DU HỌC ĐỨC 2020 ( CHỈ DẪN TỪ A – Z )

toneyphongtran

Thành viên
Tham gia
6/12/2019
Bài viết
1
Du học Đức 2020 đang trở thành “cơn sốt” nóng hơn bao giờ hết không chỉ vì học phí và chi phí sinh hoạt thấp, visa dễ dàng mà xứ sở của bia còn trở nên “HOT” hơn bởi môi trường và lối sống sôi động, người dân vô cùng thân thiện cùng thời tiết vùng Địa Trung Hải quanh năm nắng ấm. Hãy cùng giải mã những nhân tố chính tạo nên sức nóng của Du học Đức

Du Học Đức Cần Những Gì ?

1. Điều kiện chung du học Đức 2019 – 2020
  • Tốt nghiệp thpt, trung cấp, cao đẳng, đại học .. ( Đối với du học nghề ) , tốt nghiệp đại học hoặc thi đậu vào một trường đại học ( Đối với du học hệ đại học )
  • Có đủ sức khỏe, không bị viêm gan B, C
  • Không có tiền án, tiền sự
2. Hành trang du học Đức

Khi du học tại Đức cần chuẩn bị những gì? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đức là quốc gia lý tưởng trong học tập, nghiên cứu của nhiều sinh viên. Vậy nên, các sinh viên cần có sự chuẩn bị kỹ trước khi lên đường du học. Hãy cùng tìm hiểu khi du học Đức chúng ta phải làm những gì nhé!

Hàng trang để bắt đầu cuộc sống mới tại Đức rất nhiều. Tuy nhiên không thể mang tất cả những điều cần thiết mà chỉ mang theo ở một giới hạn cho phép: hành lý tiêu chuẩn là trọng lượng nhỏ hơn 40 kg và hành lý xách ta nhỏ hơn 7 kg.

Chuẩn bị giấy tờ tùy thân khi du học Đức.
  • Bản copy Visa, hộ chiếu
  • Gửi bản scan Visa, hộ chiếu vào mail để dùng trong mọi trường họp khẩn cấp
  • Mang theo chứng minh nhân dân gốc để đề phòng trường hợp mất hộ chiếu. trường hợp này CMND có giá trị chứng minh lý lịch cá nhân và quốc tịch nhanh chóng và giúp việc cấp phát lại hộ chiếu sẽ dễ dàng hơn.
  • Kẹp hộ chiếu chung với thông tin cá nhân để khi bị mất người nhặt có thể dễ dàng liên lạc với bạn.
  • Nên copy hồ sơ và các giấy tờ liên quan thành nhiều bản.
Chuẩn bị quần áo khi du học Đức.
  • Cần mang ít nhất 2 bộ quần áo lịch sự mà khi mặc bạn cảm thấy tự tin.
  • Bộ trang phục này được sử dụng trong hội nghị, các hoạt động lớn,..
  • Chuẩn bị ít nhất 2 bộ quần áo chống rét vì tai Đức có 2 mùa Lạnh và nóng.
  • Và một số phụ kiện khác như: tất, găng tay, khăn,..
Chuẩn bị đồ dùng cá nhân.
  • Một số loại thuốc: cảm, đau đầu, sổ mũi, đau họng,…
  • Một quyển từ điển Việt – Đức
  • Một cái balo giúp mạng những đồ vật nhỏ
Những đồ vật không cần mang theo khi du học Đức.
  • Bạn không nên mang theo những đồ vật dễ mua
  • Không nên mang theo những vật dụng có kích thước và trọng lượng lớn, vì chúng rất tốn không gian và diện tích của túi đựng.
  • Không nên mang những vật có thời gian sử dụng ngắn.
  • Nên mang theo những đồ dùng có độ bền cao vì làm vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí khi du học Đức.
  • Không nên mang theo những vật dụng không cần thiết vì qua bên Đức bạn sẽ mua chúng với giá rẻ.
3. Cách chia đồ đạc khi chuẩn bị hành trang du học Đức.

Xác định được cụ thể cân nặng hành lý được mang theo thì đóng gói đồ như sau: Chia làm 1 hoặc 2 Vali tuỳ theo cân nặng.

Chia đồ cần mang làm 3 loại như sau:

Loại 1: Đặc biệt cần thiết cần thiết, không thể không mang
Loại 2: Tương đối cần thiết
Loại 3: Không mang thì tiếc, mang theo thì nặng
  • Xếp Vali theo 3 lớp theo thứ tự từ 1 đến 3 từ dưới lên. Để đến lúc ra sân bay có thể nhanh chóng, dễ dàng mở vali vứt đồ không cần thiết mà không phải bới tung khi vượt quá cân nặng cho phép.
  • Nên để vài bộ quần áo hàng ngày ở vali xách tay, để trong những ngày đầu nếu chưa đến được chỗ ở cố định thì ko phải dỡ vali lớn ra mà vẫn có cái dùng.
  • Để tránh trường hợp thất lạc Vali, in một tờ giấy khổ A4 hoặc tự ghi tên tuổi, địa chỉ mình sẽ đến và dán trên Vali.
  • Cần chuẩn bị sẵn tiền mặt (nếu đổi được thì mang tiền lẻ loại 5, 10, 20 €, vì một số loại máy bán vé tàu tự động chỉ nhận tiền mệnh giá nhỏ) để mua những đồ còn thiếu. Chẳng hạn mua thêm nồi niêu, xong chảo, chăn, gối, mắc áo, xà phòng,
♦ Du Học Đức Miễn Học Phí

