Vượt ngục khỏi 3 lý do “củ chuối” khiến khởi nghiệp kinh doanh thất bại

thoisinhvien

Banned
Tham gia
14/11/2011
Bài viết
0
Nếu theo dõi các con số thống kế, bạn sẽ thấy có rất nhiều các doanh nghiệp được thành lập mỗi năm, nhưng chỉ có khoảng 44% trong số đó có khả năng tồn tại và phát triển bền vững suốt nhiều năm qua. Những rào cản, sự suy thoái kinh tế, cường độ cạnh tranh khốc liệt,… là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ. Nhưng, một trong những lý do lớn nhất khiến cho hành trìnhkhởi nghiệp kinh doanh của nhiều người gặp thất bại chính là khả năng quản lý rủi ro kém.





Hình 1: Vượt ngục khỏi 3 lý do khiến bạn khởi nghiệp kinh doanh thất bại



Sự thành công hay thất bại của mỗi một doanh nghiệp mới được quyết định dựa trên sự ảnh hưởng của các mối rủi ro. Trong một số ngành thì rủi ro là hiện hữu và có thể dễ dàng nhìn thấy nhưng lại có rất nhiều ngành mà các rủi ro giống như một mảng tối khiến các doanh nghiệp phải mày mò tìm kiếm và kiểm soát. Nhưng dù là thế nào đi chăng nữa thì một tầm nhìn xa cùng sự chủ động là đủ để bạn có thể xây dựng một chiến lược tốt giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ doanh nghiệp của mình.



Để giúp bạn có thể khởi đầu một cách thuận lợi, dưới đây là ba trong những thách thức lớn nhất mà bất cứ doanh nghiệp mới nào cũng phải đối mặt:

Khoảng trống kiến thức và kỹ năng
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh đều có chung ước mơ là vươn đến được sự thành công một cách nhanh chóng nhất. Chính điều đó đã khiến cho nhiều chủ doanh nghiệp quyết định đầu tư và thực hiện các chiến lược phát triển mạnh mẽ mà quên mất rằng cần phải xem xét đến các yếu tố nguồn lực khác, đặc biệt là con người. Việc tìm kiếm thành công như vậy có thể là một cú sốc thực sự đối với toàn bộ hệ thống doanh nghiệp, khối lượng công việc có thể sẽ vượt xa khả năng của đội ngũ sáng lập, phát triển những lỗ hổng kiến thức và các kỹ năng quản lý.





Hình 2: Khoảng trống kiến thức và kỹ năng



Cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro này xuất phát từ chính đội ngũ sáng lập. Họ cần phải có đủ khả năng thích ứng với nhu cầu phát triển của công ty, phải luôn theo dõi, kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo mang lại những ứng cử viên tốt nhất có thể điều hướng giai đoạn phát triển lớn tiếp theo của công ty.

Các đối thủ cạnh tranh mới nổi
Bất cứ doanh nghiệp mới nào cũng đều phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Bạn không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn mà còn phải chuẩn bị sẵn sàng “cú đáp trả” đối với những đối thủ cạnh tranh mới nổi đang nhắm mục tiêu về phía bạn. Phải luôn nghĩ rằng: có rất nhiều doanh nghiệp đang và mới thành lập luôn chờ đợi trong bóng tối để xem xét những gì bạn đang làm, rồi sẵn sàng bắt chước để nhảy vào cạnh tranh trên cùng một thị trường, tại cùng một thời điểm với các sản phẩm/dịch vụ giống nhau.





Hình 3: Các đối thủ cạnh tranh mới nổi



Để giảm thiểu rủi ro này và tồn tại trước sự tấn công dồn dập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, mỗi doanh nghiệp trong hành trình khởi nghiệp kinh doanh cần phải xây dựng cho mình một tập hợp các biện pháp phòng thủ sớm và an toàn. Đó có thể là phát triển thương hiệu và tiếp thị để thiết lập lòng trung thành của khách hàng, hoặc có thể là phân bổ lại nguồn lực để cải tiến, sáng tạo, đổi mới sản phẩm một cách liên tục. Dù thế nào đi chăng nữa, miễn là các nhà quản lý chủ động hơn trước sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh mới nổi thì sẽ có rất nhiều cách thức độc đáo để thoát ra khỏi “đám đông”.

Phân bổ cổ phần
Một sai lầm trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh mà rất nhiều người mắc phải, đó là phân chia đều hết cổ phần cho tất cả công nhân viên trong công ty ngay từ đầu. Mặc dù hành động này hoàn toàn có ý nghĩa vì các chủ doanh nghiệp muốn chia cho nhân viên của mình những “miếng bánh” nhất định, từ đó kích thích họ lao động và làm việc nhiệt tình, trách nhiệm hơn, bởi lẽ lợi ích của công ty khi đó cũng chính là lợi ích của bản thân họ. Nhưng các chủ doanh nghiệp đã hoàn toàn không nghĩ đến nhiều vấn đề về lâu dài, chẳng hạn như một ai đó nghỉ việc và rời bỏ công ty sớm, khi đó, họ có thể bị mất khả năng bù đắp các khoản đầu tư. Không những thế, việc phân bổ cổ phần ngay từ đầu như thế cũng sẽ kìm h.ãm phần nào sự tăng trưởng của doanh nghiệp.





Hình 4: Phân bổ cổ phần

Xem thêm:

Thiết kế web bán hàng

Báo giá thiết kế website

Mách bạn cách để biến ước mơ kinh doanh thành hiện thực

Đi tìm lời giải “Vì sao sinh viên khởi nghiệp thường hay thất bại?”



Để giảm thiểu nguy cơ rủi ro này, tốt nhất là bạn nên để lại một phần lớn cổ phần chưa phân bổ và chỉ phân chia một lượng cổ phần nhất định cho cán bộ công nhân viên. Hãy phân bổ vốn dựa vào khả năng tăng giá trị sau đó trong suốt vòng đời tồn tại và phát triển của công ty.



Có thể nói, bất cứ doanh nghiệp nào khi mới bắt đầu vòng đời của mình cũng sẽ gặp phải rất nhiều rào cản. Ba thách thức mà chúng tôi nêu ra trên đây cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong số những rào cản mà một doanh nghiệp phải đối mặt, nhưng đó lại là những rào cản phổ biến và quan trọng nhất. Bằng cách giải quyết tốt nó ngay từ đầu, bạn có thể gia tăng theo cấp số nhân khả năng và cơ hội tồn tại của doanh nghiệp mình. Và đó cũng chỉ là vấn đề của kế hoạch, sự linh hoạt và chủ động hơn mà thôi.



(Tổng hợp từ smallbusiness.yahoo.com)

Blog Bizweb - nguồn bài viết: https://blog.bizweb.vn/vuot-nguc-khoi-3-ly-do-cu-chuoi-khien-khoi-nghiep-kinh-doanh-that-bai/
 
×
Quay lại
Top