Những Cuộc Hôn Nhân Thần Thánh.

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.256
Cặp vợ chồng người Mỹ, Paul Scharoun-DeForge (56 tuổi) và Kris Scharoun-DeForge (59 tuổi) đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc, kéo dài 25 năm. Điều đặc biệt, cặp vợ chồng này đều mắc hội chứng Down.


Cặp vợ chồng người Mỹ có cuộc hôn nhân hạnh phúc suốt 25 năm
Ông Paul Scharoun-DeForge và bà Kris Scharoun-DeForge đã chung sống với nhau tại một thị trấn nhỏ thuộc Liverpool, New York (Mỹ).

Họ tin rằng mình là người may mắn nhất thế giới khi tìm thấy nửa kia trong cuộc đời.

Chuyện tình của họ đã truyền cảm hứng cho cộng đồng người khuyết tật và những người kém may mắn.

Như một nhân duyên, cặp vợ chồng này đều sinh ra trong gia đình có 8 người con. Ngay khi vừa ra đời, bố mẹ của cả hai đều được các bác sĩ khuyên nên đưa con vào một trung tâm chăm sóc đặc biệt. Bởi với hội chứng Down, họ khó có thể có tương lai. Tuy nhiên, bố mẹ của cả hai từ chối lời khuyên đó, đưa con về nuôi dưỡng.

Tại một vũ hội dành cho người khuyết tật vào năm 1980, cặp đôi đã có cơ hội gặp gỡ nhau và trúng tiếng sét ái tình từ giây phút đầu gặp gỡ.

Gần 10 năm hẹn hò, bà Kris quyết định cầu hôn ông Paul. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với cuộc chiến pháp lý suốt 5 năm, để giành quyền kết hôn.

Cả hai phải trải qua các bài kiểm tra về kiến thức, cảm xúc và nhu cầu t.ình d.ục để chứng minh rằng họ có thể kết hôn.

Trả lời Washington Post, bà Kris nhớ lại khoảnh khắc đáng nhớ: ‘Ông ấy làm tôi cười. Tôi nhìn vào mắt Paul và thấy tương lai của tôi, tôi quyết định cầu hôn ông ấy. Khi ông ấy nói đồng ý, tôi đã vỡ òa vì xúc động. Paul có đôi mắt màu xanh tuyệt đẹp’.

Tháng 8/1993, cặp đôi hạnh phúc trao nhau lời nguyện ước trong đám cưới đơn giản, có sự chứng kiến của người thân và gia đình.


Cặp đôi kết hôn vào năm 1993
Họ chung sống trong một căn hộ được nhà nước hỗ trợ cho người khuyết tật tại Liverpool, New York. Ở đó có một nhân viên y tế chăm sóc cho họ.

Hai vợ chồng bà Kris đều có công việc. Paul làm việc tại Arc of Onondaga - một tổ chức dành cho người khuyết tật, còn Kris từng làm ở Pizza Hut trước khi chuyến đến làm ở Ủy ban Người khuyết tật.

Bà Kris cho biết, bà thích nấu ăn và chồng bà thích ăn những món do vợ nấu. Ông Paul quan tâm vợ một cách tỉ mỉ. Từ khi bà Kris mắc bệnh tiểu đường, ông luôn lưu giữ bản ghi chép đo lượng đường trong máu của vợ. Mỗi lần bà Kris buồn, ông Paul thường động viên vợ bằng giọng nói ấm áp.

Cặp đôi thường đến dãy núi Adirondack nghỉ dưỡng trong các dịp kỷ niệm.

Chị gái của bà Kris - Susan Scharoun (63 tuổi) là giáo sư tâm lý học tại trường Đại học Le Moyne ở Syracuse nói, 'Gia đình chúng tôi rất vui mừng khi có thêm thành viên là Paul và gia đình Paul cũng rất vui mừng vì có thêm Kris.

Paul và Kris là minh chứng cho mối quan hệ lâu dài và bền chặt mà mọi người luôn hướng đến’.

Bà Susan Scharoun nhớ lại: ‘Trong bữa tiệc độc thân của Kris, có người bạn đã hỏi em gái tôi, điều gì khiến em yêu Paul. Kris chia sẻ, em yêu những gì thuộc về Paul, cả hội chứng Down của Paul’.

Khoảng một năm trước, Paul bắt đầu có các dấu hiệu của chứng sa sút trí tuệ (Alzheimer). Căn bệnh mà hơn một nửa số người mắc hội chứng Down đều mắc phải ở độ tuổi 50 - 60. Theo quy định, ông được chuyển sang khu vực chăm sóc chuyên sâu.

Gia đình hai bên đã cùng Kris yêu cầu chính phủ cho cặp đôi được ở cạnh nhau. Tuy nhiên, yêu cầu đó không được chấp nhận. Bà Kris đã suy sụp rất nhiều khi buộc phải rời xa chồng.

Nhưng cặp đôi vẫn giữ thói quen đến nhà chị gái bà Kris ở Onondaga Hill (ngoại ô Syracuse) ăn tối vào Chủ nhật hàng tuần.