1. Du học đại học miễn học phí

Điều kiện du học đại học Đức

Học sinh tham gia Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2017 hay trở về sau cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
  • Tham gia và đỗ Kỳ thi THPT Quốc gia với các bài thi độc lập: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn phù hợp (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Không chấp nhận dùng Chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ.
  • Tại Kỳ thi THPT Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.
  • Trúng tuyển vào Hệ đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  • Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và học thêm thành công bốn Học kỳ Đại học chính quy thì có thể được
  • Chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành, hoặc Chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.
  • Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  • Nếu Tốt nghiệp hệ Cao đẳng và thi chuyển tiếp lên Đại học thành công (Học kỳ thứ năm) thì có thể được chuyển thẳng vào năm thứ nhất một Trường Đại học trong cùng nhóm Ngành.
  • Nếu đạt được các điều kiện tại (1.) và có Chứng chỉ DSD I hoặc DSD II và xác nhận của Điều phối viên DSD thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học và không bị giới hạn nhóm Ngành.
Thông báo dành cho Học sinh, Sinh viên cần thi lại Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 hay trở về sau

Nếu không đỗ hay không đạt yêu cầu trong các Kỳ thi THPT Quốc gia trước đó và cần thi lại để xét tuyển Đại học năm 2017 hay trở về sau, yêu cầu đối với các Sinh viên này không khác những Học sinh thi Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017:
  • Tham gia và Kỳ thi THPT Quốc gia với các bài thi độc lập: Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp tự chọn (tổ hợp Khoa học Tự nhiên: Vật lý, Hóa học, Sinh học hay tổ hợp Khoa học Xã hội: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân). Không chấp nhận dùng Chứng chỉ Ngoại ngữ để thay thế bài thi Ngoại ngữ.
  • Tại Kỳ thi THPT Quốc gia phải đạt tổng điểm thi tối thiểu là 36 (tính sáu môn thi xét Tốt nghiệp, không nhân hệ số, không làm tròn), trong đó không môn thi nào dưới 4 điểm và có ít nhất bốn môn thi không dưới 6 điểm.
  • Trúng tuyển vào Hệ đào tạo Đại học Chính quy tại một Trường Đại học Việt Nam thì có thể được chuyển vào Dự bị Đại học trong cùng nhóm Ngành.
Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia 2019

Do Kỳ thi THPT Quốc gia năm2019 dự kiến sẽ không có thay đổi nhiều so với Kỳ thi THPT Quốc gia các năm 2017 và 2018, nên điều kiện cơ bản cho năm 2019 khả năng lớn cũng sẽ không thay đổi:
  • Tham gia thi với ba môn thi độc lập và ba môn thi trong tổ hợp tự chọn phù hợp
  • Tổng điểm thi sáu môn trên ≥ 36 điểm
  • Không môn thi nêu trên < 4 điểm
  • Có ít nhất 4 môn thi nêu trên ≥ 6 điểm
  • Thông báo trước cho mọi người biết để chuẩn bị được tốt.
Vài lưu ý

Để nộp Hồ sơ thẩm tra APS, đối với những ai vừa tham gia thi Kỳ thi THPT Quốc gia xong, bên cạnh Đơn, lệ phí (150 USD) và các Giấy tờ đơn giản khác chỉ cần nộp:
  • Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy chứng nhận Tốt nghiệp THPT hay tương đương.
  • Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy chứng nhận kết quả thi Kỳ thi THPT Quốc gia.
  • Bản sao chứng thực và bản dịch công chứng của Giấy báo trúng tuyển Đại học hay tương đương.
  • Chứng chỉ tiếng Đức hay kết quả TestAS không cần thiết phải nộp trong Hồ sơ APS. Tuy nhiên các Trường Đại học Đức sẽ yêu cầu Chứng chỉ tiếng Đức và kết quả TestAS khi nộp Hồ sơ xin nhập học.
  • Để thẩm tra được nhanh, nên nộp Hồ sơ thẩm tra càng sớm, càng tốt: Trước tháng hai năm sau, sau khi thi Kỳ thi THPT Quốc gia.
Nên dịch công chứng theo các bước
  • Sao chứng thực bản chính Hồ sơ cần dịch tại các UBND cấp Phường, Xã trở lên.
  • Dịch công chứng Hồ sơ đã được sao chứng thực này sang tiếng Anh hay tiếng Đức tại một Văn phòng dịch thuật công chứng hoặc các Phòng Tư pháp cấp
  • Quận, Huyện trở lên.Tức mỗi bản dịch công chứng sẽ có một bản sao chứng thực được giáp lai lại.
2. Du học nghề Đức miễn học phí

Điều kiện du học nghề Đức
  • Đối tượng nam, nữ có độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi đã tốt nghiệp THPT. Đối tượng nam, nữ có độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi với học viên đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học. Có quá trình học tập và làm việc liên tục.
  • Sức khỏe đạt theo tiêu chuẩn của Bộ y tế.
  • Không mắc một số loại bệnh như viêm gan B, C và các bệnh truyền nhiễm.
  • Không có tiền án tiền sự.
  • Trình độ tiếng Đức thấp nhất là A2. Ưu tiên những người có chứng chỉ A2, B1 tiếng Đức theo khung tham chiếu của Châu Âu.
3. Cơ hội nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình học tại Đức

Đức được biết đến với nền kinh tế lớn nhất châu Âu, lớn thứ tư Thế giới. Chính điều này góp phần giúp cứu trợ những nước trong khu vực.

