Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (sinh năm 1956) qua đời lúc 10h05 ngày 21/9 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Theo TTXVN, Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời lúc 10h05 ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 (Hà Nội).

Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho hay Chủ tịch nước Trần Đại Quang do mắc bệnh hiểm nghèo, dù được các giáo sư, bác sĩ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện nhưng không qua khỏi.

trandaiquang_1.jpg

Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời lúc 10h05 ngày 21/9/2018 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ảnh: Hoàng Hà.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang sinh năm 1956, quê ở xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình; là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII.

Ông tốt nghiệp trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), có thời gian công tác dài và trải qua nhiều vị trí trong ngành công an.

Năm 2006 đến tháng 8/2011, ông là Thứ trưởng Bộ Công an.

Từ tháng 8/2011 đến tháng 3/2016, ông giữ chức Bộ trưởng Công an; Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó trưởng ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Phó trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.

Từ tháng 4/2016 đến nay, ông là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nguyên; Trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương; đại biểu Quốc hội khóa XIV.

CTNTranDaiQuang_1.jpg

Nguồn Zing News​
 
Mình ít khi xem thời sự, nhưng một dạo tầm mấy tháng trước thấy ông Trần Đại Quang trên tivi mà giật mình. Trông ông ấy gầy ốm và già đến mức không thể nhận ra.

Hôm qua biết tin này cũng không ngạc nhiên lắm, vì ông ấy trông khá yếu, nhưng chỉ tiếc cho một người lãnh đạo đã qua đời thôi.

Có một điều mình không hiểu là, tại sao người dân Việt Nam không có quyền được biết tình hình sức khoẻ của các vị lãnh đạo?

Ông Trần Đại Quang có một lịch làm việc dày đặc chỉ một tuần trước khi mất, sao ông không được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng bệnh tình? Nếu lý do là không để người dân lo lắng hay không để tiết lộ bí mật quốc gia thì cái giá phải trả rất đắt đúng không.

Thử đọc và suy ngẫm nhé. Tất nhiên là sẽ có người bảo rằng Việt Tân/Tiếng Dân chỉ gồm những người phản động (bởi rất có thể là như thế), nhưng mình thấy có một điểm hợp lý là người dân có quyền biết tình trạng sức khoẻ của lãnh đạo ở một mức độ phù hợp.

Thông Tấn xã Việt Nam dẫn nguồn tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, qua đời lúc 10h05 phút ngày 21/9/2018, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 62 tuổi.

Mặc dù báo chí trong nước đồng loạt đưa tin, ông Quang hưởng thọ 62 tuổi, ngày sinh của ông là 12/10/1956, nhưng nhiều người tin ông Quang sinh năm 1950, bởi người ta vẫn chưa quên vụ ông khai man tuổi tác trước Đại hội Đảng 12. Nhà báo Huy Đức khẳng định, ông Quang sinh năm 1950, tức ông thọ 68 tuổi, không phải thọ 62 tuổi như báo đảng và nhà nước loan tin.

Do “đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối”, nên ngay cả sức khỏe của Chủ tịch nước như ông Quang cũng do đảng quản lý. Người dân không rõ ông bị bệnh gì hay bị bệnh từ khi nào, sáng nay tự nhiên nghe tin ông lăn đùng ra chết!

Hồi năm ngoái, nhà báo Huy Đức đưa tin, ông Quang đi Nhật chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Báo chí nhà nước im lặng. Rồi sau đó có tin, ngày 7-9-2018, ông Quang đi Nhật chữa bệnh lần hai. Truyền thông trong nước vẫn không nói gì về tin này, nhưng lại mang ảnh cũ của ông Quang ra đánh lừa dân, như thể ông vẫn còn khỏe mạnh, đang ở trong nước làm việc bình thường.

Đầu tháng 4-2018, ông Quang lại đi Nhật chữa bệnh, nhưng ngay trước khi hội nghị Trung ương 7 bắt đầu, tối 5-5-2018 ông lại trở về kịp khai mạc và điều hành hội nghị này.

Mặc dù bị bệnh nhưng ông Quang vẫn không được nghỉ ngơi. Những ngày cuối đời, người ta thấy ông làm việc không nghỉ, liên tục xuất hiện trên truyền thông, báo chí. Hôm 15/9, người ta thấy ông với cái trán bị bầm đen, đứng ra chủ trì Phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Chưa đầy hai ngày trước khi qua đời, ông Quang đã phải tiếp ông Chu Cường, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc và tiếp các trưởng đoàn dự Đại hội ASOSAI 14. Cả hai lần đón tiếp khách nước ngoài này đều diễn ra buổi chiều ngày 19-9. Chưa hết, chỉ một ngày trước khi chết, hôm qua, ông Quang vẫn còn phải viết thư chúc Tết trung thu thiếu niên, nhi đồng.

Để che giấu tình trạng bệnh tật của ông Quang, người ta bắt ông phải làm việc cật lực như thế, thay vì công bố bệnh tật, để được ông nghỉ ngơi, chữa bệnh, biết đâu ông không phải bất ngờ qua đời sáng nay?

Thế nhưng đến khi ông qua đời, báo chí đưa tin, rằng ông Quang “mắc bệnh hiểm nghèo, mặc dù được các giáo sư, bác sỹ trong và ngoài nước hết lòng cứu chữa, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm, tạo điều kiện, nhưng đã không qua khỏi“.