Năm ngoái, khi bà Kris đang điều trị bệnh viêm phổi trong bệnh viện, ông Paul đã bất ngờ đến thăm vợ nhân dịp kỷ niệm ngày cưới của hai người.

Tại nhà cầu nguyện trong bệnh viện, cặp vợ chồng ngồi xe lăn, cùng trao nhau lời hẹn ước như cách đây hơn 20 năm.


Năm tháng cuối đời, Kris và Paul vẫn dành cho nhau một tình yêu mãnh liệt
Bà Kris luôn thích làm thiệp, vẽ tranh. Thời gian chồng nằm trên gi.ường bệnh, bà vẽ một con bướm, treo lên gi.ường bệnh tặng chồng với dòng chữ: ‘Anh là người đàn ông trong mơ của em’. ‘Ông ấy nói thích bức tranh tôi vẽ’, bà Kris nói.

Tháng 6/4/2019, ông Paul qua đời trong vòng tay của vợ và anh trai ruột.

Dự kiến vào ngày 13/8, kỷ niệm ngày cưới, bà Kris sẽ rải tro cốt của ông Paul ở địa điểm hai vợ chồng bà thường đến lúc ông còn sống.

‘Tôi luôn tưởng tượng ông ấy giống những con bướm, sống cuộc đời vui vẻ, tự do’, bà Kris xúc động chia sẻ.
 
Trần Văn Hà - chàng trai khuyết tật - được dân mạng biết đến sau hành trình vượt 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội đăng ký hiến xác.

Người đàn ông 28 tuổi có vóc dáng nhỏ bé chỉ bằng đứa trẻ lên 10, song vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Anh nên duyên với cô gái xinh xắn, lành lặn khiến nhiều người cảm động.

2 năm sau khi lập gia đình, vợ chồng anh sống trong căn nhà trọ 30 m2. Cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, song gia đình tràn ngập niềm vui, tiếng bi bô của trẻ nhỏ.

Chưa bao giờ thấy cuộc sống khó khăn

Ngày 14/5/2017, Trần Văn Hà và người bạn đời Lô Thị Giang chính thức về chung một nhà. Rất nhiều người thân, bạn bè gửi tới họ lời chúc phúc. Mối tình của Hà - Giang vượt qua sóng gió để nhận được sự đồng thuận từ 2 bên gia đình.



Gia đình Hà - Giang có thêm thành viên mới là bé Nhím 17 tháng tuổi
Người đàn ông 28 tuổi, chỉ nặng vỏn vẹn 21 kg cho Zing.vn biết cuộc sống hiện tại của anh vui vẻ hơn trước rất nhiều.

Hiện Hà làm công việc liên quan đến mạng Internet tại nhà. Số tiền hàng tháng của anh đủ để để nuôi gia đình nhỏ, dù còn nhiều thiếu thốn.

"Một mình kiếm tiền nuôi bé Nhím, chữa bệnh cho vợ. Tất cả tiền sinh hoạt của gia đình đè nặng lên tôi. Dù thu nhập không nhiều, chưa bao giờ tôi cảm thấy cuộc sống khó khăn", Hà tâm sự.

Khi được hỏi điều gì khiến người đàn ông này cảm thấy khó khăn nhất, anh chỉ mỉm cười, cho hay con người anh sinh ra là để leo núi và không quan tâm đến chướng ngại vật.

Anh Hà chia sẻ ban đầu khi hai vợ chồng ở riêng gặp không ít khó khăn. Giang mang thai ăn uống khổ cực, con sinh ra được 7 tháng phải cai sữa vì mẹ bị bệnh. Anh lặn lội một mình đưa vợ ra Hà Nội chạy chữa.

Sau tất cả, người đàn ông bé nhỏ này luôn lạc quan và cho rằng cuộc sống đã rất may mắn với mình. Anh hạnh phúc khi số phận đã cho mình một gia đình, đặc biệt là cô con gái bé nhỏ được khoẻ mạnh như bao đứa trẻ khác.

Gia đình là nguồn động lực lớn nhất

Từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, người đàn ông này luôn cho rằng mình không thể lấy vợ và càng khó có thể có con. Tuy nhiên, khi vợ mang thai, anh đã hét lên trong nước mắtm cảm giác hạnh phúc khi đó được anh diễn tả là "rất phê".

Từng làm mọi công việc không kể ngày đêm để có tiền nuôi con, chữa bệnh cho vợ, Hà luôn thể hiện sự độc lập. Anh không nhận sự giúp đỡ của mọi người. Hơn 2 năm kể từ khi có gia đình, anh cố gắng lo mọi thứ, thậm chí còn nhận nuôi và giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh.

Hỏi động lực gì khiến anh làm được điều đó, người đàn ông quê Nghệ An cho rằng anh muốn dùng khả năng của bạn thân để truyền sự tự tin, làm chỗ dựa tinh thần cho những người yếu thế trong xã hội.


