Xe đi vào đường cấm, giờ cấm bị xử phạt bao nhiêu?

tuphapviet

Thành viên
Tham gia
19/7/2016
Bài viết
0
Trong nội đô thành phố Hà Nội, vào giờ cao điểm, các loại ô tô có trọng tải lớn, cồng kềnh... dù có giấy phép vào phố cấm vẫn sẽ bị cấm hoạt động hoàn toàn. Nếu chủ phương tiện vi phạm sẽ bị phạt từ 300 đến 500 nghìn đồng.

xe-di-vao-duong-cam.jpg

Quy định xử phạt các xe đi vào đường cấm, giờ cấm

Các tuyến phố bị cấm và hạn chế lưu thông

Theo quyết định thi hành, các tuyến đường vành đai: Âu Cơ, Nghi Tàm, Yên Phụ, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Nguyễn Khoái, Minh Khai, Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân, Kim Giang, Khương Đình, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tuân, Trần Duy Hưng, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng trở vào trung tâm thành phố sẽ là khu vực hạn chế hoạt động các phương tiện giao thông.

Nội dung hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong giờ cấm

Quyết định 240/QĐ-UB có hiệu lực từ ngày 15/1/2006.

  • Với các loại xe ô tô vận tải có tải trọng đến 1,25 tấn dù đã được cấp giấy phép vào phố cấm vẫn sẽ không được phép hoạt động trong các giờ cao điểm theo khung giờ từ 6h30 đến 8h30 và từ 16h30 đến 20h.
  • Với các loại xe ô tô vận tải có tải trọng từ 1,25 tấn đến 2,5 tấn không được phép hoạt động trong khung giờ từ 6h đến 20h.
  • Với các loại xe ô tô vận tải có trọng tải hơn 2,5 tấn và các loại xe, máy thi công không được phép hoạt động trong khung giờ từ 6h đến 21h.
  • Với các loại xe vận tải siêu trường, siêu trọng và các xe ô tô tải có trọng tải hơn 10 tấn phải có giấy phép lưu hành đặc biệt (giấy phép phố cấm) do Sở Giao thông công chính Hà Nội cấp mới được phép hoạt động trong địa bàn thành phố và chỉ được hoạt động trong khung từ 21h đến 6h sáng hôm sau.
  • Với các loại xe ô tô chở khách, xe chở thực phẩm tươi sống và các loại xe chuyên dùng như xe cắt sửa cây, tưới nước rửa đường, hút bụi, vận chuyển bùn, thu gom rác,... cấm hoạt động trong các giờ cao điểm hàng ngày, trừ các loại xe hợp đồng đưa đón cán bộ, công nhân viên, học sinh sinh viên, xe phục vụ đám cưới, tang lễ, du lịch.
  • Với các loại xe Lambro, xe công nông, máy trộn bê tông tự hành không được phép hoạt động trên tuyến đường vành đai 3 và các tuyến quốc lộ thuộc địa phận Hà Nội.
  • Với các loại xe thô sơ như xe đạp từ hai chỗ ngồi trở lên, xe xích lô, xe súc vật kéo, xe người kéo, xe đẩy... không được phép hoạt động trong khu vực nội thành.
  • Với các xe xích lô du lịch đã đăng ký, được bảo đảm về an toàn và mỹ thuật muốn tham gia lưu thông trong thành phố,sẽ chỉ được phép hoạt động ngoài các khung giờ giờ cao điểm.
dich-vu-giay-phep-vao-pho-cam.png

Dịch vụ xin giấy phép vào phố cấm

Quy định xử phạt các xe đi vào đường cấm, giờ cấm

  • Với các loại xe ô tô khi vi phạm các quy định tại quyết định này sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
  • Xe máy kéo khi vi phạm sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
  • Xe thô sơ bị khi vi phạm sẽ bị xử phạt từ 20.000 đến 40.000 đồng.
  • Hơn nữa, với tất cả các loại xe cố tình vi phạm và có thái độ chống thi hành, sẽ bị phạt theo hình thức phạt tạm giữ phương tiện.
Như vậy, các loại xe muốn tham gia lưu thông trong địa bàn thành phố Hà Nội, trong các tuyến phố cấm và trong các khung giờ cấm phải xin giấy phép đi vào đường cấm do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định mới được phép tham gia giao thông. Còn lại tất cả các trường hợp khác khi tham gia giao thông đều bị xử phạt theo quy định.

Theo Tư Pháp Việt
 
×
Quay lại
Top