Xử lý những lỗ hổng trong CV và đơn xin việc

Tuổi Trẻ 24

Tuoitre24.vn - Đào Tạo Khởi Nghiệp
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/2/2014
Bài viết
345
Đơn xin việc và CV của bạn là cách để nhà tuyển dụng biết được lâu nay bạn đã làm được những gì. Giả sử trước giờ bạn có rất nhiều lỗ hỏng trong suốt thời đi học hoặc trong công việc, thì dưới đây là cách làm thế nào để đảo ngược tình thế theo hướng tích cực.

Giả sử bạn sắp tốt nghiệp và đang tìm việc làm, bạn cần tăng tốc nộp nhiều đơn sao cho chuyên nghiệp và đầy thuyết phục; điều này sẽ thuyết phục nhà tuyển dụng nhìn kỹ hơn đơn của bạn. Một đơn hay CV thể hiện tốt thì cần phải súc tích, cách nhìn thấu đáo về những thành quả và kinh nghiệm của bạn – thường sẽ theo dòng thời gian.

Trong khi nhiều nhà tuyển dụng không dựa trên hình thức, nhưng họ sẽ chú ý đến việc có bị thiếu những khoảng thời gian nào hay không: ví dụ như bạn học một lớp hoặc một bằng cấp A nào đó nhưng lại học lâu hơn thời gian quy định. Rất quan trọng để suy nghĩ cẩn thận về những “lỗ hỏng” cần được giải thích như thế nào.

Không ai mà không có những khoảng thời gian nghỉ trong suốt quá trình học, và cũng có nhiều lý do biện hộ cho những lỗ hỏng này, thế nên bạn cũng không nên phí thời gian mà tự xỉ vả mình và cái tuổi trẻ vô nghĩa của mình. Hãy cố gắng tìm những mặt tích cực trong kinh nghiệm của bạn, ví dụ như nếu tình huống cá nhân của bạn có ảnh hưởng đến việc bạn có thể làm gì, đồng thời hãy học cách cảm thấy thoải mái đối với việc truyền đạt một lượng thông tin thích hợp theo lối bình tĩnh và rõ ràng.


CV-2.png.aspx


Bảng niên đại bất thường trong bài báo cáo của bạn

Dù bạn không cần phải đặt ra ngày bắt đầu nhưng theo lẽ thường thì bạn phải đặt ra ngày gặt hái được kết quả. Nhà tuyển dụng chắc sẽ chú trọng xem có năm nào dư nằm trong bảng báo cáo học tập hay không.
Cuối cùng, nhà tuyển dụng hứng thú với kết quả mà bạn đạt được (và kinh nghiệm làm việc) hơn dòng thời gian bất thường, nhưng cũng phải chuẩn bị tinh thần trước cho việc giải thích bất cứ sự bất thường nào theo cách lich sự và thẳng thắn. Với bất cứ sự may mắn nào, bạn sẽ dùng cơ hội đó để truyền đạt những cái tích cực về chính bạn: ví dụ, nhờ sự can đảm thuyết phục để đổi hướng học tập hoặc thi lại sau một những tình huống khó khăn.

Các kỳ nghỉ: bạn đã làm gì mùa hè rồi?

Bạn không cần ghi chi tiết các kỳ nghĩ bạn đã làm gì trong đơn – tuy nhiên, phải nhận thức rằng nếu bạn có quá ít hoặc không có kinh nghiệm thì bạn sẽ thua những người khác. Nếu bạn không chọn đi theo con đường này, hãy sẵn sàng nói về việc bạn đã làm gì suốt những tháng rãnh rỗi. Ví dụ, nếu bạn đi du lịch hoặc học thêm thì phải chắc chắn rằng bạn có thể giải thích lý do cơ bản đằng sau những lựa chọn của mình và bạn cảm thấy nó đã kết thúc như thế nào cũng như bạn đã học được gì.

Các mánh khóe hàng đầu dùng để trình bày thông tin trên CV của bạn

· Để thông tin quan trọng lên trước tiên khi liệt kế các bằng cấp học vấn và việc làm: chủ đề và kết quả đạt được, vị trí trong công việc và công ty. Có thể thêm ngày vào nhưng để trong dấu ngoặc đơn.

· Đừng cảm thấy rằng mình buộc phải đưa ra lý do cho các khoảng thời gian không bình thường(chẳng hạn chỉ ra việc bạn đã thi trình độ A ba năm sau khi tốt nghiệp) – nhưng nếu bạn được mời đi phỏng vấn thì cũng phải chuẩn bị sẵn lời giải thích xứng đáng.

· Đừng dựng chuyện để lắp đầy lổ hỏng: thật quá dễ để bị phát hiện và bạn còn không có vẻ thuyết phục.

· Quen với việc ghi lại những điều bạn làm khi bạn không đi học hoặc đi làm. Nếu bạn đang đi học hoặc đang đi làm, đừng quên ghi lại những cái bạn đã làm trong kỳ nghỉ và cuối tuần. Có thể mau quên việc bạn đã đạt được bao nhiêu và học được bao nhiêu từ những hoạt động này.

Theo: https://kynang.tuoitre24.vn/ky-nang...ly-nhung-lo-hong-trong-cv-va-on-xin-viec.html
 
×
Quay lại
Top