Xử lý câu hỏi phỏng vấn: "Bạn nghĩ mình đáng giá bao nhiêu?"

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
tai-xuong-30-.jpg

Xử lý tốt các câu hỏi “khoai” của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn sẽ giúp bạn “ghi điểm” với ông chủ tương lai.

Nội dung nổi bật:

- Thảo luận về lương chưa bao giờ là việc dễ dàng, nhưng dù sao vẫn phải nói về nó nên các ứng viên phải hết sức thận trọng khi thảo luận về vấn đề này.

- Khi thảo luận cũng là lúc mà bạn phải mạnh dạn nâng cao giá trị của mình và có sự chuẩn bị sẵn sàng để đi đến mục đích cuối cùng.

- Lynn Taylor một chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu môi trường làm việc đã đưa ra một số lời khuyên cho các ứng viên đi phỏng vấn xin việc để xử lý câu hỏi hóc búa trên.

Trong một cuộc điều tra mới đây thông qua mạng xã hội, chúng tôi đã nhận được một số câu hỏi mà người đi xin việc thường gặp nhất trong các cuộc phỏng vấn.

Một độc giả đã gửi thư cho chúng tôi như sau: “Tôi hiện đang phỏng vấn để tìm việc và nhà tuyển dụng đã hỏi tôi rằng tôi muốn nhận được mức lương bao nhiêu nếu trúng tuyển. Tôi thật sự bối rối và không chắc chắn vào câu trả lời. Tôi muốn nhận đươc những gợi ý cho câu trả lời”.

Thảo luận về lương chưa bao giờ là một việc dễ dàng, nhưng dù sao thì vẫn phải nói về nó, thường thì họ sẽ đưa ra một vài gợi ý trong suốt quá trình phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi về công việc hiện tại bạn đang làm và kèm sau đó là câu hỏi “Bạn muốn nhận được bao nhiêu nếu nhận công việc này?” Hay “Bạn nghĩ mình đáng giá bao nhiêu?

Những câu hỏi này thường rất khó để trả lời bởi vì bạn không muốn làm cho nhà tuyển dụng cảm thấy hoang mang khi đưa ra một mức tiền lương mà họ không thể trả. Bạn cũng không muốn nhận được một con số thấp hơn mức lương mà họ dự tính mang lại cho bạn.

Theo Lynn Taylor, một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về môi trường làm việc cấp quốc gia và là tác giả của cuốn sách “Làm vừa lòng kẻ bá quyền nơi công sở: Bạn sẽ điều chỉnh hành vi thiếu chín chắn của sếp như thế nào trong khi vẫn có thể chú trọng vào việc phát triển sự nghiệp của mình”, bà đã đưa ra gợi ý khi nhà phỏng vấn hỏi: “Mức thu nhập như thế nào sẽ khiến bạn hài lòng?” đây là lúc mà bạn phải mạnh dạn nâng cao giá trị của mình và có sự chuẩn bị sẵn sàng để đi đến mục đích cuối cùng.

Biết được giá trị hiện tại của mình sẽ giúp bạn đạt được mục đích trong quá trình thương lượng. “Nhưng theo quy luật chung bạn sẽ nhận được mức lương tăng khoảng 10% đến 20% khi thay đổi công việc” bà giải thích. Điều đó còn phụ thuộc vào thành tích, khả năng bắt nhịp, kiến thức tổng hợp, tác phong làm việc và thái độ làm việc của bạn và nhiều yếu tố khác. Mức tăng lương có thể còn cao hơn nếu như công việc của bạn đang “khan hiếm” lao động hay ông chủ hiện tại của bạn đang trả cho bạn mức lương thấp hơn so với thị trường.

Dưới đây là một số lời khuyên bổ sung từ Taylor để xử lý câu hỏi hóc búa này:

- Hãy tự đưa ra một mức lương nhưng không phải là một con số cụ thể. Điều này sẽ mang đến cho bạn sự thoải mái trong khuôn khổ đã định sẵn và bạn có thể tự do yêu cầu lên mức cao nhất trong phạm vi của mình, bà gợi ý “Bạn có thể thương lượng từ mức cao xuống mức thấp như trong bất kì cuộc thương lượng nào. Bên cạnh giới hạn cao nhất thì bạn cũng phải biết giới hạn thấp nhất mà mình có thể chấp nhận”

- Theo tôi nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi nói “Tôi nghĩ tôi xứng đáng nhận được X” tham khảo từ suy nghĩ của bạn. Vậy bạn hãy nói những từ khách quan hơn “Như với vị trí công việc và kinh nghiệm của mình tôi thấy mình xứng đáng với mức X”. “Luôn thực tế và giữ vững quan điểm của mình”. Taylor gợi ý.