Sau khi tốt nghiệp, cơ hội để sinh viên ở lại Đức làm việc là không phải quá khó bởi vì Đức là một trong các quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất Châu Âu với nhiều công việc sẵn có thuộc tất cả mọi lĩnh vực.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có rất nhiều cơ hội ở lại làm việc tại Đức và chính phủ tạo điều kiện gia hạn visa cho sinh viên. Đức có một thị trường việc làm sôi động, hiện nay có đến 500 Công ty lớn nhất thế giới có mặt ở Đức trong tổng số 45.000 công ty nước ngoài.

Mức lương thì tùy thuộc vào việc sinh viên sống ở khu vực nào trên nước Đức. Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường có việc làm chính thức ở Đức thì mức lương từ khoảng 2.000-3.000 EUR/ tháng. Còn đối với người có kinh nghiệm khoảng từ 4-5 năm với trình độ cao, mức lương sẽ khoảng 4.000-5.000 EUR/ tháng hoặc có thể cao hơn.

♦ Du Học Đức Hết Bao Nhiêu Tiền?

1. Du học Đại Học

Các chi phí du học Đức bắt buộc
  • Phí Dịch thuật, Công chứng
  • Khi làm thủ tục du học, tất cả các loại giấy tờ, bằng cấp của bạn phải được dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh, và công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.
  • Phí dịch thuật: 120,000 VNĐ / tờ đầu tiên, các tờ sau là 20,000 VNĐ / tờ
  • Phí công chứng: 20,000 VNĐ / con dấu
  • Lệ phí TestAS
Bài kiểm tra TestAS được dùng để đánh giá năng lực học đại học của sinh viên nước ngoài tại Đức. Ngoài ra, đây cũng là một trong các yếu tố để các trường đại học tại đây xét tuyển ưu tiên đầu vào.

Phí Test AS: 80 EURO / lần
  • Lệ phí APS
APS là một trong các loại chi phí du học Đức bắt buộc đối với các bạn du học bậc đại học tại đây. APS sẽ thẩm tra xem các du học sinh nước ngoài có đủ điều kiện để được nhập học bậc đại học tại đây không. Bạn sẽ được cấp một giấy chứng nhận nếu vượt qua được kỳ thẩm tra này, và giấy chứng nhận này có hiệu lực mãi mãi.

Phí APS: 150 USD / lần
  • Lệ phí Visa: 75 EURO / lần
  • Vé máy bay Việt Nam – Đức: 1.000 EURO / một chiều
Các loại chi phí du học Đức khác

Học phí học tiếng Đức
  • Có 6 cấp độ tiếng Đức, đó là: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Để tham gia các khóa học thông thường tại Đức, tối thiểu bạn cần phải có chứng chỉ là A2.
  • Học phí học tiếng Đức tại Việt Nam: dao động khoảng từ 10 triệu / cấp độ
  • Học phí học tiếng Đức tại Đức: 1,500 EURO / tháng
Lệ phí mở Tài khoản Ngân hàng tại Đức (nếu cần)
  • Mở tài khoản ngân hàng tại Đức là một trong các phương thức để chứng minh tài chính khi du học. Tại Việt Nam, bạn có thể mở tài khoản tại hai ngân hàng sau: Deutsche Bank tại Đức, và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank).
  • Theo quy định, tài khoản của bạn phải có tối thiểu 4,000 EURO, và phải được mở 6 tháng trước khi đi du học.
Lệ phí uni-assist: khoảng 100 EURO / lần
  • Đây là loại lệ phí bạn phải đóng khi gửi đơn đăng ký học đại học tại Đức. Trung tâm Dịch vụ cho các đơn đăng ký Đại học Quốc tế (Arbeits – und Servicestelle für internationale Studienbewerbungen) sẽ tiếp nhận và xử lý các đơn này nhanh chóng, sau đó trả kết quả về cho bạn.
  • Phí: 100 EURO / lần
2. Du học nghề

Chi phí học & thi tiếng Đức tại Việt Nam:

Đối với các chương trình du học nghề, trình độ tiếng Đức được yêu cầu là B2 tuy nhiên để đạt được trình độ trên tại Việt Nam trong thời gian ngắn thì thực sự rất khó. Chính vì thế, thay vì chọn học B2 tại Việt Nam, nhiều bạn học sinh cũng có thể học B2 tại Đức trong 6 tháng để đảm bảo chất lượng.

Chi phí dịch vụ và hoàn thiện hồ sơ du học nghề Đức tại Việt Nam:

Khác với chương trình du học Đức – học sinh có thể tự tìm trường và làm hồ sơ thì chương trình du học nghề lại đòi hỏi phức tạp hơn không chỉ liên quan đến các trường dạy nghề mà còn các cơ sở thực hành, trung tâm dạy tiếng,… Chính vì lí do đó, các bạn học sinh thường phải nhờ đến sự giúp đỡ của các Công ty:
  • Phí dịch thuật công chứng, CPN hồ sơ
  • Chi phí hoàn thiện giấy tờ hồ sơ bao gồm: Phí khám sức khỏe, phí làm lý lịch tư pháp
  • Học phí lớp kiến thức nền
  • Lớp luyện phỏng vấn Tập đoàn & Visa
  • Lệ phí Visa
  • Vé máy bay
  • Phí đăng ký giữ chỗ học nghề tại Đức
  • Phí thẩm định giấy tờ tại Đức, phí xin giấy gọi học tiếng, phí xin giấy gọi trường học nghề, phí xin hợp đồng lý thuyết, phí xin hợp đồng thực hành
  • Phí tìm nhà và xin hợp đồng nhà
  • Phí đăng ký với bộ Lao Động và xin giấy phép Lao Động
  • Đưa đón sân bay hỗ trợ ban đầu
  • Hướng dẫn các thủ tục hành chính khi mới đến Đức
  • Phí quản lý học sinh trong suốt 4 năm học tại Đức (1 năm học tiếng + 3 năm học nghề)
Phí chứng minh tài chính

