Kỳ thi THPT quốc gia 2015: Thất Bại?

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Phụ huynh và thí sinh mệt mỏi xét tuyển ĐH những ngày qua. Nhiều ý kiến cho rằng kỳ thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT đã thất bại khi áp lực xã hội còn cao hơn những năm trước.

d43dc268.jpg

PGS-TS Đỗ Văn Xê - Ảnh: N.H.​

Về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Văn Xê - phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - cho rằng: "Năm 2015, lần đầu tiên kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức nhằm hai mục đích xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Điều này phù hợp với xu thế tuyển sinh của các nước trên thế giới: thi xong, có kết quả rồi mới nộp hồ sơ xét tuyển ĐH. Nhìn vào bản chất của kỳ thi như vậy, tôi cho rằng kỳ thi THPT quốc gia đã thành công. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế cần phải điều chỉnh và khắc phục".

Việc xét tuyển ĐH năm nay cũng như việc đi đò vậy, bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Nếu người rành, ngồi lên đò và bình tĩnh, đò sẽ không sao. Nếu người không rành sẽ bị chao qua chao lại. Một người chao đảo dẫn đến nhiều người khác cũng lo lắng và chao đảo theo gây nên tình trạng hỗn loạn, đò sẽ bị chìm. Việc nhốn nháo mấy ngày qua một phần cũng bắt nguồn từ tâm lý của thí sinh

Bốn nguyện vọng 
là sai lầm



* Hiện có hai luồng ý kiến trái ngược nhau: một bên cho rằng kỳ thi “thành công” trong khi chiều ngược lại nói rằng “thất bại hoàn toàn”. Là một người làm tuyển sinh lâu năm, ông đánh giá thế nào về kỳ thi này?

- PGS.TS Đỗ Văn Xê: Theo tôi, kỳ thi đã thành công về mục đích, cách tổ chức, chấm thi. Việc công bố điểm thi lúc đầu có trục trặc nhưng sau đó đã được khắc phục và quan trọng nhất là giấy chứng nhận kết quả đã đến được tay thí sinh - căn cứ pháp lý quan trọng nhất để xét tuyển ĐH.

Cụm thi địa phương lúc đầu cũng có nhiều ý kiến lo lắng nhưng kết quả đã phần nào phản ánh đúng thực lực thí sinh.

Trước đây, thí sinh đăng ký trường ĐH trước, dự thi sau, điều này khiến nhiều thí sinh chưa đánh giá đúng khả năng của mình nên nhiều khi thi đạt điểm cao nhưng lại không trúng tuyển do ngành đăng ký có nhiều thí sinh cao điểm hơn hoặc muốn thay đổi ngành học sau khi biết rằng điểm mình có thể vào được ngành đó nhưng không thể thực hiện được.

Năm nay thì khác, thí sinh biết điểm trước và có quyền lựa chọn ngành, trường phù hợp với khả năng của mình. Thí sinh có điểm càng cao, quyền lựa chọn càng lớn.

Kho dữ liệu chung của bộ cũng là một điểm thành công của kỳ thi năm nay khi các trường dựa vào đó để in giấy chứng nhận kết quả, xét tuyển. Tuy nhiên bộ cũng có sự chủ quan dẫn đến những rối rắm trong xét tuyển, thí sinh hoang mang, tốn kém cho xã hội. Do vậy, nếu nói rằng kỳ thi thất bại hoàn toàn là không đúng mà thành công hoàn toàn cũng có điểm chưa chính xác.

* Trong nhiều ngày qua, thí sinh và phụ huynh nháo nhào, mất ăn mất ngủ vì việc xét tuyển, nộp rồi rút hồ sơ và việc đi lại còn tốn kém hơn thi ĐH những năm trước. Liệu đây có phải là một “thất bại” của bộ không khi một trong những mục tiêu của kỳ thi THPT quốc gia là giảm áp lực, tốn kém cho xã hội?