Từ lúc quyết định kết hôn cho đến nay, "cặp đũa lệch" này luôn khiến nhiều người ngưỡng mộ
Điều quan trọng hơn cả, ông bố trẻ mong muốn những điều mình làm sẽ được mọi người nghi nhận. Đặc biệt, anh mong có thể truyền động lực, tinh thần đến con gái bé nhỏ của mình.

Cơ thể không được lành lặn, song Hà khẳng định anh luôn tự tin về bản thân và hài lòng với những gì mình có.

Người đàn ông có thân hình bé nhỏ tiết lộ con gái của anh hiếu động, tinh nghịch, rất quấn cha. Mong muốn lớn nhất của anh là bé hay ăn chóng lớn. Nếu như có điều kiện, anh muốn mở một văn phòng làm việc rộng rãi, khi con gái lớn sẽ cho vợ đi học nấu ăn.

Hiện tại, Trần Văn Hà luôn nỗ lực làm việc, chăm lo cho gia đình, hy vọng có một miếng đất để xây ngôi nhà nhỏ cho hai vợ chồng cùng con gái sinh sống.


Vợ và con gái của Trần Văn Hà

Trần Văn Hà (quê Nghệ An) có thân hình nhỏ bé vì mắc bệnh xương thủy tinh, bị liệt từ nhỏ. 28 tuổi, Hà nặng vỏn vẹn 21 kg, tay chân teo tóp, đi lại trên chiếc xe lăn điện.

Trong khi đó, Lô Thị Giang sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn. May mắn hơn Hà, cô sở hữu thân hình lành lặn, nhưng cuộc sống vất vả.
 
Tình yêu không hẹn trước

‘Tôi là cô gái mang trong mình căn bệnh tan máu bẩm sinh. Tôi đã sống những tháng ngày dài chiến đấu với bệnh tật.

Thế rồi, tôi gặp anh giữa bao bộn bề của cuộc sống. Anh là một chàng công nhân trẻ chưa từng lập gia đình. Dòng đời run rủi cho anh gặp và yêu tôi.

Tình yêu thường không toan tính nhưng anh toan tính đến nghẹt thở. Anh toan tính để được ở bên tôi nhanh nhất, lâu nhất có thể. Hơn 20 năm sống trong đời, tôi đã tin cổ tích là có thật’…

Những dòng tâm sự kể trên là của người mẹ đơn thân Thái Thị Hương (SN 1990 - Nghệ An) làm nghề phụ bếp với chồng sắp cưới tên Bùi Văn Tấn (SN 1988 - Hòa Bình) hiện làm công nhân ở khu công nghiệp Mê Linh (Hà Nội).



Người mẹ đơn thân Thái Thị Hương
Giọng tràn ngập hạnh phúc, cô kể, cô và ông xã nên duyên từ một đám cưới của người bạn ở Hòa Bình.

‘Tấn ngỏ ý xin số điện thoại làm quen nhưng tôi từ chối. Thời điểm này tôi khá cứng nhắc trong các mối quan hệ khác giới, đặc biệt là kết bạn. Tôi thường trốn tránh khi có ai đó muốn làm quen.

Xin số tôi không được, anh làm quen với những người bạn đi cùng tôi hôm ấy. Suốt hai ngày đám cưới, anh âm thầm quan sát tôi, không bắt chuyện. Lúc ra về, cả hai đi cùng xe ô tô, tôi vẫn giữ bộ mặt lạnh lùng’.

Một thời gian sau đó, anh Tấn lấy cớ trả ảnh chụp hôm đám cưới nên vào trang cá nhân facebook tìm Hương.

Những dòng tin nhắn được gửi đi nhưng không hề có hồi âm. Hương giữ thái độ dửng dưng đến mức anh Tấn phải thốt lên: ‘Người đâu mà kiêu vậy’. Hương mới phì cười và đáp lại.

Cứ thế hai người trò chuyện một thời gian. Đến lúc Hương cảm nhận anh Tấn có tình cảm với mình, cô đột ngột cắt liên lạc vì sợ làm khổ người ta.

Về phía Tấn, anh rơi vào trạng thái buồn khổ vì bị cự tuyệt. Anh xin bạn bè của Hương số điện thoại nhưng tôn trọng Hương, họ không dám cho.

Biết được điều đó, Hương quyết định nhắn tin, hẹn anh gặp ngoài đời.

‘Tôi tâm sự hết về hoàn cảnh có con riêng, mắc bệnh tan máu bẩm sinh của mình. Tôi khuyên, nếu bất chấp đến với nhau, tôi sẽ là gánh nặng cho anh. Vì anh là người tốt, chưa vướng bận tình cảm với ai. Anh có thể lựa chọn người con gái khỏe mạnh để kết hôn.

Anh nhìn tôi và nói đã bị tình yêu sét đánh, yêu tôi ngay từ giây phút đầu gặp gỡ. Anh không cần biết tôi sống được bao lâu, anh muốn tranh thủ và trân trọng từng ngày bên tôi’, Hương kể tiếp.

Anh Tấn dùng mọi cách thuyết phục Hương, nói rằng cô bệnh tật càng cần có người ở bên chăm sóc.