Chưa hết, sau khi ông qua đời khoảng 40 phút, vào lúc 10h45′, trang Trần Đại Quang vẫn còn muốn ông tiếp tục “sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta“, khi đưa tin: Hãy chấm dứt xuyên tạc thật giả về Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Mời xem clip

Lúc ông sống thì bị bắt làm việc cho tới chết, báo chí im lặng, không hề lên tiếng khi thấy ông bị đối xử bất nhẫn như thế. Nhưng khi ông chết rồi, thì báo chí làm ra vẻ yêu thương ông lắm, kể về quá trình công tác của ông, cũng như sự cống hiến của ông, hay công đức của ông, như bài báo trên trang Infonet: Ngôi trường lần cuối Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh trống khai giảng.

Ôi hai tiếng “đồng chí” mà những người cộng sản dành cho nhau, nghe thật rợn người!

Ngọc Thu
(21/09/2018)

Cảm thấy như bị lừa dối bởi báo chí khi chỉ mấy hôm trước vẫn còn đưa tin ông Trần Đại Quang làm việc bình thường!

Cơ mà, chỉ người trong cuộc mới rõ việc, đây chỉ là ý kiến cá nhân thôi.

EDIT: Ông Trần Đại Quang mất vì bệnh hiểm nghèo, có thể bệnh tiến triển rất nhanh và bất ngờ trong thời gian ngắn nên cũng khó để báo chí cập nhật thông tin nhanh nhạy được. Có lẽ CTN cũng chỉ muốn cống hiến hết sức mình trong mấy ngày cuối nên làm nhiều việc thôi.

Tóm lại là, một sự việc có thể được phân tích theo nhiều hướng, dừng ở đây thôi. Mong ông yên nghỉ.
 
Hiệu chỉnh:
Việc chủ tịch nước ra đi đột ngột dù trước đây rất ít thông tin về sức khỏe thì tất nhiên phía người dân sẽ có nhiều ý kiến, phản động cũng vì thế mà tung tin len lỏi vào.
Mình cũng nghe được rất nhiều thông tin mang tính chất tiêu cực, lấy hoàn cảnh từ khi ông còn là bộ trưởng CA để suy diễn cho sự ra đi, nhiều ý cũng rất thuyết phục, đúng hoàn cảnh, thời gian. Nhưng xét về nhiều khía canh, nên cân nhắc giữa nghe, hiểu, im lăng hay lan truyền thông tin 1 cách không có cơ sở. Việc chính trị không nên bàn luận nhiều không lại lên đồn ngồi. Nếu ai theo dõi thời sự thường xuyên, mấy ngày sau này CTN lên Tivi thấy mặt mũi cực kỳ mệt mỏi, gầy gộc, da dẻ xanh xao nên cũng nghĩ là ông bị bệnh. Nhưng không ngờ trưa qua xem thời sự lại thấy thông báo ra đi nhanh thế. Đúng là mất mát lớn vì đọc tiểu sử rất ngưỡng mộ chủ tịch nước TĐQ
 
Việc chính trị thì mình không có ý kiến, tuy nhiên mình khá quan tâm đến phần spoiler của @Stormi: đúng như vậy, cứ như không ai hay biết về tình trạng sức khỏe của Chủ tịch. Không chỉ có thế, mình cũng có phần thấy buồn khi sáng nay, lúc đoàn xe đi qua trường mình : xe đi qua lúc tầm 9h30', từ 8h học sinh đã đứng ở cổng trường và hai bên đường, đeo vội cái khăn quàng và đứng dàn hàng theo hiệu lệnh của giáo viên. Nhưng điều khiến mình quan tâm nhất là trước lúc đó, các học sinh vẫn cười đùa vui vẻ, có khi còn sung sướng khi không phải học. Chẳng ai có chút buồn trong ngày quốc tang đau thương này. Và khi xe đi qua, học sinh thì có đứa giơ tay chào, có đứa thì chỉ đứng nghiêm, có đứa còn nhốn nháo. Gv, mình cũng chẳng hiểu vì sao, 90% giơ điện thoại lên quay phim, chụp ảnh ( đến lúc về nhà mình mới biết không chỉ có gv, một số hs cũng quay phim, và cả các nhân viên văn phòng cũng thế). Mình có cảm giác đó giống như một bài ca dao xưa, trong lúc có tang thì mọi người vẫn như bình thường. Mình bất ngờ và lặng người đi khi sau đó, lúc tất cả các đoàn xe đã đi qua, xe cộ vẫn đi đều đều, khuôn mặt ai nấy vẫn như bình thường như chẳng hề quan tâm đến sự ra đi của Chủ tịch nước - một mất mát to lớn với Việt Nam ta. Mình thấy báo chí có vẻ hơi "làm màu", dù có long trọng, hoành tráng thế nào thì cũng hơi "thiếu đi nỗi tiếc thương chân thực".
Mong ông yên nghỉ.
 
@I LoveShinRan KaiAo Cũng có thể đơn giản là do các bạn ý không biết ông ấy là ai, bị bắt ra đưa tiễn thì ra vậy thôi chứ không có tình cảm gì em à, âu cũng không trách được. Người ta phải có tình cảm thực mới xót thương thực được :)
 
×
Quay lại
Top