- Như tôi đã nói, về bản chất và chủ trương của bộ về kỳ thi là thành công. Tuy nhiên bộ đã chủ quan với phần mềm xét tuyển, cho thí sinh đăng ký đến bốn nguyện vọng, cách gọi tên của đợt xét tuyển, dẫn đến việc chưa lường hết lượng thí sinh ảo, làm cho thí sinh và phụ huynh hoang mang.

Về bản chất, việc xét tuyển nguyện vọng 1 năm nay cũng giống như các đợt xét tuyển bổ sung của kỳ tuyển sinh ĐH năm 2014 trở về trước.

Điểm khác là việc xét tuyển bổ sung những năm trước lượng thí sinh không nhiều, đa số thí sinh điểm cao đã trúng tuyển. Còn năm nay toàn bộ thí sinh tham gia xét tuyển nguyện vọng 1 (đợt 1) một lượt, lượng thí sinh lớn trong khi lại được đăng ký đến bốn nguyện vọng dẫn đến tình trạng ảo rất cao.

Quyết định sai lầm của bộ là cho thí sinh đăng ký đến bốn nguyện vọng, tạo ra thí sinh ảo khủng khiếp.

d21791ed.jpg

Thí sinh và phụ huynh đến rút hồ sơ tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Đăng ký trực tuyến thì tốt hơn​

* Nên chăng cho thí sinh đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến để giảm áp lực đi lại và chi phí cho thí sinh và phụ huynh? Để thực hiện điều này thì bộ và các trường cần phải làm gì?

- Dĩ nhiên là tạo điều kiện để có thể đăng ký trực tuyến thì tốt hơn làm thủ công. Chỉ cần nhìn vào kết quả mà Trường ĐH Cần Thơ (và một số trường ĐH khác) đang làm sẽ rõ. Thực chất thì khi đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Cần Thơ kể cả những người đến nộp hồ sơ trực tiếp đều phải đăng ký trực tuyến.

Thí sinh nào biết sử dụng Internet thì tự vào trang web của trường đăng ký và lập phiếu đăng ký xét tuyển, em nào không biết làm thì khi đến trường nộp hồ sơ trực tiếp sẽ được SV tình nguyện hỗ trợ.

Khi thí sinh đã nộp hồ sơ trực tuyến rồi thì được gửi mật khẩu đến email cá nhân và khi cần chuyển ngành, thí sinh vào trang web của trường lập phiếu đăng ký mới rồi đóng tiền bằng cách nhắn tin bằng điện thoại di động theo số quy định thì việc đăng ký mới sẽ kích hoạt trong vòng vài giây. Không cần phải trực tiếp đến Trường ĐH Cần Thơ đăng ký chuyển ngành.

Tuy nhiên, thí sinh vẫn phải in phiếu đăng ký xét tuyển và gửi cho trường theo đường bưu điện để làm hồ sơ minh chứng. Việc làm hệ thống đăng ký online không khó, cái khó nhất là “có muốn làm hay không?”.

* Ông đánh giá kỳ thi đã thành công nhưng vẫn còn nhiều điều phải điều chỉnh để giảm áp lực cho xã hội. Theo ông, vấn đề mấu chốt cần phải thay đổi là gì?

- Việc tổ chức kỳ thi, duy trì kho dữ liệu chung là cần thiết và tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, để tránh ảo và các rắc rối phát sinh, mỗi thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng trong mỗi đợt xét tuyển. Điều này sẽ giúp tránh ảo khi đăng ký xét tuyển. Thời gian mỗi đợt xét tuyển không cần thiết kéo dài 20 ngày gây tình trạng mệt mỏi mà chỉ nên gói gọn trong 10 ngày. Kết thúc, trường nào thiếu sẽ tiếp tục xét tuyển bổ sung.