‘Anh nói đồng cảm với bất hạnh mà tôi gặp phải, anh có thể hi sinh tất cả để ở bên tôi. Nếu tôi cần máu truyền, anh sẽ cho máu. Chỉ cần tôi gật đầu, anh sẽ làm chỗ dựa cho mẹ con tôi’.

Mặc dù bạn trai bày tỏ sự chân thành đến nao lòng, Hương vẫn lắc đầu.‘Tôi bảo anh, bây giờ anh đang yêu, mọi thứ màu hồng. Sau này kết hôn, cuộc sống sẽ khác. Tôi đi viện nhiều, đến lúc nào đó anh sẽ chán. Sau đó, tôi liên tiếp đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều tình huống để khiến anh từ bỏ ý định.

Nhưng duyên phận đã đến, anh nói không chấp nhận lùi bước và tôi đã đổ gục trước tấm chân tình của anh’.

Hẹn hò được vài tháng, viện Huyết học và Truyền máu Trung ương tổ chức cho các bệnh nhân tan máu bẩm sinh một lễ tỏ tình.

Tại đó, đứng trước hàng trăm người, anh Tấn không ngần ngại nói lên tình yêu dành cho Hương, nguyện chăm sóc cô suốt cuộc đời…

Nhường con cả sự sống…

Thái Hương cho biết, cô mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Để duy trì, cô phải truyền máu, thải sắt cả đời.

Bố cô phải làm đủ thứ việc chân tay, mẹ miệt mài với đồng áng, kiếm tiền cho Hương điều trị. Sau này, khi cô sinh con, bố mẹ cũng là người hỗ trợ cô.

Cho đến ngày bố Hương bị đột quỵ, mọi gánh nặng kinh tế dồn lên vai người mẹ. Cô cắn răng, để con ở quê, một mình ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề phụ bếp, hàng tháng gửi về cho mẹ 2 triệu nuôi cháu.


Hương và mẹ trong ngày đính hôn ở viện Huyết học Truyền máu Trung Ương
Người ta có thể nhịn ăn nhịn mặc vì con, còn Hương có thể nhịn cả việc vào viện, nhịn cả sự sống để nhường cho con.

‘Trước đây tôi vẫn đều đặn đến viện thăm khám nhưng 6 tháng nay tôi chưa dám vào viện. Vì việc khám chữa bệnh đã có bảo hiểm y tế nhưng số tiền phát sinh mỗi lần đi viện cũng mất khoảng 4,5 triệu đồng.

Khoản tiền đó vượt quá khả năng của tôi. Hơn nữa tôi cũng muốn để dành cho con khoản tiền tiết kiệm, nhỡ may mình có mệnh hệ gì, bà ngoại cũng có kinh phí nuôi cháu’, giọt nước mắt lăn dài trên gò má, Hương nói.

Dẫu mọi thứ còn khó khăn, cô vẫn chắt chiu từng ngày cho đứa con bé bỏng, may mắn, trên đoạn đường trần ai đó, cuối cùng cô đã có người đồng hành.


Ảnh cưới của hai vợ chồng Hương - Tấn
Cuối tháng 4 vừa qua, anh Tấn đã cầu hôn cô trong không gian 10.000 bông loa kèn với chiếc nhẫn cưới được quyên góp từ những nhà hảo tâm.

Hương chia sẻ thêm, một lần cô cùng chồng về Hòa Bình thăm gia đình, không may gặp tai nạn và cô ngất đi.

Bác sĩ cấp cứu gặp riêng bố mẹ anh Tấn, trao đổi việc cô bị bệnh tan máu bẩm sinh và khuyên gia đình cân nhắc kỹ trước khi cho con trai kết hôn.

Thế nhưng, bằng tấm lòng nhân hậu của mình, bố mẹ anh mở rộng vòng tay, đón nhận cô con dâu thiệt thòi. Dự kiến 16/5, cặp đôi sẽ tổ chức đám cưới.


Tấn trao cho vợ chiếc nhẫn cầu hôn, tượng trưng cho lời nguyện thề trăm năm
‘Bố mẹ chồng tâm lý với con dâu. Bố chồng tôi còn vào mạng tìm hiểu căn bệnh này, nghiên cứu chế độ dinh dưỡng, phương pháp điều trị cho con dâu. Đến giờ mọi thứ vẫn như trong mơ, tôi vẫn chưa dám tin một ngày mình lấy chồng’, Thái Hương tâm sự.

Sau đám cưới, vợ chồng Hương sẽ tiếp tục công việc cũ, đợi khi ổn định sẽ đón con ra ở cùng.

Tình yêu là vậy, anh Tấn dù nghèo, vẫn muốn cho cô một đám cưới, để cô có danh phận. Anh yêu cô và muốn người phụ nữ của anh được tự tin ngẩng cao đầu bước vào cuộc đời anh. Chỉ cầu mong cô có thể bình an bên anh lâu một chút…
 
Tôi năm nay 30 tuổi, làm thư ký giám đốc của công ty chuyên về du lịch châu Âu, đã có 1 con gái.

