phạm nhân. Trại đã tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề và cấp chứng chỉ cho phạm nhân, nhằm giúp họ sau này tìm được việc làm lương thiện và ổn định.

Và một điều đáng phấn khởi đó là đã có rất nhiều nữ phạm nhân sau khi ra tù đã mở quán làm mi giả, đăng ký làm công nhân cho xí nghiệp sản xuất lông mi...để gây dựng lại cuộc sống. Và rất ít trong số các chị có người phạm tội thêm lần nữa.

(Báo Dân Trí)
 
×
Quay lại
Top Bottom