Bộ vẫn duy trì kho dữ liệu của mình nhưng không cần kiểm soát như năm nay, thí sinh chỉ có một giấy chứng nhận để xét tuyển nguyện vọng 1 nên không cần phải khóa dữ liệu của thí sinh, tạo nên những rắc rối không cần thiết. Việc xét tuyển nên để các trường tự chủ, sử dụng phần mềm của trường dựa vào dữ liệu từ kho dữ liệu chung của Bộ GD-ĐT.

Cái ảo trong khi đăng ký xét tuyển tạo ra sự hoang mang

Chủ trương của bộ là đúng nhưng khi thực hiện có phần chủ quan. Việc phụ huynh hoang mang, ồ ạt đến các trường rút hồ sơ trong mấy ngày qua dẫn đến tình trạng nháo nhào xét tuyển có phần lỗi của cả ba phía: Bộ GD-ĐT, các trường ĐH và cả thí sinh.

Ngay từ đầu bộ đã chủ quan bằng phần mềm lọc ảo của mình nhưng phần mềm này hiện nay chưa chạy, chỉ chạy khi thí sinh hoàn tất nộp hồ sơ nên ảo rất lớn. Bộ đã không lường hết số lượng ảo khi nộp hồ sơ xét tuyển, không lường trước hết sự rắc rối.

Thêm vào đó, nhiều trường chưa làm hết trách nhiệm khi thống kê không rõ ràng, ảo theo ngành rất nhiều, không bố trí đủ nhân sự khiến thí sinh chờ đợi, chưa chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc xét tuyển. Trong khi đó phụ huynh, thí sinh cũng quá vội vàng khi rút hồ sơ. Chính cái ảo trong khi đăng ký xét tuyển tạo ra sự hoang mang.

Việc công khai và minh bạch thông tin xét tuyển nhiều trường thực hiện chưa tốt. Hiện nay Trường ĐH Cần Thơ và một số trường ĐH đã sử dụng phần mềm xét tuyển riêng, loại ảo các nguyện vọng và đưa ra con số chính xác thí sinh cũng như điểm số đến thời điểm hiện tại.

Căn cứ vào đó thí sinh sẽ biết chính xác khả năng của mình rồi quyết định có rút hồ sơ hay không. Nếu trường nào cũng làm như thế sẽ giảm được sự hoang mang của thí sinh và phụ huynh.

Hơn nữa, cách quy định về tên gọi của bộ cũng tạo ra sự hiểu lầm, rối rắm, đã xét nguyện vọng 1 rồi trong đó lại có nguyện vọng 1, 2, 3, 4.

Điều này khiến thí sinh hiều lầm rằng nguyện vọng 1 sẽ được ưu tiên hơn nguyện vọng 2 khi xét tuyển, nhưng thực tế điều này chỉ có giá trị với từng thí sinh. Khi xét tuyển, trường xét tuyển theo ngành căn cứ vào điểm số của thí sinh chứ không phân biệt đó là nguyện vọng 1, 2, 3 hay 4.

MINH GIẢNG thực hiện
Tuổi Trẻ Online
 
Em thấy do bộ chưa lường trc dc các vấn đề có thể xảy ra nên mới dẫn đến tình trang này. Bộ suy nghĩ đơn giản là gộp hai kỳ thi là xong, còn những vấn đề nảy sinh sau này thì cứ nói rằng "Bộ sẽ lo được" nhưng thực tế thì lại chẳng đâu vào đâu
 
hix mấy trường top giữa và cuối năm nay gần như ko có thủ khoa vì mấy e điểm cao vào hết trường top trên. Thi ĐH bây giờ như thi trường chuyên lớp chọn vậy, giỏi vào hết 1 chỗ, dốt vào hết 1 chỗ.
 