4 năm trước, tôi yêu phải một gã sở khanh. Sau thời gian mặn nồng, người đàn ông đó ‘cao bay, xa chạy’, để tôi chật vật với bào thai đang lớn lên từng ngày. Sợ bố mẹ sốc, tôi bỏ lên Hà Nội sống.

Bạn thân tôi cho rằng xã hội hiện đại, việc làm mẹ đơn thân không còn là vấn đề nặng nề. Hơn nữa, thời kỳ bầu bí, tôi cũng cần người quan tâm nên khuyên tôi nói cho người nhà biết.

Nghe bạn, tôi quay về Hải Phòng, thú nhận mọi chuyện với bố mẹ. Bà thương đứa con gái dại khờ, khóc nức nở. Bố tôi lặng người, thức trắng đêm.

Trong cơn nóng giận, ông đuổi tôi ra khỏi nhà. Mẹ tôi lo lắng đi tìm, thuê phòng trọ nuôi con gái, chờ ngày sinh nở. Bà kể, bố giận nhưng vẫn gửi tiền cho tôi chi tiêu, tẩm bổ.

Thời điểm này, qua mạng xã hội, tôi quen Phúc - nhân viên công ty chuyên xử lý rác thải. Phúc bằng tuổi tôi, là người tốt tính, dễ mến.

Mọi nỗi buồn, tôi đều tìm anh trút bầu tâm sự. Việc tôi mang thai và bị bạn trai bỏ rơi Phúc cũng tỏ tường.

Anh từng có mối tình đầu từ thời cấp 3 với cô bạn cùng trường. Khi cô gái đi du học, hai người họ bỗng mất liên lạc không lý do. Phúc đau khổ, lao đầu vào học hành, để quên đi hình ảnh người cũ.

Tôi nhận ra cả hai có rất nhiều điểm chung. Còn trẻ tuổi nhưng Phúc tỏ ra khá chững chạc, suy nghĩ già dặn. Anh dặn tôi giữ sức khỏe và tinh thần thoải mái, tránh ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Phúc hứa hôm nào đi công tác, ghé qua chơi. Tôi nghĩ anh chỉ nói xã giao nhưng cuối cùng Phúc ghé thăm, còn mua hoa quả và sữa bà bầu làm quà cho tôi.

Sau cuộc viếng thăm đường đột đó, tôi nảy ra ý định cậy nhờ Phúc đóng vai chú rể, tổ chức đám cưới giả với mình. Đổi lại, tôi sẽ trả anh một khoản tiền.

Một tuần sau, Phúc về Hải Phòng nhắn tin, hứa giúp tôi thực hiện tâm nguyện. Bố tôi phấn khởi tổ chức cho con gái một đám cưới hoành tráng. Bí mật về thân phận của chú rể chỉ có mẹ và tôi biết.

Sau hôn lễ, bố tôi cho con gái căn nhà 2 tầng làm nơi sinh sống. Tôi nhắn Phúc, đợi sinh con cứng cáp, sẽ thanh lý 'hợp đồng' hôn nhân cho anh.

Đáp lại, Phúc nói, những gì anh làm là vì thương hoàn cảnh của tôi, không phải vì tiền bạc. Trước ngày dự sinh, Phúc còn xin nghỉ phép, đưa tôi vào viện.

Bố tôi rất hài lòng về con rể, gặp ai cũng nức nở khen con gái tốt số, lấy được chồng hiền lành, tử tế.

Tôi phải mổ đẻ. Những ngày tôi đau đớn nằm trên gi.ường bệnh, chồng ‘hờ’ tự tay vệ sinh, giặt giũ quần áo cho hai mẹ con. Anh chăm trẻ con khéo léo chẳng khác gì điều dưỡng chuyên nghiệp.

Con lên 1 tuổi, với khả năng ngoại ngữ giỏi, tôi trúng tuyển vị trí thư ký cho giám đốc ngoại quốc. Thu nhập của tôi có thể thoải mái nuôi con mà không phụ thuộc vào bố mẹ.

Về phần Phúc, dù chỉ là chồng ‘hờ’ nhưng người đàn ông này dành cho mẹ con tôi nhiều tình cảm đặc biệt. Bản thân tôi cũng rung động trước sự ấm áp, chân thành của anh.

Sau 4 năm kìm nén cảm xúc, Phúc chính thức tỏ tình với tôi. Anh nói muốn được đăng ký kết hôn, cùng tôi xây dựng tổ ấm thực sự. Từ lâu anh luôn coi bé Phương như con đẻ của mình.

Khoảnh khắc đó, tim tôi như vỡ òa vì hạnh phúc. Tôi đã mong chờ ngày này biết bao nhưng không dám thổ lộ. Anh đưa hai mẹ con về thăm quê, ra mắt họ hàng.

Theo kế hoạch, cuối tháng 1 này, chúng tôi sẽ đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, mọi sự đều bị gác lại khi Minh - người cũ của anh quay về gặp riêng tôi, tiết lộ rằng họ đã có cậu con trai chung.

