Xu hướng của tương lai

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Những học sinh (HS) có học lực trung bình hoặc học viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên nên hướng đến những trường ĐH có điểm chuẩn cận sàn hoặc các trường CĐ. Các bạn cũng có thể nộp đơn vào các trường chỉ xét tuyển mà không tổ chức thi như CĐ nghề, trung cấp nghề hay trung cấp chuyên nghiệp.

95160c560727e4-img-826209-2548.jpg

Ảnh minh họa

Học nghề: 70% thực hành

Tại nhiều nước phát triển, việc học nghề rất được chú trọng. Ngược lại, trường nghề ở nước ta thường là sự lựa chọn cuối cùng, dù Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích. Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý - Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Kinh tế công nghệ TP.HCM cho rằng: “Chúng ta chưa có sự tuyên truyền tốt cho các em HS và phụ huynh về mặt tư tưởng. Tuy gần đây, xã hội đã có cái nhìn tương đối cởi mở hơn với các hệ đào tạo CĐ nghề, trung cấp nghề nhưng đại đa số vẫn nhận thức khá sai lệch về bậc đào tạo này, dù trên thực tế nó không hề thua kém bậc đào tạo “hàn lâm”.

Học nghề không phải chỉ cơ bản là sử dụng sức lao động, mà bạn cần phải có một nền tảng văn hóa nhất định để tiếp thu những gì giảng viên truyền đạt. Học nghề, đồng thời phải học cả văn hóa, không những nâng cao tay nghề mà còn nâng cao kiến thức của người học. Học nghề có thời lượng đào tạo thực hành chiếm đến 70% trên tổng thời lượng học tập của sinh viên (SV) trong suốt thời gian học. SV phải làm bài tập, bài tổng kết, bài thực hành thực tế cho mỗi môn học giúp kiến thức khắc sâu.

Với phương thức chỉ xét tuyển, đồng thời đào tạo liên thông tại các trường CĐ nghề, trung cấp nghề thì việc lựa chọn một ngành học phù hợp tại đây là phương án khả thi cho các thí sinh thi rớt THCS hoặc không đậu ĐH, CĐ vẫn có thể có một nghề nghiệp vững chắc, đảm bảo cuộc sống; một mặt, giảm áp lực lao động không được đào tạo, cung cấp cho xã hội một lượng lao động sơ - trung cấp lành nghề.

Sau hai đến ba năm học tập, tùy theo bậc học, nếu người học muốn nâng cao trình độ thì có thể lựa chọn ngành học thích hợp để học liên thông lên cao hơn. Với thông tư 55/2012/TT-BGDĐT được ban hành cuối năm 2012, SV CĐ nghề, trung cấp nghề đã có cơ hội ngang bằng với các bậc đào tạo chuyên nghiệp (thuộc Bộ GD-ĐT) về vấn đề liên thông. Do đó, SV chỉ cần chuyên tâm học tập và có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng cho bản thân.

05-04-2013-10-17-21-sa-826209-2853.jpg

Lựa chọn thông minh

Đối với nam, nên chọn những khóa học từ một năm trở lên ở các trường đào tạo về điện công nghiệp và dân dụng, đầu bếp, cơ khí, điện máy, sửa chữa ô tô, thợ hàn, thợ cắt gọt kim loại, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, thiết kế đồ họa, xây dựng, điện tử viễn thông…Đây là những nghề có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Khi lựa chọn những trường này, các bạn phải chú ý đến: Bằng sẽ do ai cấp? Chương trình học có bảng điểm hay không? Trường có chức năng đào tạo và cấp bằng của Sở GD-ĐT hoặc Sở Lao động - Thương binh Xã hội không?

Bên cạnh đó, còn phải quan tâm đến bảng điểm. Một số trường chỉ cấp một bảng điểm ghi thời gian học, kết quả thi tốt nghiệp xếp loại mà không ghi chi tiết cấu trúc chương trình học, thời gian học… Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng không hiểu các bạn đã được học gì về nghề đó, có đáp ứng được với công việc của nhà tuyển dụng không? Và quan trọng nhất, trong thời gian đi học nghề, bạn cố gắng dành thời gian để học ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Sau khi kết thúc chương trình học, các bạn vừa có bằng cấp được quốc gia công nhận, bảng điểm chi tiết, kỹ năng làm việc, thực hành thành thạo sẽ rất dễ có được việc làm ngay.

Đối với nữ, có rất nhiều nghề nhưng bạn nên chọn các chương trình trung học nghiệp vụ về kế toán, ngoại ngữ và học thêm các lớp chuyên đề như PR, marketing, nghiệp vụ bán hàng, công nghệ chế biến nông lâm sản, du lịch, dược, nhà hàng khách sạn, thợ may công nghiệp…

Để học được ở một trường nghề tốt, các bạn phải chọn lựa kỹ càng, không nên quá tin những lời quảng cáo, giới thiệu về trường. Các vấn đề chúng ta cần quan tâm là: Cơ sở vật chất để phục vụ đào tạo có tốt không? Trình độ đội ngũ giáo viên, mức độ danh tiếng của trường? Văn bằng có thể liên thông được với các bậc học cao hơn hay không? Tỷ lệ SV ra trường có việc làm là bao nhiêu? Đánh giá của cựu HS và doanh nghiệp về trường? Học phí, học bổng, các hoạt động hỗ trợ SV. Nếu có điều kiện, chúng ta nên đi tham quan thực tế cơ sở của trường và tìm hiểu đầy đủ các yếu tố trên trước khi nộp đơn xét tuyển.

Tất cả các bạn có học lực trung bình nên vừa học vừa làm, sau một thời gian làm việc có kinh nghiệm, các bạn có thể chọn các trường có liên thông lên ĐH, lúc đó các bạn sẽ được trang bị những kiến thức ở các bậc học cao hơn để phục vụ cho công việc của mình.
Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top