Theo quy định của Đại Sứ Quán Đức, một trong những điều kiện bắt buộc khi nộp nộp hồ sơ xin Visa chương trình du học nghề Đức là: Đảm bảo chi phí sinh hoạt/ Chứng minh có đủ khả năng tài chính. Vây hồ sơ chứng minh tài chính sẽ bao gồm:
  • Thông tin về nơi ở dự kiến và tiền thuê nhà
  • Một tài khoản phong tỏa chứng minh tài chính
  • Tùy từng nghề như Điều dưỡng, Nhà hàng, Khách Sạn, Đầu Bếp, Cơ khí,… và tùy thuộc vào khoảng thời gian học tiếng B2 tại Đức mà khoản tiền chứng minh tài chính sẽ khác nhau. Mức tối thiểu phải có 4800 Euro trong tài khoản phong tỏa.
♦ Quy Trình Du Học Đức ( 8 bước du học Đức )

Nếu bạn đang tự hỏi về những gì bạn cần làm để học tập ở Đức và bạn bối rối bởi lượng thông tin có sẵn về những bước bạn cần thực hiện, bạn đã đến đúng nơi.

Chúng tôi đã đơn giản hóa quá trình học tập tại Đức khi là sinh viên quốc tế thành 8 bước bạn cần trải qua. Thực hiện theo 8 bước một để theo dõi bạn đang ở đâu ngay bây giờ và những gì bạn cần làm để biến giấc mơ du học Đức thành hiện thực.

1. Tìm một chương trình học

Bắt đầu tìm hiểu ít nhất 3 tháng trước khi quyết định
  • Tìm một trường đại học và chọn một chương trình học phù hợp với sở thích của bạn là bước đầu tiên để lập kế hoạch học tập tại Đức .
  • Đây không phải là một vấn đề lớn bởi vì có rất nhiều trường đại học và vô số chương trình học có sẵn – và chất lượng của chúng chắc chắn là đẳng cấp thế giới. Bất kể bạn muốn đi theo hướng nào trong cuộc sống, chắc chắn sẽ có một chương trình học phù hợp với nguyện vọng học tập và kế hoạch tương lai của bạn.
  • Nhưng, việc tìm một trường đại học và một chương trình học tập có thể mất nhiều thời gian nếu bạn chưa suy nghĩ nhiều về vấn đề này trước khi bắt đầu quá trình nộp đơn xin học ở Đức. Số lượng lớn các khóa học có sẵn có thể là một trong những lý do bạn chưa đưa ra quyết định.
  • Chúng tôi khuyên bạn nên suy nghĩ về chương trình học ít nhất 3 tháng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Khoảng thời gian này là đủ để cho phép bạn quét tất cả các trường đại học Đức cung cấp các khóa học liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn.
  • Khi bạn tìm thấy những trường đại học Đức đó, bạn có thể tập trung vào một danh sách nhỏ hơn các trường đại học có vẻ lý tưởng cho bạn. Bạn có thể quyết định tập trung vào chỉ một trường đại học hoặc nộp đơn vào một số trường mà bạn thích nhất để tăng cơ hội đảm bảo nhập học.
  • Tìm một trường đại học và chương trình học là rất quan trọng bởi vì nó quyết định tất cả mọi thứ.
2. Đáp ứng mọi yêu cầu

Hai tuần trước khi thực hiện quy trình
  • Bây giờ bạn đã quyết định trường đại học nào và chương trình học nào bạn muốn theo học, bạn phải kiểm tra tất cả các yêu cầu . Đối với mục đích này, bạn kiểm tra trang web của trường đại học và phần yêu cầu nhập học của họ. Nếu có những điều bạn không hiểu, đừng bao giờ ngần ngại liên hệ trực tiếp với trường đại học.
  • Yêu cầu đầu vào là khác nhau tùy thuộc vào trường đại học và loại khóa học bạn chọn, vì vậy nên đọc phần yêu cầu nhiều lần.
  • Thời gian xấu và tài liệu bị thiếu là những vấn đề phổ biến nhất xảy ra ở giai đoạn này và cả hai có thể dẫn đến việc nhập học bị trì hoãn hoặc thậm chí bị từ chối. Để tránh khả năng như vậy, bạn phải chuẩn bị các tài liệu này đủ sớm.
  • Ví dụ, làm bài kiểm tra chuẩn hóa trình độ tiếng Đức, bạn cần tham gia một khóa học ngôn ngữ trong ít nhất ba tháng. Nếu bạn bắt đầu học tiếng Đức từ đầu thì sẽ mất nhiều thời gian hơn thế này.
  • Hợp pháp hóa các tài liệu của bạn có thể có thời gian xử lý tương tự cho đến khi chúng được cấp cho bạn. Thực hiện bất kỳ sự chậm trễ thường xuyên bắt nguồn từ bản chất của quy trình, bạn phải bắt đầu chuẩn bị tài liệu của mình ít nhất 4 tháng trước khi nộp đơn vào vị trí của bạn tại trường đại học.
3. Học tiếng Đức