Năm đó, Minh sinh con bên nước ngoài. Bố mẹ biết chuyện, cắt hết viện trợ. Một mình cô ấy vừa học, vừa làm kiếm tiền nuôi con, đối mặt biết bao gian nan, khi gặp biến cố lớn, cô mất cả liên lạc với bố đứa trẻ.

Minh cầu xin tôi tác thành cho họ quay về với nhau. Giờ tôi có nên thẳng thắn nói rõ mọi chuyện với Phúc hay không?

Tâm trạng tôi rất rối bời. Xin hãy cho tôi lời khuyên!
 
Dân Anh mê tít bộ ảnh một năm ngày cưới của vợ chồng hoàng tử Harry
19/05/2019 17:35 GMT+7
TTO - Tròn một năm sau ngày cưới và 13 ngày sau khi sinh bé Archie, vợ chồng công tước xứ Sussex đã chia sẻ một video ngắn xúc động với nhiều hình ảnh “hậu trường” của “ngày này năm trước”.


Cô dâu Meghan cười hiền hậu lúc đứng cạnh mẹ, bà Doria Ragland - Ảnh: Hoàng gia Anh

Theo báo Daily Mail, vợ chồng công tước xứ Sussex, tức hoàng tử Anh Harry và cựu diễn viên Mỹ Meghan, hôm nay (19-5) đã chia sẻ kỷ niệm ngọt ngào và đầy cảm xúc của họ nhân tròn một năm sau ngày cưới thông qua một video ngắn trên tài khoản Sussex Royal của mạng xã hội Instagram.

Trong đoạn video được dựng từ một loạt các hình ảnh về lễ cưới tại Nhà nguyện Thánh George ngày 19-5-2018, những người hâm mộ cặp đôi của Hoàng gia Anh có dịp ngắm một số bức ảnh "hậu trường", chưa từng công bố.


Cô dâu nhìn xuống mỉm cười khi đứng bên chú rể Harry - Ảnh: Hoàng gia Anh

Trong số đó có cảnh cô dâu Meghan mỉm cười trong lúc đứng cạnh mẹ, bà Doria Ragland, trong Nhà nguyện Thánh George và khoảnh khắc cô dâu nhìn xuống mỉm cười khi đứng bên chú rể Harry.

Dĩ nhiên trong số đó có những bức ảnh mọi người đã xem tới hàng ngàn lượt như bức ảnh đen trắng ghi lại hình ảnh cặp đôi tân lang, tân nương ngồi trên sàn nhà, bao quanh là những em nhỏ là con của các thành viên khác trong hoàng gia và bạn bè của họ.




Vợ chồng hoàng tử Harry chụp ảnh cùng các con của bạn bè và những thành viên khác trong hoàng gia - Ảnh: Hoàng gia Anh

Đi kèm đoạn video đăng trên tài khoản Instagram là những dòng chú thích rất chi tiết: "Chúc mừng kỷ niệm một năm ngày cưới với vợ chồng công tước xứ Sussex!".

"Hôm nay kỷ niệm một năm lễ cưới của công tước và nữ công tước xứ Sussex. Hai người đã trao nhau những lời thề nguyện tại Nhà nguyện Thánh George bên trong lâu đài Windsor ngày 19-5-2018".


Hoàng tử Harry cười tươi đi trước người anh trai là hoàng tử William, xuống cầu thang trong ngày cưới - Ảnh: Hoàng gia Anh


Meghan ký vào sổ hôn thú trong ngày cưới - Ảnh: Hoàng gia Anh

"Chúng tôi hi vọng hai người sẽ hạnh phúc nhớ lại khoảnh khắc này, và cùng xem một vài bức ảnh hậu trường trong ngày đặc biệt ấy".


"Một thông điệp gửi đi từ công tước và nữ công tước: Cảm ơn tất cả mọi người vì đã dành yêu thương và sự ủng hộ từ khắp nơi trên thế giới. Mỗi người trong số quý vị đã khiến ngày này trở nên ý nghĩa hơn".




Current Time0:00
/
Duration1:00





Auto

Video chia sẻ trên tài khoản Royal Sussex của mạng xã hội Instagram nhân kỷ niệm 1 năm ngày cưới của vợ chồng hoàng tử Anh Harry - Nguồn: DAILY MAIL

Xem thêm video khác trên TVO
Trong vòng chưa đầy 20 phút, hơn nửa triệu người hâm mộ cặp đôi của Hoàng gia Anh đã xem đoạn video này. Họ cũng đã gửi tới vợ chồng hoàng tử Harry hàng trăm lời chúc phúc tới hai người.

Tài khoản của Hoàng gia Anh trên Twitter hôm nay cũng đăng thông điệp chúc mừng hạnh phúc với vợ chồng hoàng tử Harry nhân kỷ niệm 1 năm ngày cưới của họ.

