Xã hội học: Bất bình đẳng – phân tầng xã hội

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
1.Bình đẳng xã hội
•Muốn hiểu đúng chúng ta phải xuất phát từ cách hiểu thế nào là bình đẳng
•Bình đẳng được xem xét và hiểu trên hai bình diện có quan hệ mật thiết với nhau
•bình diện tự nhiên và bình diện xã hội

Về mặt tự nhiên con người được sinh ra không có những năng lực thể chất và tinh thần hoàn toàn giống nhau ; chúng khác nhau ngay từ bẩm sinh – do đó quan niệm bình đẳng tự nhiên không được chấp nhận.

Trên bình diện xã hội, bình đẳng hay bất bình đẳng (về kinh tế, về chính trị, về văn hoá, về chủng tộc...) đều có nguồn gốc, có nguyên nhân từ xã hội.

Trước nay hai quan niệm cơ bản về bình đẳng xã hội luôn luôn đấu tranh phủ định lẫn nhau

•có trường phái xem bình đẳng xã hội là cơ may ban đầu (nhờ được tạo ra điều kiện xã hội bình đẳng khi con người bước vào cuộc sống),

•trường phái khác lại quan niệm rằng bình đẳng là nhờ sự phân phối của cải ở những mức độ giống nhau cho mọi người

Những nhà xã hội học Mácxít quan niệm sự bất bình đẳng bắt nguồn từ sự phân chia giai cấp trong xã hội.

•Khi xã hội còn có giai cấp khác nhau, có đấu tranh giai cấp thì cũng có nghĩa là vẫn tồn tại tình trạng bất bình đẳng xã hội .Muốn có bình đẳng xã hội đích thực, phải đấu tranh xoá bỏ sự phân chia giai cấp trong đời sống xã hội.

-Những nhà Mácxít chủ trương xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa (đó là thời kỳ quá độ để tiến lên cộng sản chủ nghĩa), đó là xã hội công bằng hợp lý, bất bình đẳng xã hội sẽ được xoá bỏ hoàn toàn.

•Các công trình nghiên cứu xã hội học ngày nay cho thấy việc xoá bỏ bất bình đẳng xã hội là việc cực kỳ phức tạp cả về mặt lí luận cũng như về thực tiễn

Tuy nhiên đấu tranh xoá bỏ bất bình đẳng vẫn là một trong những nội dung chủ yếu, rất cơ bản của các phong trào xã hội tiến bộ trên thế giới.

•Bất bình đẳng xã hội, trong thực tế cũng bao hàm hiện tượng phân tầng xã hội ,xét đến cùng đều có nguyên nhân sâu xa từ xã hội.

2.Phân tầng xã hội

•Trong xã hội học hiện đại người ta ít nói đến giai cấp mà thường hay dùng khái niệm phân tầng xã hội (Social ratification )

Các nhà xã hội học Mỹ quan niệm rằng xã hội hiện tại thường được phân thành những tầng lớp khác nhau, sự phân loại này dựa theo một số đặc trưng như mức thu nhập, mức độ giàu có, chủng tộc, nghề nghiệp, lứa tuổi.

•Mỗi tầng lớp như vậy có vị trí nhất định trong bậc thang xã hội, có cơ may thăng tiến và có lối sống có tính đặc thù khác nhau.

-khái niệm phân tầng có phạm vi rộng hơn hiện tượng phân chia giai cấp trong xã hội

•giai cấp chỉ là một tiêu chí trong nhiều tiêu chí để phân xã hội thành các tầng lớp khác nhau

•Vả chăng hiện tượng phân tầng vốn có từ trong các xã hội cổ xưa.

•Ơ Ấn Độ cổ đại có tới 4 đẳng cấp (tầng lớp) như tăng lữ (brahman), chiến binh (kshatriyas), thợ thủ công, người làm ruộng, dân buôn bán (Vaicyas) và cuối cùng là đầy tớ (Sudras)

ở Trung Hoa cổ đại thì có người quân tử và kẻ tiểu nhân (kẻ thống trị và kẻ bị trị)có tứ dân gồm sĩ, nông, công, thương...