Bắt đầu học 6 tháng trước khi khóa học bắt đầu
  • Thành công của bạn ở trường đại học phụ thuộc nhiều vào kỹ năng của bạn bằng tiếng Đức, ngay cả khi chương trình của bạn bằng tiếng Anh. Có kiến thức vững chắc trong tiếng Đức đảm bảo bạn sẽ hiểu tài liệu học tập, hiểu những gì được dạy trong bài giảng trong khi có thể diễn đạt suy nghĩ của bạn đúng cách.
  • Ở Đức, hầu hết các khóa học đại học được dạy bằng ngôn ngữ bản địa, trong khi nhiều chương trình học ở cấp học cao hơn được dạy hoàn toàn hoặc một phần bằng tiếng Đức. Khác với ở trường đại học, bạn thường sẽ phải nói tiếng Đức với người dân địa phương.
  • Học tiếng Đức từ đầu có thể khó khăn, nhưng nếu bạn bắt đầu sớm, đến khi bạn đến Đức, bạn sẽ nói tiếng Đức hoàn hảo. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu ít nhất 6 tháng trước khi bắt đầu khóa học của bạn (hoặc trước khi nộp đơn nếu trình độ tiếng Đức là một yêu cầu) để có được sự hiểu biết cơ bản về tiếng Đức.
4. Tìm nguồn tài chính

Ít nhất hai tuần trước khi bạn xin visa du học Đức
  • Bước tiếp theo là đảm bảo bạn có các phương tiện tài chính cần thiết để sống và học tập tại Đức . Theo luật hiện hành, mọi sinh viên nước ngoài không thuộc khối EU hoặc không thuộc EEA phải có phương tiện tài chính phù hợp để tài trợ cho việc ở lại Đức trong quá trình học tập.
  • Một sinh viên quốc tế ở Đức phải sở hữu tối thiểu 10.236 €, ước tính là đủ để một sinh viên trang trải chi phí sinh hoạt cho năm đầu tiên học. Số tiền này cần được gửi vào tài khoản ngân hàng bị chặn của Đức .
  • Đương nhiên, đối với một sinh viên, đây là một số tiền lớn và mất thời gian để thu thập. Chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu tiết kiệm tiền trong một thời gian dài trước khi bạn bắt đầu nộp đơn vào trường đại học, trừ khi bạn đã được cấp học bổng và sử dụng nó làm bằng chứng về phương tiện tài chính của bạn
  • Thông thường, 6 tháng trước khi đơn của bạn đủ sớm để bắt đầu thu số tiền này và hai tuần trước khi nộp đơn xin thị thực du học, bạn phải gửi tiền cho họ. Dưới đây là một số cách bạn có thể tài trợ cho nghiên cứu của bạn ở Đức.
5. Đăng ký nhập học

Ngay sau khi bạn hoàn thành yêu cầu
  • Sau khi kiểm tra kỹ các tài liệu ứng dụng của bạn, đã đến lúc bạn gửi đơn đăng ký. Ứng dụng có thể được thực hiện trực tuyến, nhưng có thể có những trường đại học chỉ nhận đơn đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
  • Liên lạc với trường đại học của bạn để xem bạn có thể gửi đơn đăng ký theo cách nào. Hầu hết các trường đại học Đức là một phần của nền tảng ứng dụng trực tuyến của trường đại học quốc gia được gọi là UniAssist. Ngoài ra, có những trường đại học điều hành nền tảng tuyển sinh trực tuyến của riêng họ trên trang web của họ.
  • Hãy nhớ rằng các trường đại học bằng tiếng Đức là một trung tâm dành cho sinh viên quốc tế và các ủy ban tuyển sinh có rất nhiều ứng dụng nước ngoài. Đi qua tất cả các ứng dụng cần có thời gian và bạn cần nộp đơn càng sớm càng tốt để tận dụng lợi thế.
  • Bạn phải nộp đơn khi cuộc gọi cho ứng dụng được mở và sau đó chờ thư nhập học.
  • Tùy thuộc vào mức độ nghiên cứu bạn đang theo đuổi ở Đức, các thủ tục đăng ký thay đổi một chút.
6. Nhận Visa sinh viên Đức của bạn

Ngay sau khi bạn nhận được thư nhập học
  • Nếu bạn là sinh viên đến từ một quốc gia ngoài EU và không thuộc EEA, bạn phải có được thị thực du học Đức.
  • Để được hướng dẫn chi tiết về cách lấy visa sinh viên của bạn, vui lòng đọc bài viết của chúng tôi về Yêu cầu Visa sinh viên Đức .
  • Vào thời điểm bạn đang thu thập các tài liệu, chúng tôi đề nghị liên hệ trực tiếp với đại sứ quán / lãnh sự quán Đức và đặt lịch hẹn xin visa.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn đã bảo đảm phương tiện tài chính phù hợp cho việc học tập tại Đức. Một trong những cách dễ nhất và tốt nhất để thuyết phục chính quyền rằng bạn có đủ tiền để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt là bằng cách mở một tài khoản ngân hàng bị chặn.
  • Chúng tôi đề nghị mở một tài khoản ngân hàng bị chặn với Fintiba . Fintiba là một công ty của Đức và được Bộ Ngoại giao Liên bang Đức chính thức phê duyệt.
  • Cùng với các tài liệu khác, đại sứ quán / lãnh sự quán Đức tại nước bạn cũng sẽ yêu cầu bạn có được hợp đồng bảo hiểm y tế trước khi cấp visa cho sinh viên.
7. Tìm chỗ ở