Năm qua là một năm bận rộn với cặp vợ chồng mới cưới khi phải tham gia nhiều hoạt động chính thức lớn, trong đó có cả một tour công tác tại nước ngoài. Cùng với đó là thông tin Meghan mang bầu đứa con đầu lòng từ tháng 10 năm ngoái.


Ảnh: GETTY IMAGES


Ảnh: DAILYMAIL


Ảnh: DAILY MAIL

Ngày 6-5 vừa qua, nữ công tước xứ Sussex đã hạ sinh cậu bé Archie Harrison tại bệnh viện tư Portland ở Westminster và ngày 8-5 hai vợ chồng hoàng tử Harry cũng đã chia sẻ với công chúng những hình ảnh đầu tiên của con trai họ.


Hai vợ chồng hoàng tử Harry chia sẻ hình ảnh đầu tiên về con trai đầu lòng của họ - Ảnh: PA

'Hoàng tử bé' - thành viên Hoàng gia Anh đầu tiên mang 2 dòng máu
TTO - Vợ chồng Hoàng tử Harry vừa chào đón bé trai đầu lòng của họ. Đó sẽ là người xếp thứ 7 trong thứ tự kế vị ngai vàng và cũng là thành viên đầu tiên mang hai dòng máu của Hoàng gia Anh.

D. KIM THOA
 
Vợ chồng nghèo ở Quảng Trị nuôi chàng trai ăn xin gần 30 năm
Quan tâm0
21/05/2019 09:29 GMT+7
logo.gif
Thương Minh trải manh chiếu rách xin ăn ở gốc cây khế đầu ngõ, con trai ông Kiếm về lấy cơm ra cho. Biết chuyện, vợ chồng ông Kiếm quyết định nuôi Minh hơn 24 năm.


Người Việt ở Mỹ: Bác sĩ Việt làm nail, bồi bàn, học tối ngày mới trụ được
Giáo sư toán học Đức yêu say đắm nữ bác sĩ Việt một chân
Cụ bà nghèo ngất xỉu và hành động đặc biệt của chàng trai Sài Gòn
Anh Bùi Minh, hiện 50 tuổi, quê Mộ Đức, Quảng Ngãi sinh ra trong gia đình nghèo, bố mẹ mất sớm. Ba anh em anh phải đi mò cua bắt ốc nuôi nhau. Cuộc sống ăn bữa nay lo bữa mai, vì thế, cả ba anh em anh không được đi học.

Năm 1994, anh Minh vào Phan Rang, Ninh Thuận làm thuê nghề biển cho một người chú. Làm được mấy hôm, Minh giận bỏ về.

Không có tiền, Minh vẫn bắt chuyến xe Bắc - Nam về quê. Đi đến Quảng Trị, anh bị nhà xe phát hiện đuổi xuống. Không nhớ đường về, đói, anh phải đi xin ăn, đêm ngủ ngoài đường và bị đánh đến mất trí nhớ, tinh thần hoảng loạn.


Bức ảnh anh Minh (bên phải, không mặc áo) chụp cùng con trai ông Kiếm đăng trên mạng xã hội để tìm gia đình cho anh. Ảnh: NVCC.
Khi đó, vợ chồng ông Trần Kiếm, hiện 67 tuổi mới mở một xưởng kẹo mè xửng ở thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Việc kinh doanh ế ẩm, năm người con còn nhỏ, cuộc sống vợ chồng ông cũng khó khăn. Để tiết kiệm, bà Loan mỗi ngày nấu một ngồi cơm to cho 7 người ăn cả ngày.

Những ngày cuối năm, ông Kiếm thấy nồi cơm cứ mất dấu không rõ nguyên nhân. Ban đầu, ông tưởng mèo ăn nên treo lên cao, đậy cẩn thận nhưng vẫn vơi đi mỗi khi dọn cơm ra ăn.

Một lần, thấy con trai xuống bếp lấy cơm bỏ trong bịch mang đi, ông Kiếm hỏi con: 'Con mang cơm đi đâu'.

Cầm bịch cơm trên tay, con trai ông Kiếm khi đó 6 tuổi thú nhận: ‘Con và mấy bạn đi học về, thấy chú thanh niên ở đầu xóm (tức anh Minh - NV), trải chiếc chiếu rách dưới gốc cây khế ngồi xin ăn, quần áo rách tươm, thương lắm. Tụi con bàn nhau, mỗi đứa mang cơm ra cho chú ấy một ngày’. Nghe vậy, ông Kiếm nói với con: ‘Đưa người đó về đây xem thế nào’.


Người con trai ông Kiếm (áo sơ mi trắng, bên trái) đã mang cơm cho anh Minh ăn hơn 24 năm trước. Ảnh: NVCC.
Nhìn chàng thanh niên ốm nhom, ánh mắt sợ sệt, ông Kiếm rất thương. Ông bàn với vợ, vun vén một chút để nuôi Minh. Bà Loan ban đầu có chút lưỡng lự, nhưng nghe nói anh Minh không có ai thân thích, sức khỏe đang yếu, nếu phải tiếp tục đi xin ăn sẽ rất nguy hiểm nên bà đồng ý.