Bây giờ thì ngồi bàn chuyện đã rồi,k biết bộ có rút được kinh nghiệm cho học sinh tụi em đỡ khổ k nữa:KSV@17::KSV@19::KSV@19::KSV@19:
 
Bây giờ thì ngồi bàn chuyện đã rồi,k biết bộ có rút được kinh nghiệm cho học sinh tụi em đỡ khổ k nữa:KSV@17::KSV@19::KSV@19::KSV@19:
Rút khi nào cho hết cái dây kinh nghiệm em ;)) Cải tiến, cải tiến, mãi cải tiến ;)
 
Mìmh thấy kì thi này fail lòi ra , bt tụi hs nó than đề khó thôi năm nay chúng nó than đủ thứ vấn đề , phản động dịp này cũng đc cớ kích động , lên face thì tụi thành phố với nông thôn tối ngày cãi nhau ba cái điểm cộng .Thành công cái mếu -_-
 
Năm ngoái chỉ nằm nhà xem điểm là đủ lo sợ rồi, năm nay ngoài việc run theo từng con điểm thì mấy đứa em mình còn phải đi đi lại lại đủ các trường. Vì vậy mình thấy được vài vấn đề như sau:
Vấn đề thứ nhất ở đây là phụ huynh không an tâm nên phải đi con theo nhưng cha mẹ cũng phải đi làm, chẳng lẽ nghỉ làm để đi theo con nộp đơn với rút đơn sao ?
Vấn đề thứ hai là nước ngoài làm được chưa chắc nước mình làm được. Các bác quan ngó xuống xem tình hình giao thông phương tiện nước ta có tốt như Mỹ, Pháp,... hay không rồi hẳn áp dụng. Nước người ta có TGV, tàu điện ngầm, đảo lớn đảo nhỏ đều được nối liền bằng cầu vượt biển... đi rất nhanh có thể nói là siêu tốc luôn. Nước mình thì sao ? Xe đò, xe buýt, xe lam, xe máy mà trèo đèo lội suối, tội nhất là các bạn ở đảo phải đi tàu cao tốc hay thuyền,... Tới được cái trường mà nộp đơn là vui rồi, sau vài ngày lại tiếp tục đi rút đơn nộp sang trường khác. Các thầy cô ngồi chấm thi chỉ một lần thì quá tiện nhưng học sinh và phụ huynh đi lại chục lần chắc cũng vui nhỉ ?!
Vấn đề thứ ba là chấm phúc khảo quá chậm, thế những em muốn đăng kí nguyện vọng 1 phải làm sao ? Họ thật sự không kịp xét nguyện vọng 1. Nếu chấm sai điểm một bài thi phải chăng cánh cửa đại học sẽ đóng lại với một học sinh rất oan ức sao ?
 
chưa qua tuổi 18 mà mê dzai Hàn kém tuổi là ko đc đâu nhá :KSV@11:
 
Mình lại thấy cải tiến sai sót nhiều nhưng có 1 điểm đáng khen, đó là: học sinh thi điểm cao không lo rơi vào trường ngoài top. Vì không phải xét hết nguyện vọng 1 mới đến nguyện vọng 2 mà cứ chiếu theo điểm từ cao xuống thấp. Mọi năm có cái bất cập thế này: học sinh tầm 25, 26 điểm thi cảnh sát hoặc Y gì đó, rớt --> đến lúc đó phải xét nguyện vọng 2, nếu nguyện vọng 1 đủ rồi thì thật sự không có cửa, thế là nhân tài lọt xuống các trường cao đẳng, trung cấp nhiều.
 
@emyeuconan TB nhà mình chuẩn bị làm buổi tạm biệt thằng Sấu đi du học đi :hee_hee: Sắp tạch Kĩ thuật quân sự cmnr =))))
 
Đang phân vân không biết có nên thi đại học hay không. Bây giờ thi đại học thất nghiệp rất nhiều, người thực sự giỏi cũng không tránh khỏi. Có 1 con đường là du học nhưng rất xa tầm tay. Học 12 năm tốn bao nhiêu tiền của bố mẹ mà ko đền đáp đc. Thực tại xã hội bây giờ chán quá
 
×
Quay lại
Top