Nếu có thể hai tuần trước khi bạn đến Đức
  • Bây giờ bạn chính thức là một sinh viên nhập học ở Đức và bạn có visa sinh viên, bạn phải nghĩ đến một nơi để ở. Chỗ ở tại Đức cho sinh viên quốc tế không đắt lắm, nhưng là một sinh viên nước ngoài, bạn nên phấn đấu để tìm nơi phù hợp nhất về tài chính cho bạn.
  • Chúng tôi khuyên bạn nên ưu tiên xứng đáng cho vấn đề này bởi vì nó có thể khiến bạn mất rất nhiều thời gian mà nếu không bạn sẽ sử dụng để nghiên cứu. Với ý nghĩ đó, bạn có thể cố gắng tìm một chỗ ở trực tuyến trước khi hạ cánh ở Đức.
  • Cuối cùng, nếu bạn không tìm thấy thứ gì phù hợp với mình, ít nhất bạn có một danh sách các tài nguyên cần liên hệ để đảm bảo chỗ ở của bạn vào ngày bạn đến Đức. Cũng như các bước khác được giải thích ở trên, bạn phải tìm chỗ ở ngay khi bạn đạt được visa du học. Hai tuần trước khi hạ cánh của bạn ở Đức sẽ ổn.
8. Ghi danh tại trường đại học của bạn

Tuần đầu tiên sau khi đến Đức
  • Bước cuối cùng để chính thức được trao một vị trí tại trường đại học mà bạn chọn là ghi danh vào khóa học mà bạn đã được nhận. Theo nghĩa này, quá trình đăng ký sẽ đưa bạn từ một ứng viên thành công đến một sinh viên đã đăng ký ở Đức.
  • Giáo dục đại học công cộng ở Đức được cung cấp miễn phí, nhưng bạn vẫn sẽ phải trả một khoản phí đăng ký trong khoảng từ € 150 đến € 250. Ngoài ra, bạn sẽ phải trả tiền vé Học kỳ để sử dụng phương tiện giao thông công cộng miễn phí trong 6 tháng.
  • Để ghi danh vào khóa học đại học của bạn ở Đức, bạn cần phải xuất hiện tại văn phòng hành chính của trường đại học của bạn và nộp các tài liệu sau:
Hộ chiếu hợp lệ của bạn
Ảnh hộ chiếu
Visa hoặc giấy phép cư trú của bạn
Đơn đăng ký đã hoàn thành và đã ký
Bằng cấp (tài liệu gốc hoặc bản sao có chứng thực)
Thư tuyển sinh
Bằng chứng về bảo hiểm y tế ở Đức ( Bạn có thể nhận bảo hiểm sức khỏe của mình ở đây. )
Biên lai lệ phí thanh toán
  • Sau khi đăng ký vào ngành quản trị đại học sẽ cấp cho bạn một tài liệu đăng ký (chứng minh thư) mà sau này có thể được sử dụng cho đơn xin giấy phép cư trú và tham dự các lớp học của bạn.
  • Một lưu ý quan trọng: Bạn cần đăng ký lại mỗi học kỳ sau khi hoàn thành khóa trước và một lần nữa bạn sẽ phải trả chi phí đăng ký tương tự.
  • Hãy chắc chắn cũng đọc bài viết của chúng tôi về những điều đầu tiên bạn cần làm sau khi bạn đến Đức .
♦ Du Học Đức Nên Chọn Ngành Gì ?

1. Đối với du học Đại Học Đức

Khối ngành Kinh tế – Tài chính

Các ngành học thuộc khối Kinh tế – Tài chính luôn giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm được việc làm dễ dàng. Từ các chuyên ngành phổ thông như Quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng cho đến các khoa chuyên sâu hơn như: Quản trị thương hiệu, Thương mại quốc tế cung cấp cho bạn nhiều kiến thức về môi trường kinh doanh, cách vận hành và phát triển một doanh nghiệp.

Ở Đức nếu sinh viên chọn học các ngành này còn có cơ hội thực tập tại những doanh nghiệp lớn, bổ sung điểm cộng đáng giá cho CV xin việc sau này.

Các ngành học chính các bạn nên chọn là:
  • Quản lý kinh tế
  • Kinh doanh thương mại
  • Quản trị nhân lực
  • Tài chính
  • Marketing
  • Quản lý chất lượng
  • Bán lẻ
  • Vận tải và Hậu cần
Ngành Du lịch, Nhà hàng và Khách sạn

Du lịch, nhà hàng và khách sạn là ngành đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Do đó bạn sẽ không lo không tìm được việc sau khi học ngành này. Đây là chuyên ngành không chỉ cung cấp các kiến thức về hoạt động du lịch, cách tổ chức sắp xếp một công ty lữ hàng mà còn mang đến cho sinh viên nhiều thông tin về đất nước, con người cực kỳ thú vị.

Các ngành học chính là:
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị nhà hàng và khách sạn
  • Du lịch học
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Kỹ thuật chế biến món ăn
Ngành Công nghệ Thông tin – IT

Kể từ thời điểm Internet bùng nổ cuối thế kỷ 20, ngành Công nghệ Thông tin luôn lâm vào tình trạng thiếu nhân lực. Và để đón đầu kỷ nguyên công nghệ 4.0 mới, ngành này đang đòi hỏi một số lượng nhân tài cực lớn. Những sinh viên khá giỏi có thể nhận được mức thù lao cao, đãi ngộ cực kỳ xứng đáng. Nếu bạn có đam mê về Công nghệ thì đây là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Một số ngành học phổ biến:
  • Khoa học Máy tính
  • Công nghệ thông tin
  • Kỹ thuật Máy tính
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Tự động hóa thông tin
Các ngành Kỹ thuật

Đối với một quốc gia công nghiệp như Đức, các sinh viên ngành kỹ thuật luôn được chào đón với mức lương cao và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Mỗi năm ở Đức thiếu hàng trăm nghìn nhân lực ngành này. Do đó bạn sẽ không lo thiếu việc làm nếu có kỹ năng tốt.