Từ đó, anh Minh trở thành con trai nuôi của vợ chồng ông Kiếm. Hằng ngày, Minh phụ ba mẹ làm kẹo, các việc vặt trong nhà và chơi với các em.

Khi được hỏi về ba mẹ đẻ, anh Minh chỉ nhớ được ba tên Bùi Kiểm, mẹ tên Lương Thị Tâm. Hai ông bà đã mất từ lâu. ‘Nghe Minh nói quê ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, tôi vào đó hỏi thăm mà không ai biết hoàn cảnh của Minh. Công an họ cũng khẳng định như vậy’, ông Kiếm nói.

Ở quê nhà của Minh lúc đó, chờ mãi không thấy em về, gọi cho người chú và những người quen không ai biết Minh đi đâu, anh Bùi Nghiễm, hiện 56 tuổi, anh trai anh Minh đứng ngồi không yên. ‘Nó không biết chữ, lại khờ dại, không biết có chuyện gì không’, anh Nghiễm lo lắng. Anh đi đến các bến xe, ga tàu tìm em nhưng không được.

Sau đó, vợ chồng anh đưa nhau vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề bán hàng rong. Cứ góp được ít tiền, anh lại đến Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận tìm em.

'Nghe ở đâu có người giống nó là tôi đến. Có lần, trên đường về làm đám giỗ cho ba mẹ, đến Bình Thuận, tôi nhìn thấy một thanh niên từ phía sau có nét hao hao với Minh nên vội chạy đến mà không đúng’, anh Nghiễm nhớ lại.



Anh Nghiễm bắt tay vợ chồng ông Kiếm đã cưu mang em trai mình suốt hơn 24 năm.
Những ngày giáp Tết năm 2018, anh Minh bị tai biến phải nằm một chỗ. Ước nguyện của anh lúc đó là được gặp gia đình mình. Vậy là gia đình ông Kiếm chia nhau, người túc trực trong bệnh viện chăm Minh, người đi tìm gia đình cho anh.

Ông Kiếm liên hệ với các cơ quan, tổ chức tìm kiếm nhờ giúp đỡ. Còn con trai ông chụp hình anh Minh với mình, kèm câu chuyện của anh và gia đình đăng lên mạng xã hội nhờ cộng đồng mạng tìm giúp.

Lúc đó, các con anh Nghiễm lên mạng thì thấy người trong hình, thông tin và câu chuyện giống chú Minh nên báo cho ba. ‘Tôi đang đi bán hàng thì con gọi báo là nhìn thấy hình chú Minh trên mạng. Tôi không tin, hỏi lại: ‘Có thật không’. Nghe con khẳng định lần nữa tôi để cho vợ bán chạy về xem ngay’, anh Nghiễm nhớ lại lúc nhìn thấy ảnh em trai trên mạng xã hội.


Vợ chồng ông Kiếm - bà Loan. Ảnh: NVCC.
Sau khi gọi điện cho gia đình ông Kiếm xác nhận, tháng 3/2018, anh Nghiễm chuẩn bị 5 triệu đồng, bắt xe từ TP.HCM ra Quảng Trị gặp em.

Lúc anh trai đến, anh Minh đang chơi cùng với mấy đứa cháu ông Kiếm ngoài sân. ‘Nhìn thấy em, tôi muốn chạy đến ôm, nhưng em không nhớ gì cả. Em ngước lên nhìn tôi chăm chăm một lúc rồi quay ra chơi với mấy đứa nhỏ. Phải đến khi vợ chồng anh Kiếm nói, tôi là anh trai, Minh mới nhớ’, anh Nghiễm nhớ lại.

Hiện anh Minh đang sống cùng vợ chồng em gái ở quê. Do ảnh hưởng từ cơn tai biến, sức khỏe của anh yếu hơn. Anh chỉ đi lại nhẹ nhàng, không nói và sử dụng điện thoại được.

Hơn một năm qua, vì ở xa, vợ chồng ông chỉ biết hỏi thăm anh Minh thông qua người khác. 'Thời gian tới, vợ chồng tôi sẽ sắp xếp công việc để đi thăm Minh', ông Kiếm nói.

Ông Kiếm cho biết, lúc hai gia đình gặp nhau, anh Nghiễm có đưa 5 triệu đồng để cảm ơn, nhưng vợ chồng ông không nhận. 'Vợ chồng tôi xem Minh như con', ông Kiếm nói.

Còn anh Nghiễm không bao giờ quên công ơn của vợ chồng bà Loan dành cho gia đình mình. ‘Anh chị ấy đã nuôi em Minh hơn 24 năm. Công ơn đó rất to lớn, tôi không bao giờ quên được’, anh Nghiễm nhắc đến vợ chồng ông Kiếm bằng sự biết ơn.


'Người mẹ' nghèo nuôi con cho cặp đôi đi xe sang suốt 16 năm
Không liên lạc được với cặp vợ chồng gửi con, bà Bình đã nuôi con gái của họ hơn 16 năm qua.

Tú Anh
 
×
Quay lại
Top