•Marx Weber đưa ra 3 tiêu chuẩn để phân biệt :

1.uy tín

2.thu nhập (các giai cấp)

3.quyền lực (lãnh đạo và bị lãnh đạo)

Theo Marx giai cấp và đấu tranh giai cấp là động lực chủ yếu của sự phát triển của lịch sử nhân loại trong thời kỳ xã hội có giai cấp.

•Các nhà xã hội học theo thuyết chức năng (Davis, Moore, Parsons...) xem phân tầng xã hội là một tất yếu đáp ứng sự vận hành của xã hội

bởi lẽ mỗi tầng lớp xã hội có một chức năng xã hội riêng)

•Sự khác nhau là ở chỗ sự phân tầng theo quan điểm Mác – Lênin được lý giải trên cơ sở xung đột xã hội còn lý luận của Parsons lại dựa trên cơ sở hợp tác xã hội.

•Nhìn chung phân tầng xã hội là hiện tượng tính chất phổ quát toàn nhân loại, do đó vấn đề này luôn luôn thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu xã hội học.

3. Di động xã hội

•Khi nói đến phân tầng xã hội, trong thực tế hiện tượng này đã bao hàm tính di động của xã hội

•Xã hội trong cơ cấu đã bao hàm hiện tượng phân tầng, phân lớp, có sự bất bình đẳng thì đương nhiên sự đấu tranh để cải thiện địa vị, lợi ích..

và sự di chuyển của các cá nhân trong các thang bậc xã hội, tất nhiên tạo ra sự di dộng xã hội (social mobility).

• Khái niệm “di động xã hội“ hàm nghĩa sự “di chuyển của các cá nhân từ giai cấp, tầng lớp này sang giai cấp và tầng lớp khác“.

•mỗi cá nhân tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh riêng...có thể di chuyển lên hoặc di chuyển xuống, hoặc giữ nguyên tầng bậc cũ.

Khi ta nghiên cứu hiện tượng này phải tìm ra các nhân tố xã hội khác nhau tác động vào sự di chuyển của các nhóm hay của cá nhân

•so sánh sự di động của nhóm này với nhóm khác

•hiện tượng di động ở nước này, vùng này so với nước khác nhằm để phát hiện ra các yếu tố mang tính quy luật của hịên tượng này.

- kiểu di động :
a. di động theo chiều dọc
b .di động theo chiều ngang
c.di động trong một thế hệ hay liên quan đến nhiều thế hệ.

Sự di động và sự phát triển

•xã hội nào xét trên thực tế cũng luôn luôn vận động và phát triển theo một hướng nhất định.

Trong quá trình vận động, phát triển đó, vị thế và vai trò xã hội cũng luôn luôn có sự di động, biến chuyển theo.

•xét ở góc độ tương đối, xã hội nào cũng phải có cấu trúc tương đối ổn định, có như vậy mới có cơ sở thực tế cho mọi quá trình phát triển.

•Trong xã hội phong kiến cổ truyền (ở phương Đông cũng như ở Phương Tây) xã hội được phân chia thành các đẳng cấp, tầng lớp khác nhau

những địa vị xã hội được xác định và cố định nhờ nguồn gốc dòng dõi và sở hữu mà con người nào đó được “thừa hưởng“ một cách “tự nhiên“, được xã hội gán cho theo kiểu:

-“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa“...

•Xét về “lí thuyết“ hầu như địa vị này không thay đổi bởi chính những người ở trong tầng lớp đó là do xã hội “gán cho“.

Xã hội hiện đại quan niệm rằng sự bất bình đẳng gắn với địa vị xã hội và người ta quan tâm đến sự thành đạt, vươn tới các địa vị ấy.Nguyên nhân chính là do tính di động xã hội được xem là mặt quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội.
ST
 
×
Quay lại
Top