Một số ngành học phổ biến:
  • Kỹ thuật Cơ khí
  • Kỹ thuật Cơ điện tử
  • Chế tạo Ôtô
  • Kỹ thuật Hàng không
  • Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông
  • Chế tạo Tàu thủy
  • Kỹ thuật in
  • Kỹ thuật hạt nhân
  • Chế tạo Máy bay
Các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Đây là chuyên ngành khá phổ biến đối với các bạn nữ. Học tập về khối ngành này các bạn có thể trở thành các biên tập viên, nhân viên truyền thông, tuyển dụng, luật sư trong tương lai. Đây là khối ngành rất rộng và bạn có nhiều cơ hội việc làm sau này.

Các ngành học được nhiều sinh viên chọn là:
  • Báo chí
  • Luật
  • Ngoại ngữ
  • Dịch thuật
  • Truyền thông
Ngành Y – Dược

Ở Đức dân số đang già hóa nhanh. Các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người già đang rất thiếu nhân lực. Một số ngành đòi hỏi tay nghề cao như bác sỹ, tư vấn sức khỏe sẽ đòi hỏi bạn sở hữu kiến thức chuyên môn sâu. Tuy nhiên với những công việc như điều dưỡng viên, vật lý trị liệu, bạn chỉ cần học nghề từ 2 đến 3 năm là có thể làm việc.Những công việc này mặc dù hơi vất vả, nhưng lại có thu nhập rất khá.

Một số ngành học hot là:
  • Bác sĩ đa khoa
  • Phẫu thuật chỉnh hình
  • Bác sĩ nha khoa
  • Vật lý trị liệu
  • Điều dưỡng
  • Dược học
2. Đối với du học nghề Đức

Du nghề Đức ngành điều dưỡng viên

Ở bất cứ một đất nước nào, vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe vẫn luôn là vấn đề được đầu tư. Với công việc điều dưỡng viên, bạn sẽ được làm việc chủ yếu ở viện dưỡng lão, trung tâm y tế để theo dõi sức khỏe của con người. Với ngành nghề này, bạn cần có sự khéo léo, tỷ mỷ. Ngành nghề này cũng đang rất hot tại Đức, với mức lương khá cao.

Hơn nữa, sau khi du học nghề, nếu bạn muốn trở về quê nhà để làm việc, thì điều dưỡng viên cũng sẽ có cơ hội việc làm cao hơn. Hiện nay với tỷ lệ già hoá dân số tăng nhanh, công việc này không bao giờ sợ thất nghiệp

Du học nghề Đức ngành nhà hàng, khách sạn

Nhà hàng, khách sạn không chỉ đang rất thịnh hành ở Việt Nam mà tại các nước phát triển như Đức thì ngành học này vẫn được các bạn trẻ yêu thích. Không chỉ được thỏa sức sáng tạo mà bạn còn được thử sức kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn sẽ được học về quy trình bán hàng, giao dịch, lên kế hoạch,…

Ngành học này cũng đang rất tiềm năng tại Đức mà bạn nên cân nhắc khi tìm hiểu về du học nghề Đức nên chọn ngành nào. Công việc này cũng rất linh động, nên bạn sẽ không phải lo sẽ làm những công việc nhàm chán. Hơn nữa, chế độ đãi ngộ dành cho ngành này cũng rất cao.

Du học nghề Đức ngành cơ khí – điện tử

Một sự lựa chọn phù hợp cho hầu hết những người đàn ông đó là nghề cơ khí sửa chữa. Công việc này sẽ yêu cầu bạn có sức khỏe, sự kiên trì. Bạn sẽ được học tập về cấu tạo máy và lắp ráp các bộ phận máy,… Đây cũng là niềm đam mê của nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ hiện nay.

Ưu điểm của ngành kĩ thuật đó là không bao giờ bạn phải lo lắng về việc làm. Lương thưởng của công việc này cũng rất cao. Nên nếu chọn đi học học theo ngành nghề này cũng sẽ rất tốt.

Với những gợi ý về du học nghề Đức có những ngành nào, bạn sẽ có được những sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bản thân. Bạn cũng sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi du học nghề Đức nên chọn ngành nào. Khi đã có được câu trả lời, bạn hãy chuẩn bị hành trang cho mình để có được sự lựa chọn tốt nhất. Hoặc bạn cũng có thể liên hệ đến trung tâm du học tin cậy để có được thông tin hữu ích.

♦ Phỏng Vấn Visa Du Học Đức

Trước giờ phỏng vấn

Bạn nên đến sớm để có thời gian chuẩn bị, chuẩn bị tinh thần và tốt nhất là nên đến sớm tầm 15 phút

Nên chú ý khi đi phỏng vấn, bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng để dễ gây thiện cảm với người phỏng vấn.

Trước khi đi phỏng vấn bạn cũng nên kiểm tra kỹ lại những giấy tờ nhằm tránh thiếu sót. Đối với visa du học Đức thì Đại sứ quán thường yêu cầu các giấy tờ như sau:
  • Đơn xin cấp visa, ảnh cá nhân, 3 bản Passport
  • Những giấy tờ liên quan chứng tỏ trình độ của bạn đáp ứng được những yêu cầu của trường Đại học đề ra
  • Giấy mời nhập học của trường Đại họcGiấy chứng nhận trình độ tiếng Đức (tối thiểu trình độ B1)
  • Giấy đăng ký 1 khóa học tiếng Đức tại Đức và hoá đơn trả tiền (Trong trường hợp nếu cần phải học một khoá tiếng Đức trước khi nhập học)
  • Chứng minh tài chính: Hoặc giấy bảo lãnh tài chính nếu trường hợp bạn có thân nhân bên Đức. Hoặc Giấy tờ chứng minh đã mở một tài khoản 7.020 Euro tại Ngân hàng Đức Deutsche Bank
  • Bảng tóm tắt quá trình học tập hay công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp THPT
Lưu ý: Tất cả những hồ sơ tiếng Việt phải được dịch ra tiếng Đức và sao y bản chính tại phòng công chứng.