- Hãy luôn trung thực. Hãy chắc chắn rằng bạn đừng bao giờ ba hoa về mức lương hiện tại của mình hòng nhận được một mức lương cao hơn. Thế giới này nhỏ bé lắm và sự thật sớm hay muộn cũng sẽ được phơi bày.

- Hãy quan tâm về tổng thể các khoản được nhận trước khi bạn đi vào từng chi tiết. Họ có thể hỏi bạn về mức lương, nhưng còn tiền thưởng, quỹ hưu trí, lựa chọn cổ phiếu, tiền trợ cấp đào tạo, chế độ nghỉ phép hàng năm, phụ phí đi lại, bảo hiểm y tế, hay cân nhắc được sử dụng xe của công ty? Hãy tìm hiểu kĩ mọi điều trước khi bạn đưa ra con số cụ thể.

- Yêu cầu hợp lý. Đừng đưa ra yêu cầu bất hợp lý về tiền lương. “Nếu bạn đòi một tấc lên trời thì phải chuẩn bị để giải thích cho nhà tuyển dụng” Taylor nói “Ví dụ nếu bạn nói “ tôi đang kiếm được 100.000$ và tôi muốn kiếm được khoảng 150.000$ thì bạn chỉ nhận được một cái nhướn lông mày từ nhà tuyển dụng. Nhưng nếu bạn đưa ra lý do người chủ cũ đã trả cho bạn một mức lương chưa tương xứng với khả năng của mình thì có thể bạn sẽ nhận được sự đánh giá cao hơn. Ví dụ như: môi trường kinh doanh khó khăn, thu hẹp sản xuất, giảm biên chế, cắt giảm lương hay các khoản thực tế cộng thêm và các đặc quyền về lương bổng.

- Đừng bộc lộ quá sớm. Đừng bao giờ đưa ra một con số và rồi ngay sau đó nói rằng “Vâng có lẽ tôi không xứng đáng với con số như vậy” chỉ vì nhà tuyển dụng nhìn bạn với ánh mắt ngạc nhiên. Nếu bạn đã tìm hiểu và nghĩ rằng bạn xứng đáng với điều đó hãy giữ vững quan điểm của mình trong khả năng có thể. Và sau đó có khi bạn phải nhân nhượng nhưng đừng để nhà tuyển dụng nghĩ rằng làm việc đó là dễ dàng đối với bạn

- Giả sử bạn đang trong quá trình thương lượng. Nếu bạn nhận ra rằng nhà tuyển dụng đang cố gắng áp đặt bạn và không cho bạn cơ hội thể hiện mình thì bạn có thể nói như sau: “Tôi sẽ cảm thấy thoải mái và linh hoạt khi đề cập đến tiền lương cho công việc mà mình nhận vậy ngài có thể cũng linh động khi trả lương cho vị trí của tôi chứ?”

- Hãy suy nghĩ trước khi nói. Hãy nhớ rằng một phần của sự thương lượng là họ sẽ chấp nhận cho bạn mức lương với thời hạn từ 3 đến 6 tháng, theo Taylor “Nếu bạn đạt được điều này bằng một hợp đồng và mức lương vượt quá mong đợi của mình thì cũng có thể bạn sẽ có được mức lương mục tiêu vào cuối năm”.

- Hãy chú ý. “Giống như mọi việc khác, trong quá trình phỏng vấn sự chú ý lắng nghe và quan sát và đưa ra phản ứng của mình trước thái độ của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tăng được cơ hội thành công cho mình” bà nói. Hãy để nhà tuyển dụng chỉ đường cho bạn.

Lời kết:

Nếu bạn thực sự không biết hay không quan tâm hoặc né tránh câu hỏi này, thì cuộc phỏng vấn sẽ trở lên tồi tệ. Nhưng nếu bạn thực sự không biết hay không quan tâm về tiền lương hay bạn cảm thấy không thoải mái khi đưa ra câu trả lời thì bạn có thể nói một câu đại loại như “Tôi đến đây để tìm kiếm một cơ hội thể hiện mình trong một môi trường làm việc tốt hơn, và mong muốn đóng góp vào sự phát triển của công ty, còn tiền lương thực sự không phải là tiêu chí hàng đầu của tôi”.

Không nhân nhượng. Hãy nhớ một khi bạn đã được đặt vào bàn thỏa thuận lương bổng thì đừng nhân nhượng với những gì mà bạn cảm thấy không hợp lý. Nếu bạn có thể nhận biết được giá trị của mình thì sớm hay muộn cũng sẽ tìm được công ty có thể thỏa mãn được yêu cầu của bạn.

Thụy Dương (BI)/ Theo Trí Thức Trẻ​
 
×
Quay lại
Top