Sau khi bạn đã nộp đầy đủ những giấy tờ trên và khoản lệ phí 60 EUR, Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Đức sẽ hẹn bạn thời gian phỏng vấn và sau đó gửi hồ sơ về Đức để thẩm tra.

Những câu hỏi thường gặp trong khi phỏng vấn visa du học Đức

Về bản thân
  • Wie heissen Sie ? / Wie ist Ihr Name ?/ Wie ist Ihr Vorname ?/ Wie ist Ihr
  • Familienname ? ( Tên bạn là gì? )
  • Wie alt sind Sie ? ( Bạn bao nhiêu tuổi?)
  • Woher kommen Sie ? / Woher sind Sie ? (Bạn đến từ đâu?)
  • Wo/ Wann sind Sie geboren ? ( Năm sinh/ Nơi sinh của bạn như thế nào?)
  • Wo wohnen Sie ? / Wo leben sie ? / Wie ist Ihre Adresse /Anschrift ? (Bạn sống ở đâu?)
  • Wo ist Ihre Hochschule / Schule ? (Bạn học trường nào?)
  • Was studieren Sie an der Hochschule ? (Bạn học gì tại trường?)
  • Wo haben Sie Deutsch gelernt ? / Wie lange haben sie Deutsch gelernt ? (Bạn học tiếng Đức ở đâu, bao lâu rồi?)
  • Können Sie sich vorstellen ? / Könen Sie etwas über sichselbst erzählen? /
  • Erzählen Sie bitte etwas über sich selbst ! (Hãy tự giới thiệu về bản thân mình!)
Về gia đình
  • Wieviele Kinder haben Ihre Eltern ? /Wieviele Menschen gibt es in Ihrer Familie ? (Nhà bạn có bao nhiêu người?)
  • Wieviele Geschwister haben Sie ? /Haben Sie Geschwister ? (Bạn có bao nhiêu anh chị em?)
  • Was sind Ihre Entern vor Beruf ? / Was machen Ihre Eltern ? (Nghề nghiệp của bố mẹ bạn?)
  • Was sind Ihre Geschwister von Beruf ? / Was machen Ihre Geschwister ? (Nghề nghiệp của anh chị em bạn?)
  • Erzählen Sie mal über Ihre Familie ! (Hãy giới thiệu về gia đình bạn!)
Về chương trình học tại Đức
  • Warum möchten Sie in Deutchland Studieren ? / Warum wählen Sie Deutschland zum studieren ? (Lý do tại sao bạn mong muốn học tập tại Đức?)
  • Wie lange werden Sie in Deutschland studieren ? (Bạn sẽ học ở Đức bao lâu?)
  • Was werden Sie in Deutschland studieren ?/ Was möchten Sie in Deutschland studieren? (Bạn dự định sẽ học gì ở Đức?)
  • Welche Studienfach werden Sie in Deutschland studieren ? (Các bộ môn bạn muốn theo học?)
  • Warum wählen Sie Studienfach / Fachrichtung zum Studieren ? ( Tại sao bạn lại lựa chọn những môn học, ngành học đó?)
  • Wie können Sie das Zulassungsbescheid von der Hochschule / Universität ……haben? ( Làm thế nào mà bạn có thể nhận được thư mời nhập học của trường đại học? )
  • Warum kennen Sie die Hochschule / Universität ? (Tại sao bạn biết về trường đại học này?)
  • Wo werden Sie während Ihres Studium in Deutschland ? (Bạn sẽ ở đâu trong khi học đại học?)
  • Wissen Sie über die Studiengebühr in Deutschland ? (Hiểu biết của bạn về học phí ở Đức như thế nào?)
  • Wer wird Ihnen zum Studieren in Deutschland unterstützen ? ( Ai sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian bạn học tập ở Đức?)
  • Haben Sie die Absicht, in Deutschland zu bleiben ? (Bạn có dự định sẽ ở lại Đức hay không?)
  • Was wissen Sie über Deutschland ? (Bạn biết gì về Đức?)
  • Haben sie die Verwandschaft/Verwanste/Bekannte in Deutschland ? (Bạn có người thân ở Đức không?)
  • Wann möchten Sie nach Deutschland kommen ? ( Khi nào thì bạn sẽ đi du học Đức?)
  • Wann beginnt der Sprachkurs ? ( Khi nào thì khóa học tiếng bắt đầu?)
  • Haben Sie die Absicht , Während Ihres Studium in Deutschland zu arbeiten ? (Bạn có ý định vừa học vừa làm không?)
  • Was werden Sie machen , wenn Ihr Studienprogramm in Deutschland endet ? (Bạn sẽ làm gì khi chương trình học của bạn kết thúc?)
  • Haben Sie die Absicht,in Deutschland zu arbeiten ? ( Bạn có ý định sẽ làm việc tại Đức không?)
Nhận kết quả Visa

Đầu tiên, phía Đức sẽ cấp cho bạn Visa du học tạm thời có thời hạn là 3 tháng. Sau khi tới Đức, họ sẽ hỗ trợ, hướng dẫn bạn về thủ tục gia hạn Visa tại Sở ngoại kiều nơi bạn lưu trú. Bạn phải đăng ký gia hạn Visa trong vòng 3 tháng sau khi tới Đức. Tùy theo kế hoạch học tập và chính sách của từng bang, Sở ngoại vụ Đức sẽ cấp Visa 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm cho bạn.
 
×
Quay lại
Top